Yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 48 - 112)

7. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Yếu tố chủ quan

* Nhận thức và năng lực giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên của đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên, cán bộ nhân viên Nhà trường:

Cán bộ quản lý, giảng viên, và các lực lượng giáo dục với vai trò chủ đạo của nhà giáo dục - người định hướng, tổ chức, điều khiển quá trình giáo dục của người học. Vì vậy ý thức trách nhiệm với công tác tổ chức hoạt động giáo dục cho sinh viên và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên, có ý nghĩa

rất quan trọng quy định hiệu quả hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ở Nhà trường.

Cán bộ quản lý các phòng chức năng và các khoa, giảng viên, cán bộ nhân viên Nhà trường là đội ngũ giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên. Do vậy, nhận thức và năng lực của đội ngũ này như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong Nhà trường.

* Đặc điểm và nhu cầu giáo dục đạo đức nghề nghiệp của sinh viên Nhà trường:

Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên cần phải phù hợp với đặc điểm và nhu cầu giáo dục của sinh viên, có như vậy mới thành công, mới thu hút được sự tham gia của các em, mới cảm hóa được các em.

Tóm lại, vấn đề đạo đức và GDĐĐ nghề nghiệp cho SV, đặc biệt là SV Sư phạm hiện nay đang được dư luận xã hội hết sức quan tâm trước những yêu cầu ngày càng cao của xã hội về phẩm chất nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chƣơng 1

Đạo đức là hệ thống những chuẩn mực, những quy tắc xã hội nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với xã hội. Cấu trúc nhân cách gồm hai yếu tố là “tài” và “đức”; trong đó, “đức” là gốc- nền tảng cho sự phát triển nhân cách con người. Do đó, GDĐĐ cho thế hệ trẻ nói chung và giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường sư phạm nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách toàn diện. GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm là quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi toàn xã hội phải quan tâm. Trong đó, Nhà trường sư phạm giữ vai trò chủ đạo.

Để GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm đạt hiệu quả cao, nhà quản lý giáo dục trước hết phải nhận thức sâu sắc rằng trong các mặt giáo dục thì GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên giữ vị trí hết sức quan trọng. Từ đó Hiệu trưởng quản lý công tác này một cách toàn diện, khoa học. Cụ thể, hiệu trưởng quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện GDĐĐ nghề nghiệp. Ngoài ra, hiệu trưởng phải nắm được những yếu tố tác động đến công tác GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên, công tác này phải được hiệu trưởng kế hoạch hóa, đưa vào nề nếp, thực hiện một cách thường xuyên, bằng nhiều con đường, nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi và điều kiện thực tiễn của xã hội. Các biện pháp GDĐĐ nghề nghiệp cho sinh viên muốn khả thi phải dựa trên hai yếu tố là cơ sở lý luận và thực tiễn. Do đó, ngoài việc xác lập cơ sở lý luận, Hiệu trưởng tất yếu phải điều tra, khảo sát, phân tích thực trạng của công tác này trong Nhà trường.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN TRƢỜNG CAO ĐẲNG SƢ PHẠM QUẢNG NINH 2.1. Vài nét khái quát về trƣờng Cao đẳng Sƣ phạm Quảng Ninh

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh là một Trường đào tạo đa hệ, đa ngành. Cơ sở đầu tiên của trường được thành lập từ năm 1959. Năm 1980 được nâng cấp lên Cao đẳng sư phạm. Từ năm 1990 đến năm 1993 sáp nhập các trường sư phạm và bồi dưỡng cán bộ của tỉnh Quảng Ninh vào Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh thành Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh đào tạo đa hệ, đa ngành như hiện nay. Từ năm 1973 đến nay, Trường đặt trụ sở tại phường Nam Khê, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

2.1.1. Cơ cấu tổ chức

- Nhà trường có 20 đơn vị gồm 07 phòng (Tổ chức - Cán bộ, Đào tạo - Khoa học, Công tác HSSV, Kế hoạch - Tài vụ, Thanh tra và Đảm bảo chất lượng, Hành chính - Tổng hợp, Quản trị - Đời sống); 06 khoa (Tự nhiên, Xã hội, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học, Ngoại ngữ, Bồi dưỡng nhà giáo và CBQLGD); 05 bộ môn (Tâm lý Giáo dục - Công tác đội, Khoa học Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, Thể dục - Quân sự, Nhạc - Họa, Tin học); 01 trường Thực hành sư phạm; 01 trạm y tế.

