III. Đối tượng nghiên cứu
3.3 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước
3.3.1 Hoàn thiện chính sách tỷ giá
Hiện tại, Việt Nam vẫn đang áp dụng chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết tức là ngân hàng nhà nước trực tiếp thực hiện chính sách này sẽ điều tiết tỷ giá phù hợp, không gây ra những biến động quá lớn cho nền kinh tế. Tỷ giá thị trường là tỷ giá phản ánh đúng bản chất cân bằng giữa cung và cầu ngoại tệ trên thị trường, nếu muốn chính sách tỷ giá vận hành trơn tru thì phải để cho tỷ giá trở về đúng bản chất của nó. Trong khi đó, tùy vào mục đích của từng giai đoạn kinh tế, NHNN đã khống chế tỷ giá cố định trong một thời gian dài. Nếu có điều chỉnh cũng chỉ là tăng lên rất nhẹ vẫn không đáp ứng được tính khách quan, do đó, mỗi khi có đợt điều chỉnh, thì các NHTM luôn phải tăng tỷ giá đến mức kịch trần cho phép. Và điều này khiến người dân hoang mang hơn về tình hình ngoại tệ, mất lòng tin vào chính sách tỷ giá làm cho việc đầu cơ và găm giữ ngoại tệ càng trở nên khó quản lý. Vì vậy, cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt có sự điều tiết rất phù hợp với tình trạng kinh tế nước ta nhưng phải được NHNN tiến hành một cách linh hoạt hơn nữa. Cần tăng tính thả nổi nhiều hơn bằng việc nới rộng biên độ dao động và chỉ tiến hành can thiệp khi có sự biến đổi quá lớn đối với tỷ giá. Hiện nay, biên độ tỷ giá được thu hẹp lại chỉ còn +/- 1%, biện pháp này được cho rằng để củng cố lòng tin đối với thị trường sau nhiều đợt tăng giá USD và đang có tác động tốt. Nhưng về lâu dài thì NHNN nên có hướng cải thiện chính sách tỷ giá, xây dựng mô hình tỷ giá được điều chỉnh theo hướng gắn liền với các quy luật của nền kinh tế thị trường - đây cũng là điều kiện cần thiết khi nền kinh tế Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Một khi khoảng cách giữa tỉ giá niêm yết và thị trường được cải thiện, nguồn cung USD trên thị trường dồi dào hơn vì doanh nghiệp sẽ tăng cường bán ngoại tệ, nhờ đó nguồn cung ngoại tệ của ngân hàng sẽ dồi dào hơn.
Bên cạnh đó, việc công bố tỷ giá neo buộc vào đồng USD cũng chưa được hợp lí. Mặc dù điều này có thể lý giải được bởi lượng USD giao dịch trên thị trường
chiếm một tỷ trọng lớn. Nhưng thực tế cho thấy, giá USD có giá trị tương đối ổn định, trong khi đó, VND có giá trị thay đổi nhiều do bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát từ một nền kinh tế đang trong quá trình phát triển. Chính vì vậy việc ấn định tỷ giá với USD sẽ làm giảm sức cạnh tranh thương mại của Việt Nam khi cho thấy tỷ giá USD/VND liên tục tăng.
Do đó, một chính sách tỷ giá NHNN nên hướng đến đó là:
NHNN cần theo đuổi chính sách giảm bớt can thiệp và dần tiến tới tự do hóa tỷ giá, để cho thị trường tự điều chỉnh phù hợp. Đây cũng là một biện pháp giúp cho thị trường tài chính Việt Nam ngày càng hòa nhập sâu rộng hơn vào thị trường tài chính thế giới. Khi không có việc neo giữ tỷ giá, tỷ giá có thể biến động theo cơ chế thị trường sẽ giúp cho các NHTM cũng như các doanh nghiệp quan tâm hơn nữa đến việc bảo hiểm RRTG.
Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, những biến động tỷ giá là điều khó tránh khỏi. Do đó đích đến của chính sách tỷ giá là linh hoạt nhưng có sự điều tiết lúc cần thiết là điều rất quan trọng. NHNN có thể mạnh dạn thực hiện điều tiết tỷ giá, song song đó là nới rộng biên độ dao động như vậy sẽ làm cho tỷ giá có phần dao động tự do theo diễn biến thị trường hơn. NHNN cần xây dựng một lộ trình mở rộng biên độ phù hợp tránh tình trạng mở rộng biên độ quá nhanh trong khi thị trường chưa phát triển kịp đà và chưa đủ sức chống lại các cú sốc tỷ giá.
