7. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức
nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Quảng Ninh
Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên của trường CĐSP Quảng Ninh, chúng tôi sử dụng câu hỏi: “Đồng chí cho biết các nội dung tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế
hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên nào của Nhà trường đã được làm tốt trong thời gian vừa qua ?”
Bảng 2.12: Đánh giá các nội dung tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
TT Nội dung khảo sát
Mức độ thực hiện
Tốt Chƣa tốt
SL % SL %
1
Chỉ đạo xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cả năm trong toàn trường
65 65,0 35 35,0
2
Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao trình độ nhận thức cho các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
67 67,0 33 33,0
3
Chỉ đạo các bộ phận phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên
63 63,0 37 37,0
4 Chỉ đạo GDĐĐ NN thông qua các
bài giảng trên lớp 73 73,0 27 27,0
5
Chỉ đạo GDĐĐ NN thông qua hoạt động của Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh viên
86 86,0 14 14,0
6 Chỉ đạo GDĐĐ NN thông qua sinh
hoạt lớp 89 89,0 11,0 11,0
7 Chỉ đạo GDĐĐ NN thông qua nội
dung giáo dục ngoài giờ lên lớp 79 79 21,0 21,0 8 Chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại SV 75 75 25,0 25,0 9 Chỉ đạo việc đầu tư kinh phí cho
Đánh giá về thực trạng về tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Nhà trường đã tổ chức chỉ đạo tốt các nội dung như: chỉ đạo GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên thông qua sinh hoạt lớp; thông qua hoạt động của Đoàn TNCS HCM, Hội Sinh viên; thông qua nội dung giáo dục ngoài giờ lên lớp…
Tuy nhiên, việc chỉ đạo các bộ phận phối hợp thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên còn rất hạn chế về tổ chức chỉ đạo mối quan hệ công việc của các cá nhân, bộ phận thiếu sự đồng bộ; chức trách, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận chưa rõ ràng.
Triển khai kế hoạch công tác GDĐĐ NN chưa thực sự sáng tạo, còn dập khuôn, cứng nhắc. Phân công, bố trí, sắp xếp nhân lực nhằm phục vụ công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đã được Nhà trường quan tâm, như lựa chọn giảng viên tâm huyết, có kinh nghiệm, có uy tín làm giáo viên chủ nhiệm. Trên thực tế, công tác này gặp nhiều khó khăn về nhân lực.
Việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia hoạt động GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên đã được Nhà trường quan tâm như tự bồi dưỡng giảng viên chủ nhiệm thông qua sinh hoạt hội đồng chủ nhiệm hàng tháng, thông qua các chuyên đề hội thảo về công tác chủ nhiệm của giảng viên chủ nhiệm. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức khá bài bản và có hiệu quả nhất định, tuy nhiên nội dung còn nghèo, hình thức chưa phong phú, nặng về lý luận, thuyết trình.