- Đảng bộ: gồm 10 chi bộ trực thuộc Đảng bộ Nhà trường.

- Công đoàn: gồm 20 tổ công đoàn trực thuộc Công đoàn trường.

- Bên cạnh đó còn có Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh, Chi hội văn học nghệ thuật, Hội chữ thập đỏ trực thuộc quản lý của Đảng ủy và Ban giám hiệu.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ

- Trường CĐSP Quảng Ninh là một đơn vị hành chính sự nghiệp trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phục vụ cho ngành giáo dục tỉnh Quảng Ninh. Chức năng chính của Nhà trường là:

+ Đào tạo giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp;

+ Đào tạo một số ngành ngoài sư phạm phục vụ sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh;

+ Bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh;

+ Liên kết đào tạo trình độ đại học một số chuyên ngành SP và ngoài SP; + Nghiên cứu khoa học và công nghệ.

- Cùng với các hoạt động đào tạo, hoạt động nghiên cứu khoa học của Nhà trường đã đi vào quy củ nề nếp. Hàng năm trường thực hiện từ 3 đến 5 đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, từ 30- 35 đề tài nghiên cứu cấp trường và hàng chục đề tài nghiên cứu cấp khoa.

2.1.3. Về đội ngũ

Tổng số cán bộ viên chức, lao động của Nhà trường là 191 người (nữ 126), trong đó: Tiến sĩ 03, Thạc sĩ: 76, Cử nhân và trình độ khác: 112. Cán bộ trực tiếp giảng dạy 113; có 6 NCS và 6 đang đi học thạc sỹ; Có 02 cán bộ đang theo học lớp lí luận chính trị cao cấp.

2.1.4. Về cơ sở vật chất

Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh có cơ sở tại phường Nam Khê, Thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tổng diện tích đất khoảng 8 ha. Cơ sở vật chất của trường đủ phục vụ cho dạy học và làm việc hiện tại, với hơn 60 phòng học, 1 giảng đường lớn, nhà thiết bị, thư viện, phòng học Tin học và Ngoại ngữ. Hệ thống văn phòng làm việc đã được trang bị các máy tính nối mạng internet, có đủ các phương tiện làm việc thiết yếu. Nhìn chung, bộ mặt Nhà trường nay đã tương đối khang trang tuy nhiên vẫn chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Hiện trường vẫn đang tiếp tục xây dựng tiếp các hạng mục để từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất.

- Quan hệ hợp tác: Hiện nay trường tham gia đào tạo tiếng Việt cho học sinh Lào, quan hệ hợp tác đào tạo với trường Cao đẳng Sư phạm Quế Lâm (Trung Quốc) và đang xúc tiến quan hệ hợp tác đào tạo với Đại học Quốc tế (Hàn Quốc).

2.1.5. Quy mô và kết quả đào tạo của Nhà trường trong những năm gần dây

Trường CĐSP Quảng Ninh đã có sự ổn định về quy mô đào tạo và luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu hàng năm về số lượng. Nguồn nhân lực chất lượng trong đào tạo của trường CĐSP Quảng Ninh đã và đang có tác động mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế - xã hội ở Quảng Ninh. Trong điều kiện phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường và mở cửa giao lưu với quốc tế, sự cạnh tranh trong giáo dục cũng trở nên gay gắt. Vấn đề chất lượng đội ngũ cũng được quan tâm một cách thích đáng.

Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện tốt các chỉ tiêu về số lượng và mở rộng quy mô và loại hình đào tạo, trường CĐSP Quảng Ninh luôn quan tâm tới việc nâng cao chất lượng đào tạo, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tổng hợp số lƣợng học sinh, sinh viên theo học qua các năm 2010 - 2013 Năm học Tổng số 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Hệ CĐ Chính quy 1297 1202 1113 Hệ CĐ Liên thông 517 766 571 Hệ TC Chuyên nghiệp 1586 1215 1192 Cộng 3400 3183 2876 (Nguồn Phòng CTHSSV cung cấp)

Bảng 2.2: Thống kê kết quả tốt nghiệp từ năm 2011-2013

Năm Tổng số Giỏi Khá TB khá Trung bình SL % SL % SL % SL % 2011 1204 17 1,4 533 44,3 633 52,5 21 1,8 2012 1532 18 1,2 694 45,3 796 52 42 1,5 2013 842 10 1.2 292 34,6 523 62.1 17 2,1

(Nguồn: Phòng Đào tạo -KH cung cấp)

Kết quả nêu trên đã phản ánh phần nào đến việc nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường trong những năm học gần đây. Nhà trường luôn quan tâm đến vấn đề đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, mà mục tiêu là phấn đấu nâng cao tỷ lệ học sinh, sinh viên đỗ tốt nghiệp đạt loại khá, giỏi; hạ thấp tỷ lệ

học sinh không đỗ tốt nghiệp, trong đó trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ, GV vững mạnh về mọi mặt, nhất là khi Nhà trường đang trong lộ trình nâng cấp Nhà trường thành trường đào tạo bậc Đại học.

2.2. Thực trạng GDĐĐ cho sinh viên trƣờng CĐSP Quảng Ninh

Cùng với học tập là rèn luyện đạo đức, đạo đức nghề nghiệp để khi ra trường trở thành một người cán bộ có đủ đức, đủ tài để cống hiến cho xã hội ngày càng phát triển, kết quả rèn luyện đạo đức ở Nhà trường rất được chú trọng, không ngừng đổi mới và được thể hiện qua số liệu tổng hợp của phòng Công tác HSSV của Nhà trường như sau:

Bảng 2.3: Kết quả rèn luyện đạo đức

Năm TS

Xuất sắc Tốt Khá TB khá Trung bình Yếu kém SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ

10-11 3400 40 1,2 816 24 1862 54,7 383 11,3 238 7 61 1,8 11-12 3183 67 2.1 719 22.6 1744 54,8 388 12,2 204 6,4 61 1,9 12-13 2876 35 1,2 567 19,7 1420 49,4 567 19,7 224 7,8 63 2,2

(Nguồn Phòng CTHSSV cung cấp)

2.2.1. Thực trạng về nhận thức của CB QL, giảng viên và sinh viên trường CĐSP Quảng Ninh về GDĐĐNN CĐSP Quảng Ninh về GDĐĐNN

2.2.1.1. Nhận thức của CBQL, giảng viên và sinh viên về những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay

Nhận thức có vai trò định hướng cho hành động. Từ nhận thức đúng sẽ là cơ sở cho hành vi đúng. Khi sinh viên sư phạm có nhận thức đúng đắn về các phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người thầy giáo, khi đó họ sẽ cố gắng phấn đấu tu dưỡng đạo đức ngay từ khi ngồi trên ghế Nhà trường. Ở đó sẽ là môi trường tốt nhất giúp sinh viên rèn luyện chuẩn bị cho nghề nghiệp sau này.

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức về những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của người giáo viên trong giai đoạn hiện nay chúng tôi đã tiến hành điều tra trên 30 CBQL và 70 giảng viên, kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.4: Nhận thức của CBQL, giảng viên về các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của ngƣời giáo viên trong giai đoạn hiện nay

STT Các yêu cầu về ĐĐNN CBQL (30) Giảng viên (70) Tổng số Cần thiết Bình thường Không cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Có trình độ văn hoá cao 20 66,7 10 33,3 0 0 45 64,3 25 35,7 0 0 65 65,0 35 35,0 0 0 2 Có kiến thức chuyên môn,

