Tình hình huy động vốn qua các năm

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 36 - 37)

III. Đối tượng nghiên cứu

2.1.4.2 Tình hình huy động vốn qua các năm

Kể từ sau cuộc khủng hoảng, các biến số vĩ mô biến đổi một cách bất lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước. Nguồn vốn huy động được cho ngân hàng trở nên khó khăn hơn do tình hình thị trường diễn biến phức tạp đồng thời cũng do sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, nhờ có sự chỉ đạo sát sao từ Ban lãnh đạo nắm bắt trước tình hình, VCB chủ động áp dụng đa dạng các biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn từ nhiều thành phần trong nến kinh tế. Vì thế tình hình huy động vốn cho hoạt động kinh doanh của VCB luôn diễn biến theo hướng khả quan:

Đvt: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB 2009, 2010, 2011 )

Hình 2.1: Tình hình huy động vốn cùa VCB năm 2008-2011

Tiếp tục đà suy thoái của năm 2008, kinh tế thế giới suy giảm sâu trong năm 2009 và bước sang 2010 mới dần hồi phục. Việt Nam tuy chưa hội nhập sâu rộng

nhưng cũng bị ảnh hưởng về nhiều mặt, số lương vốn huy động trong năm 2009 tăng rất ít so với 2008, chỉ gần khoảng 10.000 tỷ đồng mặt dù trong năm VCB đã tiến hành biện pháp mở rông mạng lưới, tích cực và chủ động đối với nguồn vốn tiết kiệm. Bước sang năm 2010 nền kinh tế có nhiều khơi sắc, VCB nắm lấy cơ hội với phương châm: “Tăng tốc-An Toàn-Chất Lượng-Hiệu Quả”, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các chỉ tiêu đặt ra. Nhờ đó, công tác huy động vốn đạt được hiệu quả cao lên tới 208.320 tỷ đồng, đây là mức cao nhất trong vòng 5 năm mà VCB đã đạt được. Tiếp tục thành công, năm 2011 ngân hàng đã nâng con số này lên 241.700 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w