Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 60 - 66)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Ninh

2.2.2.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Để tìm hiểu thực trạng về nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, các cán bộ Đoàn, Hội về mục tiêu của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 100 cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn, Hội của Nhà trường với nội dung câu hỏi: “Đồng chí cho ý kiến về kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ở Nhà trường trong 3 năm học qua ?”. Kết quả thu được ở bảng 2.7 như sau:

Bảng 2.7: Đánh giá về thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trƣờng CĐSP Quảng Ninh

TT Mục tiêu giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Kết quả thực hiện

Tốt Trung bình Chƣa tốt

SL % SL % SL %

1 Cung cấp kiến thức nâng cao nhận

thức về nghề nghiệp. 95 5,0 5 5,0 0 0

2 Giáo dục thái độ, tình cảm đạo đức

nghề nghiệp 97 3,0 3 3,0 0 0

3 Rèn luyện hành vi đạo đức nghề nghiệp. 97 3,0 3 3,0 0 0

Kết quả khảo sát cho ta thấy: Phần lớn cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn, Hội của Nhà trường đều có đánh giá cao về mục tiêu của giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên là cung cấp kiến thức về các chuẩn mực đạo đức xã hội; giáo dục phát triển xúc cảm, tình cảm, niềm tin đạo đức nói chung và đạo đức nghề nghiệp nói riêng, giúp sinh viên hướng tới chân, thiện, mỹ; rèn luyện hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với các chuẩn mực đạo đức của nghề sư phạm.

Tuy nhiên việc cung cấp các kiến thức cũng như rèn luyện thói quen, hành vi đạo đức nghề nghiệp còn chưa được dành nhiều thời gian và thực hiện chưa được thường xuyên.

2.2.2.2. Thực trạng về thực hiện nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Để tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện các nội dung của công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường CĐSP Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 100 cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn, Hội của Nhà trường với nội dung câu hỏi: “Đồng chí cho ý kiến về mức độ thực hiện những nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên của cán bộ, giảng viên Nhà trường?”. Kết quả thu được ở bảng 2.8 như sau:

Bảng 2.8: Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn, Hội về việc thực hiện giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

TT Nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp

Mức độ quan tâm thực hiện Thƣờng

xuyên Thỉnh thoảng Chƣa thực hiện

SL % SL % SL %

1

- Giáo dục phẩm chất chính trị: Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân

90 90 8 8 2 2

2

- Giáo dục phẩm chất nghề nghiệp: Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỉ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh

90 90 7 7 3 3

3

- Giáo dục lối sống, tác phong: Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học…

100 100 0 0 0 0

4 - Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức

nhà giáo 90 90 3 3 7 7 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 1 2 3 4

Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện

Biểu đồ 2.2. Đánh giá mức độ quan tâm thực hiện của cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn, Hội về việc thực hiện giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

Qua khảo sát và trao đổi với cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn, Hội của Nhà trường cho thấy thực tế các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trong Nhà trường đã được quan tâm khá toàn diện. Tuy nhiên chưa đảm bảo sự thống nhất cao, chưa đồng bộ về các nội dung giáo dục đạo đức nghề nghiệp. Phần lớn CBQL, giảng viên quan tâm đề cao nội dung giáo dục lối sống, tác phong (100%), các nội dung giáo dục phẩm chất chính trị và giáo dục phẩm chất nghề nghiệp cũng được quan tâm ở mức độ cao (90%), tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ còn chưa thực sự quan tâm đến nội dung giáo dục đạo đức là giữ gìn bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo (7%).

2.2.2.3. Thực trạng các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SV

Để tìm hiểu thực trạng về các con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên ở trường CĐSP Quảng Ninh, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 100 cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn, Hội của Nhà trường với nội dung câu hỏi: “Để giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên, đồng chí đã thực hiện các hình thức GDĐĐNN nào, hiệu quả ra sao?”. Kết quả được thể hiện ở Bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9: Đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên, cán bộ Đoàn, Hội về các hình thức giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên

ở trƣờng CĐSP Quảng Ninh TT Hình thức Đã thực hiện Hiệu quả Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Chƣa thực hiện Có hiệu quả tốt Chƣa có hiệu quả SL tỉ lệ % SL tỉ lệ % SL tỉ lệ % SL tỉ lệ % SL tỉ lệ %