Chính sách tỷ giá cần phải tiến tới tránh neo buộc vào USD mà nên niêm yết song song cùng với các loại ngoại tệ khác. Việc làm này sẽ giảm tác động một chiều của USD lên tỷ giá khi mà có sự biến động đột ngột từ phía đồng USD gây ra các rủi ro cho thị trường ngoại hối Việt Nam. Đồng thời, giảm tác động của đồng USD sẽ làm cho tình trạng đô la hóa bớt căng thẳng và hiện tượng găm giữ ngoại tệ cũng không còn phức tạp như hiện nay. Các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ tăng cường bán nguồn ngoại tệ thu được cho ngân hàng từ đó nguồn cung ngoại tệ sẽ trở nên dồi dào hơn.
Để thực hiện tốt chính sách tỷ giá như đã đề cập thì việc trước hết là NHNN cần chuẩn bị một lượng dự trữ ngoại hối để can thiệp vào thị trường những lúc cần thiết. Quản lý dự trữ ngoại hối tốt sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, chính sách quản lý dự trữ ngoại hối còn gặp phải nhiều hạn chế:
Thứ nhất, hành lang pháp lý về dự trữ ngoại hối còn bộc lộ nhiều bất cập về tổ
chức và thực hiện, nghiệp vụ kiểm soát, quản lý nội bộ hoạt động dự trữ ngoại hối.
Thứ hai, chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối vẩn còn thụ động, chưa tương
xứng với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Thực tế cho thấy, năm 2011 có lần mức DTNH đã giảm đến 12,6 tỷ USD và hiện nay thì tình trạng này đã được cải thiện trên 17 tỷ USD, tương đương 9-11 tuần nhập khẩu mà theo IMF thì mức này phải từ 12-14 tuần nhập khẩu mới được cho là an toàn. Định hướng chiến lược mới chỉ đặt ra để đáp ứng nhu cầu chi tiêu trả nợ Chính phủ, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế mà chưa tính đến tầm vĩ mô như lạm phát, tăng trưởng kinh tế…
Thứ ba, điều chỉnh lại cơ chế mua bán các khoản thu, chi bằng ngoại tệ của
NSNN theo hướng tập trung ngoại tệ vào một đầu mối là NHNN, tạo điều kiện cho NHNN thực hiện tốt chức năng quản lý và điều hành thị trường ngoại tệ. Việc bộ tài chính nắm giữ ngoại tệ có thể đưa lại sự thuận lợi trong chi tiêu bằng ngoại tệ nhưng xét về tổng thể nền kinh tế thì đó vẫn mang tính chất lợi ích cục bộ mà chưa thể hiện sự thống nhất trong quản lý ngoại hối.
Vì vậy vấn đề hiện nay là nước ta cần tăng cường dự trữ ngoại hối thông qua các giải pháp cải thiện cán cân thanh toán quốc tế: thúc đẩy các hoạt động xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu bán ngoại tệ lại cho ngân hàng hay trong thời gian khan hiếm ngoại tệ, cần quy định một tỷ lệ kết hối trong khoảng thời gian nhất định để ngân hàng có nguồn cung ngoại tệ cho thị trường. NHNN cần có những biện pháp nhằm tập trung dự trữ ngoại hối về một đầu mối để dễ dàng sử dụng nguồn ngoại tệ khi cần thiết, tránh việc mất đồng bộ giữa thu và chi và do đó, dẫn đến tính trạng lên chiến lược về lâu dài không chính xác với tình hình thực tế.
