III. Đối tượng nghiên cứu
3.4.2.1 Mô hình Var tham số
danh mục hoặc tài sản có phân phối chuẩn, do đó, chỉ cần sử dụng hai tham số: kỳ vọng (μ) và độ lệch chuẩn (σ) hoặc sử dụng các ước lượng của chúng đã có thể tính được Var. Vì lý do trên mà mô hình trong trường hợp này được gọi là mô hình Var tham số.
* Mô hình Var đối với lợi suất của tài sản:
Chuỗi lợi suất (theo ngày) của tài sản rt là chuỗi dừng và có phân phối chuẩn. Như vậy: rt ~ N(μ,σ2)
Suy ra:
σ µ −
rt ~ N(0,1) Ta có công thức tính Var như sau:
Var(1 ngày, (1- α)*100%) = μ + N-1(α)*σ
Với α = 1%, 2,5%, 5% thì N-1(0,01) = -2,33; N-1(0,025) = -1,96; N-1(0,05) = -1,65.
Tuy nhiên, do biến động của tỷ giá có tính mùa vụ nên ta quy đổi ra số liệu tỷ giá theo tuần để đánh giá được chính xác hơn.
Giả sử tỷ giá theo tuần của các loại ngoại tệ là: Et. Ta có: Et = n e n t t ∑ =1
Trong đó: n: là số ngày trong tuần; et : là tỷ giá theo ngày của các ngoại tệ. Công thức tính lợi suất tỷ giá theo tuần sẽ là:
Ft = ln( 1 − t t E E )
Để áp dụng mô hình Var tham số chuỗi lợi suất tỷ giá phải là các chuỗi dừng và có phân phối chuẩn. Vì thế, để áp dụng được mô hình này ta giả định rằng các chuỗi lợi suất tỷ giá có phân phối chuẩn Ft ~ N(μ, σ2). Ngoài ra, ta giả định rằng ngân hàng nắm giữ lượng USD hay trạng thái trường đối với USD là 100.000 USD . Sau đây chúng ta sẽ xem xét sau một tuần với các mức ý nghĩa khác nhau ngân hàng có khả năng sẽ lỗ tối đa là bao nhiêu. Số liệu đầu vào là tỷ giá VND/USD
Giá trị chịu rủi ro Var Trạng thái ngoại hối Mức độ biến động dự tính của tỷ giá Tỷ giá đóng cửa = x x
niêm yết tại VCB trong giai đoạn từ 01/01/2011 đến 31/12/2011, mức tỷ giá đóng cửa VND/USD ngày 31/12/2011 là 21.030 VND/USD.
Dùng Eviews ta xác định được giá trị của μ và σ của chuỗi lợi suất tỷ giá của ngoại tệ USD (Phụ lục 3) như sau:
Mean dependent var 0.001455
S.D. dependent var 0.007174
Khi đó, áp dụng công thức tính Var và giá trị chịu rủi ro Var ta có:
Mức độ tin cậy Độ lệch chuẩn (σ) Giá trị chịu rủi ro Var (VND)
1% -0,0145 -30.493.500
2,5% -0,0126 -26.497.800
5% -0,0104 -21.871.200
Với một lượng tiền ban đầu là 100.000 USD, khả năng lỗ tối đa của USD với mức ý nghĩa 1%, 2,5% và 5% tương ứng là: 30.493.500 VND, 26.497.800 VND và 21.871.200 VND. Như vậy, với việc sử dụng mô hình Var, ngân hàng có thể dự báo khả năng lỗ tối đa khi mua vào USD và chuẩn bị hạn mức lỗ tối đa. Việc đo lường rủi ro bằng Var sẽ giúp cho việc điều tiết rủi ro bằng công cụ hạn mức được tốt hơn. Ngoài ra, thông qua việc tính toan Var cho các loại ngoại tệ, ngân hàng sẽ biết được nên tăng cường kinh doanh loại ngoại tệ ít có khả năng lỗ và hạn chế những loại ngoại tệ có khả năng lỗ cao, và đặc biệt là sẽ hạn chế khả năng duy trì trạng thái qua đêm đối với các loại ngoại tệ đó.