III. Đối tượng nghiên cứu
2.2 Tổng quan về môi trường kinh doanh ngoại tệ tại Việt Nam
Năm 1991 là năm đánh dấu mốc lịch sử trong việc hình thành nền móng một thị trường ngoại hối có tổ chức ở Việt Nam bởi sự kiện hình thành hai trung tâm giao dịch ngoại tệ tại Hà Nội Và Thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi hai trung tâm ra đời thì tỷ giá chính thức của VND được xác định có căn cứ vào tỷ giá đóng cửa tại phiên giao dịch của hai trung tâm, do đó tỷ giá phản ánh trung thực hơn về cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, rút ngắn được khoảng cách giữa tỷ giá chính thức với tỷ giá trên thị trường tự do. Sự ra đời của thị trường liên Ngân hàng nâng cao thực lực trong việc Ngân hàng Nhà nước can thiệp và điều hòa hướng tỷ giá thị trường theo mục tiêu của chính sách tỷ giá và chính sách tiền tệ. Tỷ giá đã phản ánh tương đối khách quan về sức mua của đồng tiền Việt Nam và quan hệ cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế.
Tuy nhiên do mới được hình thành, thị trường ngoại hối Việt Nam còn khá non trẻ, các nghiệp vụ được triển khai chủ yếu ở dạng sơ khai. Tuy thị trường được thành lập vào đầu thập niên 90, nhưng mãi cho đến 1998, khi quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN được ban hành thì giao dịch kỳ hạn mới chính thức được đưa vào giao dịch.
Ngày 28/05/2004, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ký ban hành Quyết định số 648/2004/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung Quyết định số 679/2002/QĐ- NHNN liên quan đến giao dịch ngoại tệ của các TCTD được phép kinh doanh ngoại
dỡ bỏ đối với các giao dịch giữa các loại ngoại tệ với nhau và cho phép thực hiện theothông lệ quốc tế, đồng thời mở rộng từ mức 7-180 ngày như trước đây lên mức 3-365 ngày đối với các giao dịch giữa đồng Việt Nam và các loại ngoại tệ. Điều đáng nói ở quyết định này là tỷ giá kỳ hạn giữa USD và VND không còn bị khống chế bằng việc qui định mức trần cứng áp dụng cho từng kỳ hạn, đồng thời, giao dịch kỳ hạn giữa VND và các loại ngoại tệ khác được trao quyền tự do quyết định cho Tổng Giám Đốc các TCTD trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng.
Cùng với giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi được thực hiện lần đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1998 cũng theo quyết định số 17/1998/QĐ-NHNN. Việc áp dụng các giao dịch hoán đổi đã giúp các NHTM kiểm soát tốt nguồn vốn khả dụng, giải quyết tình trạng thiếu hụt một loại đồng tiền tạm thời. Mức gia tăng tỷ giá kỳ hạn trong các giao dịch hoán đổi giữa NHNN với các NHTM theo quyết định số 894/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 như sau:
Kỳ hạn 7 ngày 15 ngày 30 ngày 60 ngày 90 ngày
Mức tỷ giá hoán đổi 0,8% 0,85% 1% 1,35% 1,7%
(Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam)
Bảng 2.3: Biểu phí giao dịch hoán đổi của NHNN
Như vậy sau khi thực hiện bán giao ngay ngoại tệ lấy VND với NHNN, đồng thời mua kỳ hạn 7 ngày lượng ngoại tệ đó thì ngân hàng phải bỏ ra chi phí là 0.8% lượng ngoại tệ giao dịch. Với biểu phí cao như vậy các NHTM chỉ thực hiện giao dịch khi thiếu hụt đã làm cho thị trường hoán đổi giảm hẳn tính sôi động. Sau đó, NHNN đã kịp thời điểu chỉnh mức phí giảm xuống trong quyết định số 1198/2001/QĐ-NHNN ngày 18/9/2001 cho phù hợp, khuyến khích các NHTM tăng cường giao dịch hơn.
Các giao dịch quyền chọn được thực hiện đầu tiên ở Việt Nam chỉ là các giao dịch quyền chọn ngoại tệ được bắt đầu vào năm 2004. Hiện nay, giao dịch quyền chọn không được phổ biến như các sản phẩm phái sinh khác do các doanh nghiệp thường không lựa chọn phương thức này để bảo hiểm. Thêm vào đó, các TCTD chỉ
được phép mua quyền chọn từ phía các doanh nghiệp trong nước rồi tìm các đối tác phía nước ngoài để bảo hiểm. Như vậy sẽ khiến cho các TCTD phải lỗ thêm một khoản phí gọi là 10% thuế giá trị gia tăng rất bất lợi. Quyền chọn tiền đồng được thực hiện vào năm 2005, có 3 ngân hàng được phép tham gia trong chương trình thí điểm của NHNN đó là BIDV, ACB và Techcombank. Sau đó cho phép thêm 2 ngân hàng đó là VCB và VIB. Đồng tiền được giao dịch là VND và USD hay các ngoại tệ tự do chuyển đổi khác (EUR, JPY, CHF, GBP, AUD, CAD…).
Đối với thị trường tương lai, các hợp đồng ngoại tệ tương lai vẫn chưa được thực hiện ở Việt Nam mà chủ yếu là các hợp đồng hàng hóa. Các NHTM được cấp phép tham gia thị trường này hoạt động như là các nhà trung gian môi giới, nối kết giữa doanh nghiệp trong nước với các sàn tương lai ở nước ngoài, và theo tiêu chuẩn của các hợp đồng tương lai sẵn có của nước ngoài.
