7. Cấu trúc luận văn
2.2.1. Thực trạng về nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên
CĐSP Quảng Ninh về GDĐĐNN
2.2.1.1. Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay
Nhận thức có vai trò định hướng cho hành động. Từ nhận thức đúng sẽ là cơ sở cho hành vi đúng. Khi sinh viên sư phạm có nhận thức đúng đắn về các phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người thầy giáo, khi đó họ sẽ cố gắng phấn đấu tu dưỡng đạo đức ngay từ khi ngồi trên ghế Nhà trường. Ở đó sẽ là môi trường tốt nhất giúp sinh viên rèn luyện chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này.
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 30 CBQL và 70 giảng viên, kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL, giảng viên về các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của ngƣời giáo viên trong giai đoạn hiện nay
STT Các yêu cầu về ĐĐNN CBQL (30) Giảng viên (70) Tổng số Cần thiết Bình thường Không cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Có trình độ văn hoá cao 20 66,7 10 33,3 0 0 45 64,3 25 35,7 0 0 65 65,0 35 35,0 0 0 2 Có kiến thức chuyên môn,
nghiệp vụ giỏi 27 90,0 3 10,0 0 0 64 91,4 6 8,6 0 0 91 91,0 9 9,0 0 0 3 Có lí tưởng nghề nghiệp 22 73,3 8 26,7 0 0 55 78,6 15 21,4 0 0 77 77,0 33 33,3 0 0 4 Lòng yêu nghề, mến trẻ 28 93,3 2 6,7 0 0 67 95,7 3 4,3 0 0 95 95,0 5 5,0 0 0 5 Tôn trọng nhân cách học sinh 24 80,0 5 16,7 1 3,3 52 74,2 18 25,8 0 0 76 76,0 23 23,0 1 1,0 6 Có niềm tin sư phạm. 19 63,3 11 26,7 0 0 37 52,9 33 47,1 0 0 56 56,0 44 44,0 0 0 7 Có hiểu biết rộng và sâu 14 46,7 14 46,6 2 6,7 37 52,9 28 4 5 7,1 51 51,0 42 42,0 7 7,0 8 Có tinh thần ham học hỏi 11 36,7 16 53,3 3 10 44 62,9 18 25,7 8 11,4 55 55,0 34 34,0 11 11,0 9 Có năng lực giảng dạy 26 86,7 4 13,3 0 0 49 70,0 21 30 0 0 75 75,0 25 25,0 0 0 10 Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng 23 76,7 7 23,3 0 0 43 61,4 27 38,6 0 0 66 66,0 34 34,0 0 0 11 Tận tuỵ với công việc 16 53,3 14 46,7 0 0 43 61,4 27 38,6 0 0 59 59,0 41 41,0 0 0 12 Trách nhiệm cao với công việc 21 70,0 7 23.3 2 6,7 40 57,1 24 34,3 6 8,6 61 61,0 31 31,0 8 8,0 13 Cởi mở dễ hoà nhập với mọi
người 18 60,0 8 26,7 4 0 39 55,7 31 44,3 0 0 57 57,0 43 43,0 0 0 14 Trung thực giản dị 17 56,7 10 33,3 3 10 40 57,1 25 35,7 5 7,1 57 57,0 45 45,0 8 8,0
Kết quả điều tra cho thấy những tiêu chí, phẩm chất đưa ra khảo sát ở cả CBQL và giảng viên đều có đánh giá tương đối thống nhất. Nếu lấy tiêu chuẩn 60% trở lên, thì những tiêu chuẩn, phẩm chất được CBQL và giảng viên đánh giá là cần thiết đối với giáo viên đó là:
- Lòng yêu nghề, mến trẻ: 95% - Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi: 91% - Có lí tưởng nghề nghiệp: 77% - Tôn trọng nhân cách học sinh: 76% - Có năng lực giảng dạy: 75% - Ý thức tự học, tự bồi dưỡng: 66% - Trình độ văn hoá cao: 65% - Trách nhiệm cao với công việc: 61 %
Kết quả khảo sát trên đây cho thấy CBQL, giảng viên đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức cần thiết đối với nghề dạy học. Trong đó lòng yêu nghề, mến trẻ đạt tỉ lệ cao nhất: 95%, sau đó là kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ giỏi đạt 91%. Họ cho rằng đây chính là hai yếu tố cơ bản đảm bảo cho hoạt động của người thầy giáo thành công. Đó cũng chính là những yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với mỗi thầy cô giáo trong xã hội hiện nay.
