7. Cấu trúc luận văn
3.2.5. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa Nhà trường với các lực lượng giáo
nhằm giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
3.2.5.1. Mục tiêu
Xây dựng cơ chế phối hợp với các lực lượng giáo dục khác phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương và Nhà trường nhằm GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên; xác định vai trò, nhiệm vụ, chức năng của Gia đình - Nhà trường - Xã hội và tăng cường phát huy mặt tích cực của sự tác động qua lại giữa các lực lượng tham gia quá trình GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên, tạo nên môi trường giáo dục lành mạnh, phát huy tiềm năng và sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong công tác GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên, nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra.
3.2.5.2. Nội dung biện pháp
a. Sự phối hợp của Nhà trường và Gia đình
Việc phối hợp giữa Nhà trường và Gia đình là một đòi hỏi tất yếu và là trách nhiệm của cả hai phía, nhưng trong thực tế của quá trình phối hợp cho thấy Nhà trường phải đóng vai trò chủ đạo, hạt nhân và cầu nối quan trọng của sự phối hợp này là giáo viên chủ nhiệm.
b. Nhà trường phối hợp với Xã hội
Để công tác GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên đạt hiệu quả, người Hiệu trưởng không thể không chú ý tới những tác động của xã hội đến sự phát triển nhân cách của các em. Đó là phải chú ý tới việc giải quyết hợp lý các mối quan hệ với các lực lượng xã hội như quan hệ với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, xã hội ở địa phương, cộng đồng dân cư, từ đó tăng cường phối hợp, tranh thủ lợi thế của các tổ chức, lực lượng xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên.
Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội phải có trách nhiệm xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục trong Nhà trường và thường xuyên chăm lo đến công tác GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên trong đời sống cộng đồng.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện
* Sự phối hợp giữa Nhà trường và gia đình được thực hiện bởi một số con đường chủ yếu đó là:
- Mời cha mẹ HSSV đến trường khi HSSV vi phạm kỷ luật học tập, vi phạm đạo đức nghiêm trọng hoặc tái phạm nhiều lần.
- Trao đổi qua điện thoại, thư tín với cha mẹ HSSV
- Phối hợp và trao đổi thông tin giữa Nhà trường với gia đình qua điện thoại, cán bộ lớp.
- Xây dựng kênh thông tin thường xuyên giữa gia đình và Nhà trường từ nhiều phía, bằng nhiều con đường.
* Với xã hội:
Phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể tại địa phương tăng cường quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục ý thức chấp hành chính sách, pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục, hương ước tốt đẹp của làng xã.
Cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội cùng với Nhà trường kịp thời có biện pháp phối hợp và giải quyết những vấn đề bức xúc, phức tạp của tình hình đạo đức của HSSV trên địa bàn.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
- Hiệu trưởng phải nắm vững đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng xã hội, để xây dựng cơ chế phối hợp phù hợp và khai thác tiềm năng của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong công tác GDĐĐNN cho HSSV
- Nắm vững tình hình đời sống vật chất, tinh thần, thói quen sinh hoạt, phương pháp giáo dục con cái, tâm tư nguyện vọng của nhân dân địa phương, để thống nhất phối hợp với PHHS và gia đình trong GDĐĐ cho HSSV
- Gia đình và các lực lượng, tổ chức xã hội ý thức được vai trò, trách nhiệm của mình trong GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên và nhiệt tình tham gia, phối hợp, cộng tác với Nhà trường để làm tốt công tác này.
- Cơ chế phối hợp phải được xây dựng khoa học, chặt chẽ, hợp lý, linh hoạt phù hợp với đặc điểm, chức năng của từng tổ chức cá nhân, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức cồng kềnh, tốn kém.
- Xây dựng được mạng lưới cộng tác viên sư phạm bao gồm các nhà hoạt động chính trị xã hội, các đoàn thể xã hội, các cơ quan chức năng, tổ chức xã hội để thường xuyên tuyên truyền, vận động, nắm bắt thông tin, tình hình giáo dục HSSV trong gia đình, ở địa phương, nơi các tổ chức đoàn thể để kịp thời nắm bắt, xử lý thông tin, bổ sung, điều chỉnh hình thức biện pháp GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên.
3.2.6. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
3.2.6.1. Mục tiêu
Giúp Hiệu trưởng biết được các tổ chức, cá nhân thực hiện các nhiệm vụ như thế nào; thấy được các quyết định quản lý của mình có kịp thời, phù hợp không. Trên cơ sở đó điều chỉnh các hoạt động, giúp đỡ, thúc đẩy các tập thể, cá nhân thực hiện đạt các mục tiêu GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên của Nhà trường và có căn cứ để tái xây dựng kế hoạch GDĐĐ nghề nghiệp trong năm học tiếp theo khoa học, phù hợp hơn.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Hiệu trưởng lên kế hoạch chỉ đạo, triển khai và trực tiếp kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên của các bộ phận, đoàn thể, cá nhân trong Trường và sự phối hợp với các lực lượng xã hội khác trong công tác GDĐĐ nghề nghiệp.
Kiểm tra, đánh giá thường xuyên tất cả các nội dung của hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên từ tất cả các khâu, các công đoạn bằng nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá linh hoạt, phù hợp với đối tượng và nội dung cụ thể.
