III. Đối tượng nghiên cứu
2.3 Thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
2.3.1 Các qui định về kinh doanh ngoại tệ:
VCB hiện đang thực hiện các giao dịch kinh doanh ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp, các TCTD khác và thực hiện mua bán với NHNN theo đúng qui định của thông tư số 20/2011/TT-NHNN.
Các loại hình giao dịch: với thế mạnh là ngân hàng luôn dẫn đầu trong các
hoạt động ngoại tệ, VCB tổ chức thực hiện đa dạng các giao dịch ngoại tệ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng như mua bán giao ngay, kỳ hạn, quyền chọn, tương lai, hoán đổi trong đó có hoán đổi tiền tệ và hoán đổi lãi suất.
Các đồng tiền được giao dịch: Ngân hàng được giao dịch tất cả các ngoại tệ
mà ngân hàng niêm yết, tuỳ tình hình thực tế mà Tổng Giám Đốc được phép quy định các ngoại tệ được niêm yết, thông thường VCB giao dịch các ngoại tệ: USD, EUR, JPY, AUD, GBP…
Tỷ giá giao dịch: Các giao dịch bán lẻ với khách hàng trong nước được VCB
Ngoài ra, đối với các giao dịch lớn hơn, để thu hút khách hàng VCB còn chủ động đưa ra qui định giao dịch theo tỷ giá thỏa thuận.
Thời gian giao dịch: các giao dịch ngoại tệ trong nước được cho phép thực
hiện trong giờ hành chính. Riêng các giao dịch kinh doanh vốn có thể diễn biến qua đêm do sự chênh lệch múi giờ giữa nước ta các trung tâm giao dịch ngoại tệ lớn trên thế giới.
Phương thức giao dịch: Các giao dịch ngoại tệ trong nước đều phải chính
thức ký hợp đồng mua bán ngoại tệ cho dù trước đó có thể giao dịch qua điện thoại, fax…VCB tham gia vào hệ thống giao dịch Reuter Dealing System, thông qua mạng này mua bán với thị trường quốc tế. Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ quốc tế chỉ được thực hiện tại Hội Sở, các chi nhánh không được phép thực hiện nghiệp vụ này.
2.3.2 Đánh giá thực trạng kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank:
Năm 2011 vừa qua đánh dấu một năm thành công rực rỡ trong hoạt động KDNH tại VCB, tiếp tục dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực trong đó có kinh doanh ngoại tệ. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng VCB đã đa dạng hóa nhiều sản phẩm dịch vụ và triển khai nhiều giải pháp nhằm thực hiện đúng các cam kết, đảm bảo nguồn ngoại tệ cho khách hàng nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu.
Thực hiện theo sự phân công của nhà nước VCB tham gia chương trình tái cấu trúc để hoàn thiện cơ cấu tổ chức. Trong đó, VCB chủ trương thành lập công ty kiều hối phục vụ cho công tác huy động ngoại tệ, mở rộng mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB năm 2009, 2010, 2011)
Hình 2.2 : Doanh số chuyển tiền qua VCB năm 2008 - 2011
Đối với NHTM, dịch vụ kiều hối không chỉ đem lại nguồn thu phí dịch vụ mà còn giúp ngân hàng mua được ngoại tệ, tăng nguồn tiền gửi và bán chéo được các sản phẩm khác cho người nhận tiền kiều hối, đồng thời nâng cao được uy tín và thương hiệu của ngân hàng. Nhận thấy được điều này, VCB chủ động áp dụng các chiến lược thu hút nguồn ngoại tệ dồi dào từ các kiều bào. Kết quả của hoạt động này được phản ánh qua biểu đồ lượng kiều hối chuyển qua VCB với doanh số được cải thiện trong năm gần đây. Từ năm 2008 đến 2010, doanh số chuyển tiền giảm theo đà giảm chung của cả nước do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Các kiều bào sinh sống ở nước ngoài cũng chịu nhiều tác động bởi nền kinh tế nơi họ đang sinh sống cũng gặp nhiều khó khăn. Lượng ngoại tệ chuyển qua ngân hàng giảm từ 1.4 tỷ USD năm 2008 xuống còn 1,3 tỷ USD trong năm 2009 và chỉ còn 1,14 tỷ USD trong nằm 2010. Bước qua năm 2011, nhờ việc tích cực thay đổi các biện pháp khuyến mãi với các chương trình “Tích lũy kiều hối”, đổi mới và xây dựng hệ thống mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch, đặc biệt là việc thành lập công ty Kiều hối ngay tại Mỹ đã giúp cải thiện nguồn vốn ngoại tệ lên 1,43 tỷ USD. Với kết quả này, ngân hàng hiện đứng thứ 3 toàn ngành về doanh số chuyển tiền kiều hối.
