III. Đối tượng nghiên cứu
3.3.3.3 Thành lập sàn giao dịch các công cụ phái sinh
Các sản phẩm phái sinh hiện nay do các ngân hàng cung cấp một cách rời rạc, nghiệp vụ này cũng còn khá mới mẻ và ở đấy khách hàng chưa nhận được mức phí cạnh tranh nhất. Và trong thực tế áp dụng các sản phẩm như hợp đồng quyền chọn (Option), rất dễ xảy ra tình trạng lạm dụng sản phẩm này để “lách” biên độ tỉ giá, mua bán ngoại tệ với mức giá cao. Những tình huống thực tế này đã phần nào hạn chế sự phát triển của các sản phẩm phái sinh ngoại hối, cả cơ quan quản lý và khách hàng đều tỏ ra khá e dè và thận trọng trong việc triển khai áp dụng các sản phẩm.
Để vượt qua tình trạng này, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước được tiếp cận các sản phẩm phái sinh để phòng ngừa rủi ro về biến động tỉ giá, thị trường phái sinh cần được tổ chức tập trung như một Sàn giao dịch hay Sở giao dịch, Ngân hàng Nhà nước có thể giữ vai trò tổng quản của thị trường này. Một thị trường giao dịch sản phẩm ngoại hối tập trung sẽ giúp giải quyết được các vấn đề:
•Tiết kiệm chi phí giao dịch và thời gian tìm kiếm khách hàng. Đồng thời cũng nâng cao chất lượng nhờ tập trung đông đảo các thành phần tham
gia, đáp ứng đa dạng và đầy đủ hơn các nhu cầu so với một thị trường rời rạc.
•Giải quyết các rủi ro về thanh khoản và tín dụng khi được quản lý tập trung về một mối là NHNN. Đồng thời những kiến thức cũng như kinh nghiệm tổ chức sẽ được nâng tầm cao hơn tiến tới xây dựng một thị trường hội nhập sâu rộng quốc tế với các sản phẩm phái sinh ngày càng được chuẩn hóa.