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên về những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi tiếp tục tiến hành điều tra trên 185 sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai hệ đào tạo giáo viên THCS thuộc 2 khoa Tự nhiên và Xã hội với các nội dung như trên. Sau khi phân tích và xử lí số liệu điều tra, kết quả được thể hiện qua bảng 2.5
Bảng 2.5: Nhận thức của sinh viên về các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của ngƣời giáo viên trong giai đoạn hiện nay
STT Các yêu cầu về ĐĐNN
Sinh viên năm thứ nhất (87) Sinh viên năm thứ 2 (98) Tổng số (185)
Cần thiết Bình thường Không cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Có trình độ văn hoá cao 52 59,8 33 37,9 2 2,3 63 64,3 34 34,7 1 1,0 115 62,3 77 41,6 2 1,1 2 Có kiến thức chuyên môn, nghiệp
vụ giỏi 79 90,8 6 6,9 2 2,3 89 90,8 9 9,2 0 0 168 90,8 15 8,1 2 1,1 3 Có lí tưởng nghề nghiệp 58 66,7 25 28,7 4 4,6 77 78,6 19 19,4 2 2,0 135 73,0 44 23,8 6 3,2 4 Lòng yêu nghề, mến trẻ. 80 92 5 5,7 2 2,3 93 94,9 5 5.1 0 0 173 93,5 20 10,8 5 2,7 5 Tôn trọng nhân cách học sinh 63 72,4 24 27,6 0 0 73 74,5 25 25,5 0 0 136 73,5 49 26,5 0 0 6 Có niềm tin sư phạm. 51 58,6 34 39,1 2 2,3 51 52,0 47 48,0 0 0 102 55,1 81 43,8 2 1,1 7 Có hiểu biết rộng và sâu 41 47,1 40 46,0 6 6,9 51 52,0 45 46,0 2 2,0 92 49,8 85 45,9 8 4,3 8 Có tinh thần ham học hỏi 31 35,6 50 57,5 6 6,9 62 63,3 34 34,7 2 2,0 93 50,3 84 45,4 8 4,3 9 Có năng lực giảng dạy 73 83,9 13 15,0 1 1,1 69 70,4 29 29,6 0 0 142 76,8 42 22,7 1 0,5 10 Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng 59 67,8 25 28,7 3 3,5 60 61,2 37 37,8 1 1,0 119 64,3 62 33,5 4 2,2 11 Tận tuỵ với công việc 45 51,7 40 46,0 2 2,3 60 61,2 38 38,8 0 0 105 56,7 78 42,1 2 2,2 12 Trách nhiệm cao với công việc 54 62,1 31 35,6 2 2,3 58 59,2 38 38,8 2 2,0 112 60,5 69 37,3 4 2,2 13 Cởi mở dễ hoà nhập với mọi người 50 57,5 30 34,5 7 8,0 53 54,1 42 42,8 3 3,1 103 55,7 72 38,9 10 5,4 14 Trung thực giản dị 48 55,2 37 42,5 2 2,3 55 56,1 40 40,8 3 3,1 103 55,7 77 41,6 5 2,7
Qua kết quả điều tra, chúng tôi thấy những tiêu chí, phẩm chất đưa ra khảo sát ở cả hai khối được sinh viên đánh giá theo tỉ lệ khác nhau. Nếu lấy tiêu chuẩn từ 60% trở lên thì những tiêu chuẩn, phẩm chất sau đây được các em đánh giá cao và cho rằng cần thiết đối với người giáo viên:
- Lòng yêu nghề, mến trẻ: 93,5% - Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi: 90,8% - Năng lực giảng dạy: 76,8% - Tôn trọng nhân cách học sinh: 73,5% - Lí tưởng nghề nghiệp: 73 % - Ý thức tự học, tự bồi dưỡng: 64,3% - Trình độ văn hoá cao: 62,3% - Trách nhiệm cao với công việc: 60,5 %
Khi so sánh năm thứ nhất với năm thứ hai chúng tôi nhận thấy có sự chênh lệch về tỉ lệ tiêu chuẩn, phẩm chất, tuy nhiên sự khác nhau đó không đáng kể.