động thụ động từ tiền gửi ngoại tệ từ cá nhân, tổ chức và kênh chủ động bằng việc phát hành giấy tờ có giá bằng ngoại tệ.
Đvt: tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011
Tiền gửi ngoại tệ 89.93 8.366
96.0 29.906
85.86 2.116 Phát hành GTCG bằng ngoại tệ 117.315 1,434.725 51.197 Tổng nguồn ngoại tệ huy động 90.055.681 97.464.631 85.913.313 (Nguồn: Phòng kế toán Vốn VCB)
Bảng 2.5: Tình hình huy động ngoại tệ tại VCB năm 2009, 2010, 2011
Lượng ngoại tệ gửi vào ngân hàng là một trong những nguồn cung chủ yếu cho việc kinh doanh ngoại tệ. Vì thế, VCB luôn cố gắng đảm bảo cho nguồn này duy trì và phát triển một cách hợp lý. Lượng tiền ngoại tệ gửi vào VCB từ năm 2009 có giá trị gần 90 tỷ đồng đến năm 2010 đã tăng lên 96 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ diễn ra một cách tích cực hơn nhờ nguồn vốn này. Ngoài ra VCB đã phát hành thành công các giấy tờ có giá để huy động ngoại tệ với lãi suất hợp lí vào những thời điểm thích hợp chứ không phát hành bằng mọi giá do đó giúp cho việc huy động đạt được hiệu quả cao. Tuy nhiên số lượng ngoại tệ đã giảm nhiều trong năm 2011 nguyên nhân là do sụt giảm tiền gửi ngoại tệ từ các tổ chức tín dụng. Đồng thời nhận thấy trong năm nguồn ngoại tệ dồi dào đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán nên ngân hàng gần như không phát hành giấy tờ có giá để huy động trong năm.Việc giảm nguồn ngoại tệ không phải do ngân hàng khó khăn trong việc huy động, bằng chứng là ngân hàng giảm hẳn đi khoản vay ngoại tệ và vay thông qua phát hành nhưng hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra suôn sẻ.
Đvt: nghìn USD
Năm 2008 2009 2010 2011
Tổng doanh số mua bán ng/tệ 46.030.253 35.913.595 35.244.317 34.472.471 Tổng doanh số mua ng/tệ 23.031.833 17.951.220 17.595.527 17.235.123
Tổng doanh số bán ng/tệ 22.998.420 17.962.375 17.648.790 17.237.348 (Nguồn: Phòng kinh doanh ngoại tệ VCB)
Bảng 2.6: Doanh số mua bán ngoại tệ tại VCB từ 2008 – 2011
Qua bảng số liệu cho thấy từ năm 2009 đến nay, các giao dịch ngoại hối kém phần sôi nổi hơn. Nguyên nhân là do tỷ giá biến động khó lường và nguồn cung ngoại tệ sụt giảm mạnh do bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng và suy thoái kinh tế. Tuy có sự sụt giảm đáng kể nhưng doanh số mua bán ngoại tệ của VCB luôn dẫn đầu trên thị trường ngoại hối Việt Nam.