Từ kết quả kiểm tra, đánh giá, kịp thời kiểm định lại độ chính xác, hiệu quả của các biện pháp và các kết quả quản lý; có giải pháp điều chỉnh, khắc phục tồn tại, sai sót, phát huy thế mạnh.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện
Bám sát kế hoạch, nhiệm vụ, mục tiêu của Bộ GD-ĐT, kế hoạch của Nhà trường, ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng phải lên kế hoạch cho công tác kiểm tra, đánh giá và đặc biệt coi trọng kiểm tra, đánh giá hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổng thể.
Hiệu trưởng cùng với các bộ phận, cá nhân có chức năng và khả năng, có kinh nghiệm về công tác kiểm tra, đánh giá, xây dựng được các tiêu chuẩn, quy định, nguyên tắc cụ thể về các mặt hoạt động của công tác GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của Nhà trường như: Nội quy, quy định đối với GVCN, các quy định cụ thể khác; tiêu chuẩn lớp tiên tiến, lớp tự quản tốt, GVCN giỏi…
Hiệu trưởng có kế hoạch lựa chọn, bố trí nhân lực làm công tác kiểm tra (Ban thanh tra nhân dân và các thành viên nhóm kiểm tra theo từng công việc hoạt động cụ thể); sắp xếp thời gian, điều kiện phục vụ cho công tác kiểm tra, đánh giá và đảm bảo quyền lợi, chế độ cho các bộ phận, cá nhân thực hiện công tác này.
Phân công công việc cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, khả năng của các bộ phận, cá nhân làm công tác kiểm tra, đánh giá; tập huấn, thống nhất nội dung, quy trình, cách thức kiểm tra, đánh giá.
Sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá, Hiệu trưởng chỉ đạo và cùng với lực lượng kiểm tra, đánh giá của Nhà trường giới thiệu, biểu dương những điển hình trong công tác GDĐĐ nghề nghiệp, đồng thời khiển trách, nhắc nhở, xử lý vi phạm công bằng, khách quan và theo dõi sự duy trì thành tích của các điển hình tích cực, sự chuyển biến, khắc phục nhược điểm của các tập thể cá nhân, đồng thời giải thích, giải quyết thoả đáng những thắc mắc, đề nghị của các đối tượng kiểm tra.
Hoạt động kiểm tra phải được duy trì thực hiện thường xuyên, đặc biệt là không được coi nhẹ hoặc kiểm tra, đánh giá qua loa đại khái đối với hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp trong giai đoạn tình hình đạo đức HSSV đang có những diễn biến phức tạp, có nhiều biểu hiện xuống cấp như hiện nay. Hình thức kiểm tra phải linh hoạt, tránh đơn điệu, công thức, chiếu lệ, phải lấy chất lượng thật làm cái đích kiểm tra, đánh giá, nếu không sẽ làm ảnh hưởng xấu đến cả hệ thống. Có thể kiểm tra, lường trước những thuận lợi, khó khăn và những vấn đề phát sinh trong công tác GDĐĐ nghề nghiệp; kiểm tra trực tiếp kết hợp với kiểm tra gián tiếp; kiểm tra đánh giá định kỳ hàng tuần, hàng tháng; kiểm tra, đánh giá bất thường, đột xuất; kiểm tra, đánh giá qua tập thể, qua cá nhân và qua dư luận.
Phải làm cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và HSSV trong Trường ý thức được rằng: Kiểm tra, đánh giá là việc làm bình thường để giúp tập thể, cá nhân thấy được những việc đã làm được, những việc chưa làm được, từ đó họ có giải pháp điều chỉnh, khắc phục để hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu; tránh tình trạng đối phó, gian dối khi có kiểm tra, đánh giá và chạy theo bệnh thành tích.
Hiệu trưởng phải thường xuyên thực hiện các biện pháp kiểm tra hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp của Đoàn TN, GVCN, GVBM và của SV với những nội dung như: kiểm tra công tác GDĐĐ nghề nghiệp của GVCN, của Đoàn TN; kiểm tra hoạt động tự quản của HSSV; kiểm tra các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; kiểm tra việc GDĐĐ nghề nghiệp của các GVBM; kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ nghề nghiệp theo tuần, tháng; kiểm tra công tác xử lý SV vi phạm…
Hình thức để kiểm tra, đánh giá các nội dung trên là sự lựa chọn và phối hợp linh hoạt các hình thức như: Đọc báo cáo, nghe báo cáo, kiểm tra hồ sơ, kế hoạch, dự giờ sinh hoạt lớp, dự giờ giảng dạy, kiểm tra trực tiếp nề nếp SV; kiểm tra kỹ năng, nghiệp vụ GDĐĐ nghề nghiệp; trực tiếp phỏng vấn đối tượng kiểm tra; kiểm tra, đánh giá qua đội ngũ cán sự lớp, cán bộ chi đoàn, qua ý kiến đánh giá của các bộ phận, tổ chức, cá nhân trong và ngoài Nhà trường từ nhiều kênh thông tin khác nhau.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
- Phải có kế hoạch rõ ràng, làm căn cứ cung cấp những chỉ tiêu xác đáng cho việc kiểm tra, đánh giá.
- Xác định chính xác chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân trong việc thực hiện kế hoạch GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên để kiểm tra, đánh giá đúng người, đúng việc.
- Phải thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên, toàn diện, kết hợp nhiều hình thức kiểm tra, đánh giá khác nhau.
- Phải có thước đo phù hợp dựa vào các tiêu chuẩn của các yếu tố định tính và định lượng trong công tác GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên.