7. Cấu trúc luận văn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Biện pháp phải có tính bao quát, cần thiết, sát với thực tiễn, có tính khả thi, đáp ứng được mục đích, nhiệm vụ của đề tài. Trong khi thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục chung, mỗi Nhà trường có các điều kiện khác nhau về cơ sở vật chất, về đội ngũ, về đặc điểm văn hóa kinh tế, xã hội địa phương, về các khả năng quản lý, tổ chức, điều hành. Để đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả cần phải xem xét cụ thể thực tiễn của mỗi Nhà trường, mỗi địa phương qua
đó phát huy những mặt mạnh về cơ sơ vật chất, về con người, cách thức quản lý và các hình thức phối hợp… Để đảm bảo tính khả thi, các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức nghề nghiệp phải phù hợp với lý luận quản lý giáo dục và các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước phải phù hợp với thực tiễn Nhà trường, đặc điểm văn hóa địa phương và những đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HSSV.
Mỗi biện pháp QL khi đưa ra sẽ tác động và ảnh hưởng đến cả một tập thể. Biện pháp QLGD còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả một thế hệ và tạo nên diện mạo nhân cách của thế hệ đó. Vì thế, khi đưa ra các biện pháp QLGD cần phải được cân nhắc, tính toán khoa học, tiến hành thực nghiệm để kiểm định, xác định tính phù hợp và tính khả thi của biện pháp.
Trong quá trình giáo dục đạo đức nghề nghiệp không được phân chia quá trình này thành những khâu riêng biệt hay các bộ phận tách rời nhau một cách cô lập, máy móc. Trong mọi hình thức tổ chức giáo dục, mọi dạng giao lưu, mọi phương tiện, phương pháp được sử dụng đều có thể tác động đến toàn bộ nhân cách người học. Tất nhiên mức độ tác động, ảnh hưởng của nó mạnh hoặc yếu khác nhau, do đó trong những thời gian nhất định có thể đặt ra nhiệm vụ ưu tiên về một thuộc tính nào đó trong nhân cách, nhưng không thể tách rời đối với các thuộc tính khác. Nguyên tắc này yêu cầu nhà giáo dục phải quan tâm đến việc sử dụng các hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp, phương tiện giáo dục một cách chặt chẽ để hỗ trợ cho nhau nhằm phát huy mặt tích cực của mỗi loại. Mặt khác phải đảm bảo sự thống nhất và kết hợp chặt chẽ giữa quá trình dạy học và quá trình giáo dục, giữa giáo dục và tự giáo dục, giữa gia đình và Nhà trường, xã hội theo một môi trường giáo dục nhân cách người thầy giáo chân chính trong xã hội.