Để hoàn thiện hơn thị trường ngoại hối nước ta, NHNN đã liên tục nghiên cứu và đưa ra các quyết định nhằm định hướng cho thị trường phát triển tạo điều kiện tối đa cho các NHTM hoạt động. Hiện nay, các giao dịch phái sinh được thực hiện theo tinh thần của quyết định 1452/2004/QĐ-NHNN. Trong quyết định này, lần đầu tiên các cá nhân được phép thực hiện giao dịch kỳ hạn ngoại tệ với NHTM. Đối với giao dịch hoán đổi, quyết định nêu ra cách xác định tỷ giá kỳ hạn hoán đổi, cũng đồng thời là tỷ giá kỳ hạn trong giao dịch kỳ hạn. Quyết định cũng qui định về giao dịch quyền chọn, theo đó các TCTD chỉ được thực hiện quyền chọn ngoại tệ với tổ chức và cá nhân. Đến năm 2005 thì đã được bổ sung thêm quyền chọn tiền đồng. Và đến nay kể từ ngày 23/03/2009 Thống đốc NHNN vừa có văn bản số 1820/NHNN-QLNH yêu cầu các NHTM chấm dứt thực hiện thí điểm nghiệp vụ quyền chọn giữa đồng Việt Nam và ngoại tệ. Bên cạnh đó, NHNN cũng đã nhiều lần sửa đổi bổ sung các qui định về giao dịch phái sinh như việc ban hành Quyết định 648/2004/QĐ-NHNN để điều chỉnh như: nâng kỳ hạn của hợp đồng Forward và Swap, tỷ giá kỳ hạn trần của VND và USD được xác định trên cơ sở tỷ giá giao ngay của ngày ký hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, dựa trên chênh lệch lãi suất cơ bản của hai đồng tiền VND, USD và kỳ hạn hợp đồng.
Trên cơ sở được tạo điều kiện và sự quan tâm của NHNN, các NHTM đã nỗ lực mạnh mẽ nhằm phát triển thị trường và đạt được lợi nhuận cao. Chúng ta có thể thấy được qua việc theo dõi tình hình KDNH của một số ngân hàng sau:
Đvt: triệu đồng Ngân hàng 2009 2010 2011 VCB 918.309 561.680 1.179.584 BIDV 208.866 288.675 314.003 Vietinbank -48.215 158.444 367.598 Eximbank 135.409 15.750 -88.156 ACB 422.336 191.104 -161.467
Bảng 2.4: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối của một số ngân hàng
Với những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái toàn cầu trong hai năm 2008-2009, kinh tế Việt Nam gặp không ít khó khăn, lạm phát trên 2 con số. Tình hình kinh tế Mỹ chưa khả quan lại thêm nợ công khu vực đồng EUR đe dọa dẫn đến diễn biến tỷ giá phức tạp khó lường. Hoạt động kinh doanh nhìn chung chưa được khởi sắc. Năm 2011 là năm tài chính đầy khó khăn với các ngân hàng, ngoài các ngân hàng trụ cột như VCB, BIDV, Vietinbank có được lơi nhuận khả quan thì ngân hàng Eximbank và ABC là hai ngân hàng lỗ trong hoạt động này. Có thể thấy tình trạng lời lỗ trong kinh doanh qua các năm chia làm 2 hướng, các ngân hàng thì lợi nhuận ngày càng tăng. Điển hình là Vietinbank với kết quả lỗ 48.215 triệu đồng trong năm 2009, năm 2010 đã tăng lên 158.444 triệu đồng và đến năm 2011 thì con số này đã lên đến 367.598 triệu đồng. Đây không phải là con số nhỏ chứng tỏ các ngân hàng lớn trong giai đoạn khủng hoảng càng khẳng định được vị thế của mình. Ngược lại, các ngân hàng nhỏ hơn thì kết quả trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày càng giảm sút. Kết quả kinh doanh đã thể hiện mức độ phân hóa trong ngành ngân hàng, một số ngân hàng lớn thì đạt kết quả kinh doanh tốt, trong khi đó các ngân hàng nhỏ thì phải chịu chi phí đầu vào và rủi ro cao nên kết quả kinh doanh thấp.
Thị trường ngoại hối là thị trường rủi ro lớn, các ngân hàng tham gia kinh doanh lĩnh vực này với chức năng hỗ trợ khách hàng khi giao dịch xuất nhập khẩu.
Chính vì vậy doanh số mua bán ngoại tệ của các ngân hàng hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào doanh số của thanh toán quốc tế.
Doanh số mua bán ngoại tệ của Việt Nam từ năm 2001-2009 tăng trưởng đều đặn. Tuy tốc độ tăng khác nhau, một phần cũng do tình hình kinh tế biến động phức tạp, việc xuất nhập khẩu thì lại phụ thuộc vào kinh tế của các nước nhưng nhìn chung, doanh số mua bán ngoại tệ nước ta tăng trưởng rất ổn định, những năm về sau cao hơn những năm trước. Năm 2004 là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thành lập thị trường liên ngân hàng ở Việt Nam, việc ra đời của thị trường này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động mua bán ngoại tệ. Bằng chứng là sự gia tăng doanh số mua bán lên gần 43% trong năm 2004 so với 2003 với con số cũng khá ấn tượng 33.854 triệu USD. Trong năm 2008, doanh số này tăng lên 58.101,7 triệu USD nhờ sự góp phần đáng kể của lượng chuyển tiền kiều hối. Hoạt động này đang được chính phủ quan tâm đúng mức là một lĩnh vực mang về nguồn ngoại tệ dồi dào cho nước nhà.