Sinh viên năm thứ nhất và năm thứ hai đều cho rằng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ giỏi là cần thiết đối với hoạt động giáo dục của người thầy giáo (chiếm 90,8%).
Sau đó là năng lực giảng dạy của người giáo viên: Sinh viên năm thứ nhất đạt 83,9%; Sinh viên năm thứ hai đạt 70,4%.
Với các tiêu chuẩn sinh viên hai khối đã lựa chọn trên đây cho thấy sinh viên đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức cần thiết đối với nghề dạy học. Trong đó lòng yêu nghề, mến trẻ đạt tỉ lệ cao nhất: 93,5%, sau đó là kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ giỏi đạt 90,8%. Điều này chứng tỏ sinh viên rất coi trọng phẩm chất đạo đức và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi của người thầy giáo. Họ cho rằng đây chính là hai yếu tố cơ bản đảm bảo cho hoạt động của người thầy giáo thành công.
Bên cạnh đó những phẩm chất như: năng lực giảng dạy, trình độ văn hóa cao, tôn trọng nhân cách học sinh, có trách nhiệm với công việc… được sinh viên lựa chọn là cần thiết, vì đây là những tiêu chuẩn, phẩm chất mang tính đặc
trưng nghề nghiệp. Nó còn thể hiện tinh thần ham học hỏi, ý thức trau dồi đạo đức, nhân cách của nhà giáo.
Từ kết quả trên có thể thấy một số phẩm chất không được sinh viên đánh giá cao (dưới mức 60%). Điều này cho thấy trường CĐSP Quảng Ninh cần có sự quan tâm một cách toàn diện hơn nữa, vì đó là bộ mặt đạo đức của sinh viên, biểu hiện ở sự tự tu dưỡng, tự giáo dục, và là con đường tốt nhất để giáo dục và hình thành nhân cách cho các nhà sư phạm tương lai.
2.2.1.2. Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV sư phạm
Bảng 2.6: Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV CĐSP
TT Mức độ
CBQL, GV Sinh viên Kết quả chung
TS % Xếp thứ TS % Xếp thứ TS % Xếp thứ 1 Rất quan trọng 89 89,0 1 156 84,3 1 245 86,0 1 2 Quan trọng 11 11,0 2 26 14,1 2 37 13,0 2 3 Bình thường 0 0 3 3 1,6 3 3 1,0 3 4 Không quan trọng 0 0 3 0 0 4 0 0 4 0 20 40 60 80 100
Rất quan trọng Quan trọng Bình thường
CBQL,GV Sinh viên
Biểu đồ 2.1. Mức độ nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV CĐSP
Kết quả trên cho thấy Nhà trường cho rằng việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là rất quan trọng (chiếm 86%). Trong đó nhận thức của CBQL và GV về mức độ rất quan trọng chiếm tỉ lệ cao hơn so với nhận thức của sinh viên về vấn đề này. Không có ý kiến nào cho rằng công tác này là không quan trọng.
Có 13% ý kiến đánh giá cho rằng công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ở mức độ quan trọng và mức độ bình thường (1%). Đây là một tín hiệu đáng mừng vì đội ngũ CBQL, giảng viên của Nhà trường đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thực hiện được mục tiêu giáo dục đào tạo, góp phần nâng cao phẩm chất, năng lực cho người giáo viên tương lai.
Qua việc trao đổi trò chuyện với cán bộ, giảng viên, cùng với sự quan sát hoạt động thực tế của Nhà trường, chúng tôi nhận thấy các lực lượng giáo dục, các tổ chức đoàn thể đều rất quan tâm tới giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Nhà trường đã đưa ra những tiêu chí xếp loại rèn luyện đạo đức để từ đó có những hình thức khen thưởng, kỉ luật đối với từng sinh viên ở từng đơn vị lớp học.