Mặt khác, chính sách quản lý ngoại hối hiện nay được cho là quá chặt, chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngoại tệ cá nhân và nhu cầu bảo hiểm rủi ro của các doanh nghiệp cũng vì thế mà chưa thể phát triển. Cần xây dựng một chính sách quản lý ngoại hối thông thoáng hơn, từng bước tự do hóa các giao dịch vãng lai, nới lỏng và tạo điều kiện cho các giao dịch vốn. Một điều tương đối thành công của chính sách ngoại hối hiện nay đó là tỷ lệ kết hối được giảm xuống 0%, một dấu hiệu cho thấy Chính phủ cũng đang cố gắng tự do hóa các giao dịch vãng lai để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Nếu tỷ giá được ấn định một cách hợp lý, các doanh nghiệp sẽ không ngần ngại bán ngoại tệ cho ngân hàng, do đó sẽ không ảnh hưởng đến cung ngoại tệ trên thị trường. Vì thế, bước đi này là một bước đi quan trọng và đúng đắn cần được duy trì cùng sự phối hợp với chính sách tỷ giá. Một chính sách ngoại hối tốt sẽ tăng cường khả năng chuyển đổi cho đồng nội tệ trong các giao dịch ngoại hối, tăng khả năng hòa nhập, cải thiện cán cân thanh toán từ đó làm dồi dào nguồn dự trữ ngoại hối của nước ta.
Hơn nữa, về dịch vụ kiều hối Chính phủ đã có những chính sách nhằm thu hút ngoại tệ từ kiều bào, ví dụ như: trước đây người nhận kiều hối bắt buộc phải bán toàn bộ ngoại tệ cho ngân hàng thì nay họ được lựa chọn giữa việc nhận nội tệ hoặc là ngoại tệ. NHNN đã mở rộng mạng lưới làm dịch vụ tạo thuận lợi cho giao dịch của khách hàng. Nhờ đó mà lượng kiều hối tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên cũng có mặt trái của nó đó là NHNN không thể kiểm soát được lượng ngoại tệ rất lớn đang trôi nổi ngoài thị trường. Do đó, để quản lý được lương lớn ngoại tệ này thì Chính phủ nên cân nhắc việc chuyển kiều hối chỉ nên nhận bằng nội tệ, người thụ hưởng kiều hối khi có yêu cầu chuyển ngoại tệ ra nước ngoài sẽ được quyền mua lại lượng ngoại tệ theo như qui định của pháp lệnh ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH1 với tỷ giá mua ngay thời điểm giao dịch.
3.3.3 Phát triển thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và các giao dịch ngoại hối phái sinh phái sinh
3.3.3.1 Phát triển thị trường liên ngân hàng:
thể làm tốt được nhiệm vụ đặt ra. Nguyên nhân được cho là NHNN chưa thực hiện tốt vai trò là người đặt lệnh mua/ bán cuối cùng để điều chỉnh thị trường. Nhiều NHTM là thành viên nhưng không tham gia thị trường. Do đó, tỷ giá trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng chưa phản ánh đúng bản chất mong đợi của nó. Tỷ giá mua bán trên thị trường này được dựa trên cơ sở tỷ giá của NHNN công bố, cộng với biên độ được phép. Do phụ thuộc như vậy nên tỷ giá trên thị trường cũng kém linh hoạt và rất ít có tác dụng điều chỉnh tỷ giá của thị trường không chính thức. Cho nên, để nâng cao hiệu quả của thị trường này thì NHNN phải tiến hành điều chỉnh một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, NHNN cần phải làm tốt chức năng điều chỉnh thị trường của mình
thông qua việc đặt lệnh mua/ bán cuối cùng. Trên thị trường này, NHNN đóng vai trò trò quan trọng trong điều tiết cung cầu ngoại tệ, nhằm bôi trơn và giúp cho thị trường ngoại hối được hoạt động thông suốt. Hướng tới một tỷ giá thị trường cân bằng, nhằm biến tỷ giá thành công cụ chủ yếu và hữu hiệu trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Tăng cường dự trữ ngoại tệ, đảm bảo mức dự trữ tối thiểu nhằm tạo đủ nguồn để NHNN can thiệp kịp thời, đủ liều lượng. Trên thực tế, do dự trữ ngoại tệ của NHNN mỏng, không ổn định, lại qua nhiều tầng nấc quản lý, do đó, NHNN chưa thể làm tốt vai trò là người mua bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, nên tình trạng căng thẳng về ngoại tệ thường xảy ra.
Thứ hai, NHNN cần xem xét và nhanh chóng ban hành các văn bản pháp luật
đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý, mở đường cho sự ra đời của các công ty môi giới ngoại hối hoạt động trên thị trường liên ngân hàng. Như vậy, các NHTM sẽ mạnh dạn giao dịch với nhau bởi vì khi giao dịch với trung gian môi giới, những thông tin của ngân hàng sẽ không bị tiết lộ cho đối tác biết, chính vì thế sẽ làm cho thị trường ngày càng sôi động. Tính thanh khoản vì thế cũng được nâng cao và tình trạng căng thẳng về cung ngoại tệ cũng được giảm bớt.