nghiệp vụ giỏi 27 90,0 3 10,0 0 0 64 91,4 6 8,6 0 0 91 91,0 9 9,0 0 0 3 Có lí tưởng nghề nghiệp 22 73,3 8 26,7 0 0 55 78,6 15 21,4 0 0 77 77,0 33 33,3 0 0 4 Lòng yêu nghề, mến trẻ 28 93,3 2 6,7 0 0 67 95,7 3 4,3 0 0 95 95,0 5 5,0 0 0 5 Tôn trọng nhân cách học sinh 24 80,0 5 16,7 1 3,3 52 74,2 18 25,8 0 0 76 76,0 23 23,0 1 1,0 6 Có niềm tin sư phạm. 19 63,3 11 26,7 0 0 37 52,9 33 47,1 0 0 56 56,0 44 44,0 0 0 7 Có hiểu biết rộng và sâu 14 46,7 14 46,6 2 6,7 37 52,9 28 4 5 7,1 51 51,0 42 42,0 7 7,0 8 Có tinh thần ham học hỏi 11 36,7 16 53,3 3 10 44 62,9 18 25,7 8 11,4 55 55,0 34 34,0 11 11,0 9 Có năng lực giảng dạy 26 86,7 4 13,3 0 0 49 70,0 21 30 0 0 75 75,0 25 25,0 0 0 10 Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng 23 76,7 7 23,3 0 0 43 61,4 27 38,6 0 0 66 66,0 34 34,0 0 0 11 Tận tuỵ với công việc 16 53,3 14 46,7 0 0 43 61,4 27 38,6 0 0 59 59,0 41 41,0 0 0 12 Trách nhiệm cao với công việc 21 70,0 7 23.3 2 6,7 40 57,1 24 34,3 6 8,6 61 61,0 31 31,0 8 8,0 13 Cởi mở dễ hoà nhập với mọi

người 18 60,0 8 26,7 4 0 39 55,7 31 44,3 0 0 57 57,0 43 43,0 0 0 14 Trung thực giản dị 17 56,7 10 33,3 3 10 40 57,1 25 35,7 5 7,1 57 57,0 45 45,0 8 8,0

Kết quả điều tra cho thấy những tiêu chí, phẩm chất đưa ra khảo sát ở cả CBQL và giảng viên đều có đánh giá tương đối thống nhất. Nếu lấy tiêu chuẩn 60% trở lên, thì những tiêu chuẩn, phẩm chất được CBQL và giảng viên đánh giá là cần thiết đối với giáo viên đó là:

- Lòng yêu nghề, mến trẻ: 95% - Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ giỏi: 91% - Có lí tưởng nghề nghiệp: 77% - Tôn trọng nhân cách học sinh: 76% - Có năng lực giảng dạy: 75% - Ý thức tự học, tự bồi dưỡng: 66% - Trình độ văn hoá cao: 65% - Trách nhiệm cao với công việc: 61 %

Kết quả khảo sát trên đây cho thấy CBQL, giảng viên đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức cần thiết đối với nghề dạy học. Trong đó lòng yêu nghề, mến trẻ đạt tỉ lệ cao nhất: 95%, sau đó là kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ giỏi đạt 91%. Họ cho rằng đây chính là hai yếu tố cơ bản đảm bảo cho hoạt động của người thầy giáo thành công. Đó cũng chính là những yêu cầu mà xã hội đặt ra đối với mỗi thầy cô giáo trong xã hội hiện nay.

Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của sinh viên về những yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của giáo viên trong giai đoạn hiện nay, chúng tôi tiếp tục tiến hành điều tra trên 185 sinh viên năm thứ nhất, năm thứ hai hệ đào tạo giáo viên THCS thuộc 2 khoa Tự nhiên và Xã hội với các nội dung như trên. Sau khi phân tích và xử lí số liệu điều tra, kết quả được thể hiện qua bảng 2.5

Bảng 2.5: Nhận thức của sinh viên về các yêu cầu đạo đức nghề nghiệp của ngƣời giáo viên trong giai đoạn hiện nay

STT Các yêu cầu về ĐĐNN

Sinh viên năm thứ nhất (87) Sinh viên năm thứ 2 (98) Tổng số (185)

Cần thiết Bình thường Không cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ SL Tỉ lệ 1 Có trình độ văn hoá cao 52 59,8 33 37,9 2 2,3 63 64,3 34 34,7 1 1,0 115 62,3 77 41,6 2 1,1 2 Có kiến thức chuyên môn, nghiệp

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 48 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)