Nâng cao vai trò và trách nhiệm của ban giám đốc và hội đồng quản

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 93 - 95)

III. Đối tượng nghiên cứu

3.4.6.3Nâng cao vai trò và trách nhiệm của ban giám đốc và hội đồng quản

trong công tác quản trị rủi ro

Văn hóa nhận thức rủi ro vẫn chưa được coi trọng cũng là một vấn đề thường thấy ở các doanh nghiệp Việt Nam. Điều này sẽ dẫn đến việc các thành viên trong một tổ chức không có cái nhìn hay nhận thức đồng bộ đối với quản trị rủi ro. Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc có thể rất hiểu và ủng hộ vai trò của quản trị rủi ro vì nó giúp bảo toàn danh tiếng của ngân hàng. Nhưng cấp điều hành lại có thể không đồng thuận một khi họ vẫn chưa hiểu được một cách rạch ròi vai trò của họ về quản trị rủi ro.

Đề cao vai trò quản trị của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc là một hình thức tăng cường chất lượng cho mô hình quản trị. Tuy nhiên, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc thường cho rằng công tác quản trị rủi ro thuộc trách nhiệm của bộ phận quản trị rủi ro, chứ không thuộc trách nhiệm của họ, trong khi chính họ mới là những người tham gia trực tiếp vào công tác quản trị rủi ro. Do đó, điều quan trọng là Hội đồng quản trị và Ban giám đốc của ngân hàng phải thấu hiểu triệt để vai trò của mình trong công tác quản trị rủi ro là rất quan trọng. Họ là bộ phận hình thành nên chiến lược quản trị rủi ro, đề ra những phương thức xử lý rủi ro, đóng vai trò nòng cốt quyết định thành công trong việc xây dựng mô hình quản trị rủi ro.

Hội đồng quản trị và Ban giám đốc chịu trách nhiệm cuối cùng về các rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng. Họ phải là người:

•Đưa ra chiến lược quản lý RRTG.

•Xem xét và đưa ra chính sách và thủ tục quản lý RRTG dựa trên kiến nghị của lãnh đạo bộ phận quản lý rủi ro.

•Xem xét và phê duyệt các thủ tục để đo lường, giám sát và kiểm soát RRTG.

•Định kỳ xem xét và phê duyệt hạn mức rủi ro giá phù hợp với sự thay đổi trong chiến lược của ngân hàng, các sản phẩm mới và những thay đổi trong điều kiện thị trường.

•Đảm bảo rằng lãnh đạo bộ phận quản lý rủi ro có đủ thẩm quyền và có khả năng quản lý các RRTG có thể phát sinh từ những thay đổi trong môi trường cạnh tranh hoặc từ các hoạt động thị trường.

Bên cạnh đó, việc áp dụng các qui định xử phạm nghiêm khắc đối với cấp lãnh đạo là một trong những phương pháp nâng cao trách nhiệm của các thành viên và cũng là một hình thức hướng cho toàn bộ nhân viên tuân thủ chặt chẽ những qui định đặt ra.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Để mang lại hiệu quả cao trong công tác QTRRTG nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động KDNH tại ngân hàng VCB thì trước hết cần phải cải thiện những mặt còn hạn chế, bổ sung những mặt thiếu sót trong mô hình QTRRTG của ngân hàng. Đồng thời, cần phải kiến nghị với Chính Phủ và NHNN nhằm xây dựng một thị trường ngoại hối Việt Nam phát triển, năng động trong tương lai để các biện pháp QTRRTG phát huy tối đa tác dụng của nó.

KẾT LUẬN CHUNG

Việc hướng tới sự hội nhập sâu rộng vào thị trường tài chính – tiền tệ thế giới đang là một thử thách đối với các ngân hàng trong vai trò quản trị của mình. Đẩy mạnh hoạt động KDNH là một mục tiêu cần thiết đối với các ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng không chỉ so với các ngân hàng trong nước mà còn các ngân hàng khu vực và thế giới. Mục tiêu đặt ra bắt buộc các ngân hàng phải

không ngừng đổi mới, hoàn thiện từng bước bởi KDNH là một lĩnh vực kinh doanh mang nhiều rủi ro trong đó đáng kể nhất vẫn là RRTG.

Qua phần nghiên cứu ở chương 1, khóa luận đã điểm qua các kiến thức cơ bản để cung cấp cơ sở lý luận cho việc phân tích thực trạng quản trị RRTG trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB. Để tránh những biến động bất ngờ của tỷ giá ngân hàng cần xây dựng một mô hình QTRRTG trong kinh doanh ngoại hối hội đủ các bước: nhân diện và phân tích RRTG, đo lường RRTG, điều tiết RRTG và giám sát RRTG. Mặc dù kết quả KDNH của VCB vẫn đang được đánh giá khá tốt, luôn thuộc top dẫn đầu trong ngành ngân hàng, nhưng qua nghiên cứu thực trạng QTRRTG tại ngân hàng được nêu ở chương 2 thì mô hình QTRRTG của ngân hàng vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Những hạn chế đó xuất phát từ nội tại ngân hàng và một phần cũng do thị trường ngoại hối Việt Nam chưa thật sự phát triển. Từ việc phân tích để phát hiện ra nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong mô hình QTRRTG, khóa luận tiếp tục nghiên cứu để đưa ra các đề xuất hoàn thiện và nâng cao hoạt động QTRRTG trong KDNH tại VCB.

Tuy nhiên, do khoảng thời gian nghiên cứu không nhiều và còn hạn chế về mặt số liệu cũng như những công nghệ hiện đại để phân tích và đánh giá nên khóa luận chỉ có thể đưa ra những giải pháp mang tính chất chung cho ngân hàng, chưa thể định lượng hóa các biện pháp này. Rất mong những người nghiên cứu tiếp theo hay chính VCB có thể hoàn thiện các giải pháp để có thể xây dựng mộ mô hình QTRRTG hiệu quả và phú hợp nhất cho VCB nói riêng và cho NHTM Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 93 - 95)