Vai trò, chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 41 - 42)

7. Cấu trúc luận văn

1.4.1. Vai trò, chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề

sinh viên sƣ phạm

1.4.1. Vai trò, chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cho sinh viên

1.4.1.1. Vai trò của quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Giúp các CBQL, giảng viên, sinh viên, các lực lượng giáo dục khác hướng tới sự phát triển toàn diện nhân cách của người học, làm cho quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp vận hành đồng bộ, hiệu quả để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời tác động đến người học để hình thành cho họ ý thức, tình cảm, niềm tin đạo đức, tạo lập những thói quen và hành vi đạo đức nghề nghiệp cụ thể.

1.4.1.2. Chức năng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Chức năng quản lý là nội dung, phương thức hoạt động cơ bản mà nhờ nó chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý thông qua quá trình quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý.

Các công trình nghiên cứu về khoa học quản lý tuy chưa thật đồng nhất, về cơ bản các nhà khoa học đều khẳng định 4 chức năng quản lý cơ bản đó là: chức năng lập kế hoạch, chức năng tổ chức, chức năng chỉ đạo điều hành và chức năng kiểm tra đánh giá.

- Chức năng lập kế hoạch: Đây là giai đoạn quan trọng nhất của quá trình quản lý. Từ trạng thái xuất phát của hệ thống, căn cứ vào mọi tiềm năng đã có và sẽ có, dự báo trạng thái kết thúc của hệ thống, vạch rõ mục tiêu, nội dung hoạt

động và các biện pháp lớn nhỏ nhằm đưa hệ thống đến trạng thái mong muốn vào cuối kỳ học, năm học.

- Chức năng tổ chức: Là giai đoạn tổ chức thực hiện kế hoạch đã được xây dựng. Tổ chức là sắp đặt một cách khoa học những yếu tố, bộ phận nhằm đạt được mục tiêu kế hoạch. Nếu người quản lý biết cách tổ chức có hiệu quả, có khoa học thì phát huy được sức mạnh của tập thể.

- Chức năng chỉ đạo: Là huy động lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch, là phương thức tác động của chủ thể quản lý, điều hành mọi việc nhằm đảm bảo cho vận hành thuận lợi. Chỉ đạo là biến mục tiêu quản lý thành kết quả, biến kế hoạch thành hiện thực.

- Chức năng kiểm tra, đánh giá: Đây là giai đoạn cuối cùng của chu kỳ quản lý, giai đoạn này làm nhiệm vụ là đánh giá, kiểm tra, tư vấn, uốn nắn, sửa chữa... để thúc đẩy hệ thống đạt được những mục tiêu, dự kiến ban đầu và việc bổ sung, điều chỉnh và chuẩn bị cho việc lập kế hoạch tiếp theo.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)