7. Cấu trúc luận văn
3.2.4. Nâng cao ý thức tự tu dưỡng và tự rèn luyện của sinh viên
3.2.4.1. Mục tiêu
Quá trình GDĐĐ nghề nghiệp phải biến nhu cầu giáo dục các giá trị đạo đức từ bên ngoài thành nhu cầu bên trong của sinh viên. Biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục. Từ chỗ sinh viên phải nỗ lực thực hiện ý thức tự giác chấp hành các quy định về ĐĐNN, dần biến tri thức đạo đức thành niềm tin đạo đức.
3.2.4.2. Nội dung biện pháp
Thông qua nhiều con đường giáo dục khác nhau, khơi gợi lòng tự trọng, ý thức về quyền và nghĩa vụ của các em đối với cộng đồng và xã hội. Chúng ta phải coi các em là chủ thể của quá trình giáo dục. Giáo dục cho các em ý thức tự lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hành vi ứng xử của mình. GV phải giúp SV nắm vững mục đích, phương pháp và tổ chức việc tự tu dưỡng của các em, trong đó phải hướng dẫn các em lập kế hoạch tự tu dưỡng, nêu rõ những phẩm chất nào cần rèn luyện, củng cố hay khắc phục.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
Thông qua hoạt động dạy học, các hoạt động tập thể, giảng viên cần nắm bắt được đặc điểm tâm lý của sinh viên, qua đó phát huy ý thức tự tu dưỡng, học tập rèn luyện của sinh viên. Cụ thể:
Một là phải giúp sinh viên tự đánh giá đúng về mình, tránh tự mãn, tự cao tự đại hoặc tự ti đều có hại cho công tác tự tu dưỡng.
Hai là sinh viên phải có một viễn cảnh tốt đẹp về tương lai của mình vì một người chỉ tích cực tự tu dưỡng khi biết mình phải đi tới đâu, trở thành con người như thế nào. Vì vậy chúng ta cần giáo dục cho sinh viên sống lạc quan, có niềm tin vào tương lai.
Ba là sinh viên phải có ý chí và nghị lực mạnh để kiên trì thực hiện mục tiêu của mình, nhất là những sinh viên ở xa gia đình phải ở nội trú, ngoại trú cần có tính tự giác, tự chủ trong sinh hoạt, học tập và vui chơi, phải biết hoà mình vào tập thể, cùng giúp đỡ lẫn nhau để giảm bớt khó khăn.
Bốn là sự tự tu dưỡng của sinh viên phải được tập thể giúp đỡ, đồng tình ủng hộ, được giảng viên giúp đỡ, kiểm tra và uốn nắn thường xuyên.
Năm là sinh viên phải có động cơ tu dưỡng đạo đức tốt đẹp, trong sáng, có ý nghĩa xã hội cao cả.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
- Thành lập hội đồng chủ nhiệm.
- Phòng Công tác - HSSV cử cán bộ theo dõi, quản lý sinh viên nội trú, ngoại trú.
- Phối hợp với các ban ngành, tranh thủ sự ủng hộ của cấp trên để tăng cường cơ sở vật chất cho khu nội trú như: phòng ở, khu ăn uống, khu vệ sinh, mở rộng khu vui chơi giải trí.
- Xây dựng nội quy ký túc xá, thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nội quy .
- Kết hợp với chính quyền và công an phường làm tốt công tác an ninh trật tự để giúp cho sinh viên yên tâm học tập và rèn luyện; xây dựng quy chế phối hợp giữa Nhà trường với địa phương trong việc nắm bắt tình hình, quản lý sinh viên ngoại trú.