1 Thông qua giáo viên

dạy học các môn học 90 70 15 25 5 5 80 80 20 20

2

Thông qua chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp

80 80 20 20 0 0 63 63 37 37

3 Thông tập thể lớp học 82 82 16 16 2 2 65 65 35 35

4

Thông qua tự rèn luyện, tu dưỡng của bản thân sinh viên

Qua bảng trên ta thấy các con đường giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên đều được trường CĐSP Quảng Ninh thường xuyên áp dụng. Việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên thông qua giáo viên dạy các môn học được đánh giá cao và là một trong những hình thức giáo dục mang lại hiệu quả cao. Điều đó chứng tỏ, đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý ý thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho SVSP. Thông qua giảng dạy các môn học, giảng viên là tấm gương sáng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong, lòng yêu nghề, mến trẻ để sinh viên noi theo. Bên cạnh đó việc giáo dục cho các em nhận thức và tự tu dưỡng, phấn đấu để có được những phẩm chất cần thiết của người giáo viên tương lai là một trong những hình thức giáo dục được quan tâm và có hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên tính hiệu quả trong sử dụng các hình thức giáo dục ĐĐNN cho sinh viên còn chưa đồng đều, do đó CBQL, giảng viên cần phải tiếp tục học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt để đáp ứng được yêu cầu trong việc đào tạo thế hệ thầy, cô tương lai có chất lượng.

2.2.2.4. Những biểu hiện về đạo đức nghề nghiệp thông qua các hoạt động của sinh viên trường CĐSP Quảng Ninh

Để tìm hiểu nội dung này, chúng tôi tiến hành điều tra trên sinh viên với câu hỏi: “Anh (chị) nhận thức như thế nào về những biểu hiện đạo đức nghề nghiệp thông qua các hoạt động của sinh viên theo các nội dung dưới đây?” và thu được kết quả bảng 2.10.

Qua bảng 2.10, chúng tôi thấy việc tự giác, tích cực trong học tập, hoàn thành nhiệm vụ học tập, không gian lận trong thi cử, chấp hành nội quy, quy chế, sự đoàn kết, tích cực trong các hoạt động phong trào được sinh viên nhận thức là rất cần thiết đối với mỗi sinh viên sư phạm khi còn đang học tập để trở thành thầy, cô giáo có phẩm chất năng lực tốt trong tương lai (chiếm tỉ lệ từ 50% trở lên). Tuy nhiên, việc độc lập, sáng tạo chủ động trong công việc, ý thức tự phê bình và phê bình, sự cởi mở, hòa nhập trong giao tiếp được sinh

viên đánh giá là không cần thiết còn chiếm tỉ lệ cao (đến 10,1%). Điều này thể hiện, một bộ phận sinh viên còn chưa chủ động, sáng tạo trong công việc được giao, còn có thái độ trông chờ, ỷ lại, còn rụt rè trong giao tiếp. Việc đấu tranh tự phê bình và phê bình còn hạn chế, chưa phát huy hết được sức mạnh của tập thể.

Bảng 2.10: Biểu hiện về đạo đức nghề nghiệp thông qua các hoạt động của sinh viên trƣờng CĐSP Quảng Ninh

TT Nội dung hoạt động của sinh viên

Mức độ

Cần thiết Bình thường Không cần thiết

SL % SL % SL %

1 Hoàn thành nhiệm vụ học tập (tự

giác, tích cực trong học tập) 130 70,3 54 29,2 1 0,5

2 Chấp hành tốt nội quy, quy chế nề

nếp học tập 94 50,8 91 49,2 0

3 Không gian lận trong thi cử 118 63,8 65 35,1 2 1,1

4 Độc lập, chủ động sáng tạo trong

công việc. 90 48,6 70 37,8 15 8,1

5 Cởi mở, dễ hòa nhập với mọi người 70 37,8 100 54,1 15 8,1 6 Có ý thức tự phê bình và phê bình 90 48,6 75 40,5 20 10,8

7 Tích cực tham gia các hoạt động của

Đoàn, Hội sinh viên 110 59,5 70 37,8 5 2,7 8 Đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau 110 59,5 70 37,8 5 2,7

Mặc dù sinh viên rất năng động, nhạy bén trước các vấn đề xã hội nhưng vẫn mang tính thực dụng, các em chỉ quan tâm đến các nội dung học trong chương trình chính khoá. Chính vì vậy Nhà trường cần quan tâm nhiều hơn nữa tới công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên bằng cách cải tiến nội dung, đa

dạng hình thức, phong phú về phương pháp để thu hút sinh viên tham gia một cách tích cực và có hiệu quả, có cơ hội được thể hiện năng lực của mình.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trƣờng CĐSP Quảng Ninh

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động giáo dục đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên trường cao đẳng sư phạm quảng ninh (Trang 60 - 66)