Ngoài ra, đối với thị trường tài chính cần có các nhà tạo lập thị trường hướng thị trường hoạt động theo đúng qui luật cung - cầu. Để trở thành người tạo lập thị trường thì cần phải có vốn lớn, có chuyên môn, tổ chức quy cũ. Cần phải có biện pháp khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp trở thành nhà tạo lập thị trường, trước
tiên là các NHTM – đã có thuận lợi với vai trò trung gian tài chính, là người thực hiện số lượng lớn các giao dịch liên quan đến chứng khoán, ngoại tệ… Như vậy thị trường tài chính Việt Nam mới trở nên hiệu quả và vươn tầm khu vực và quốc tế, làm nhu cầu mua bán, chuyển đổi ngoại tệ tăng lên, được đa dạng hóa hơn, từ đó làm tăng nhu cầu với các công cụ phái sinh.
3.3.3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp lý liên quan tới các công cụ phái sinh:
Trong tình hình hiện nay, khi mà Việt Nam đã bước đầu hội nhập quốc tế, các giao dịch với nước ngoài tăng nhanh về số lượng và giá trị, việc nhanh chóng có luật điều chỉnh các công cụ phái sinh để giúp vấn đề phòng ngừa rủi ro và kinh doanh thu lợi từ hoạt động phái sinh là vấn đề phải được đặt ra cấp thiết. Mặt khác, khi kí kết, mua bán các hợp đồng phái sinh với các ngân hàng nước ngoài, NHTM Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn về nguồn luật áp dụng. Trong khi Việt Nam chưa có nguồn luật chính thức điều chỉnh mối quan hệ các bên tham gia sử dụng công cụ phái sinh tài chính, thì những quốc gia phát triển trên thế giới đã có và đang hoàn thiện tính chặt chẽ của nó. Điều này cho thấy, khi giao dịch với đối tác nước ngoài, NHTM Việt Nam chưa nhận được sự bảo vệ và hướng dẫn thực hiện thích đáng, sẽ trở nên bất lợi hơn so với đối tác, đặc biệt là khi tranh chấp xảy ra.
Hệ thống pháp luật về các công cụ tài chính cần phải được quy định cụ thể về các CCPS trong các văn bản pháp luật chính thức chứ không dừng lại ở mức độ các văn bản hướng dẫn cấp Bộ, ngành. Trong đó luật nên đưa ra những qui định, tiêu chuẩn về mặt tư cách pháp lý, xếp hạng tín dụng, lượng vốn tối thiểu, giấy tờ cần thiết… cho phép các cá nhân, pháp nhân được phép tham gia thị trường phái sinh tương ứng với các mục đích phòng vệ, đầu cơ và ăn chênh lệch để thị trường có thể hoạt động một cách sôi nổi, tích cực. Bên cạnh đó, để bạo vệ thị trường khỏi nguy cơ khủng hoảng do đầu cơ, hệ thống luật nên quy định hạn chế sự tham gia vào thị trường phái sinh của người không cư trú nhằm tránh đầu cơ vào thị trường ngoại hối.
Yêu cầu về vốn và các mức thế chấp, ký quỹ trong các giao dịch phái sinh là rất cần thiết. Các mức thế chấp hay ký quỹ này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp hay NHTM tham gia vào các hợp đồng phái sinh. Sỡ dĩ cần phải đưa ra mức
ràng buộc để giúp cho các bên trong hợp đồng vẫn tuân thủ và thực hiện hợp đồng khi có biến động tỷ giá quá lớn. Đối với các nhà môi giới trên các hợp đồng phái sinh, yêu cầu về vốn là rất quan trọng, vì chúng giúp cho hệ thống các NHTM của Việt Nam giảm bớt những nguy cơ về động cơ sẵn sàng chấp nhận rủi ro để tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của nhà môi giới.
Ngoài ra để đảm bảo tính bền vững của thị trường phái sinh, cần yêu cầu bắt buộc về tái phòng ngừa rủi ro trên các thị trường quốc tế, như vậy sẽ khống chế và bắt buộc hệ thống NHTM trong nước không được tự gánh chịu rủi ro từ người mua các hợp đồng quyền chọn hoặc kỳ hạn.