Cùng với sự hội nhập của hệ thống tài chính Việt Nam với thế giới, thị trường ngoại hối và tỷ giá USD/VND có những diễn biến mạnh và khó lường tạo ra rất nhiều khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, với sự chủ động, VCB đã biến thách thức trở thành cơ hội thể hiện thông qua chất lượng của hoạt động kinh doanh ngoại hối. Kết quả kinh doanh bên mảng kinh doanh ngoại tệ hiện nay đang đem lại nhiều chuyển biến tốt trong ngân hàng. Biết trước tình hình kinh tế thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng, sự biến động mạnh của tỷ giá sẽ kéo theo việc KDNH trở nên khó khăn hơn, do đó Ban lãnh đạo VCB chủ trương tận dụng mọi cơ hội kinh doanh và nguồn lực sẵn có, luôn bám sát thị trường. Đặc biệt trong các cuộc họp Đại hội đồng cổ đông hằng năm luôn định hướng và đưa ra mục tiêu vừa sức, đảm bảo kinh doanh an toàn nguồn vốn. Lợi nhuận do KDNH mang lại là một sự đền đáp cho sự nỗ lực của Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên phòng kinh doanh ngoại tệ.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh VCB năm 2010, 2011)
Hình 2.3 : tỷ trọng lợi nhuận KDNH trong tổng lợi nhuận trước thuế VCB năm 2009 - 2011
Với quyết tâm tạo đột phá trong hoạt động bán lẻ, song song đẩy mạnh bán buôn, mở rộng qui mô nguồn vốn, hàng loạt các sản phẩm dịch vụ được VCB đưa đến khách hàng như chuyển tiền, thanh toán… đều hỗ trợ tốt cho lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ. Kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của VCB rất đang khích lệ, lãi từ hoạt động này luôn chiếm một tỷ trọng cao trên tổng lợi nhuận mà ngân hàng đạt được. Từ năm 2009 cho đến nay, lãi đạt được luôn chiếm một khoảng khá lớn cụ thể năm 2009 là 18,35% và năm 2011 là 20,71%. Có thể nói, KDNH là một thế mạnh của VCB. Tuy nhiên lợi nhuận của năm 2010 về ngoại hối chỉ xấp xỉ 562 tỷ đồng, thấp hơn khá nhiều so với mức lợi nhuận thường thấy ở VCB, chỉ chiếm 10,09%. Nếu cho rằng đây là một năm kinh doanh thất bại của ngân hàng thì cũng không đúng. Bởi lẽ riêng đầu năm 2009, trong ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, giá nhiều công cụ tài chính trên thế giới giảm mạnh, VCB đã nắm cơ hội mua vào 80 triệu USD trái phiếu của Việt Nam ở nước ngoài và bán ra chỉ khoảng 2 tháng sau đó, thu lãi 20 triệu USD. Vì thế, có một khoản thu khá lớn từ hoạt động kinh doanh ngoại hối với khoảng 450 tỷ đồng tăng thêm trong năm 2009 đã làm lợi nhuận năm này vượt trội khá nhiều so với năm 2010. Như vậy thì năm 2011 mới là một dấu mốc ấn tượng khi lợi nhuận tăng lên một cách đáng kể, gấp đôi so với năm 2010. Đây là mức lợi nhuận khủng không chỉ so với những năm qua tại ngân hàng,
mà nhìn trên diện toàn ngành thì VCB là ngân hàng KDNH hiệu quả nhất trong khi nhiều ngân hàng bị thua lỗ trong hoạt động này.
VCB cung cấp rất đa dạng các dịch vụ liên quan đến ngoại tệ như thanh toán xuất nhập hàng hoá dịch vụ, cước vận tải, bảo hiểm, trả nợ vay ngân hàng, góp vốn liên doanh với nước ngoài, thực hiện các thanh toán theo nhu cầu giao dịch vãng lai, thực hiện các hợp đồng phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu…đồng thời thực hiện tư vấn kinh doanh ngoại tệ đối với các khách hàng có nhu cầu và nhận ủy thác đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, xét về mức độ giao dịch thì các nghiệp vụ giao ngay chiếm phần lớn hơn 90% doanh số giao dịch. Chủ yếu là do các doanh nghiệp chưa có điểu kiện áp dụng và chưa quen với việc sử dụng các sản phẩm phái sinh. Hơn nữa, lợi nhuận mang lại trong kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là do giao ngay, các hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi thường khiến ngân hàng bị lỗ mặt dù số lỗ này tương đối nhỏ. Do thị trường phái sinh hiện nay có rất ít các chủ thể tham gia, cho nên ngân hàng thường chỉ thực hiện giao dịch với khách hàng mà không có giao dịch đối ứng và rơi vào trạng thái chịu rủi ro. Đây cũng là lý do ngân hàng ngần ngại đẩy mạnh nghiệp vụ phái sinh.
Đvt: tỷ đồng
2009 2010 2011
Lãi lỗ kinh doanh ngoại hối 918,3 561,8 1179,6
Lãi từ giao ngay 991,9 600,6 1273
Lãi từ phái sinh -190,1 -103,3 -55,9
(Nguồn: Báo cáo thường niên VCB năm 2010, 2011)
Bảng 2.7: Lợi nhuận kinh doanh ngoại hối theo từng loại nghiệp vụ của VCB năm 2009-2011
Với tỷ trọng giao dịch không nhiều đồng thời không mang lại kết quả khả quan nên hầu như ngân hàng không chú trọng trong mảng hoạt động phái sinh nhiều, chủ yếu đánh mạnh vào các giao dịch giao ngay và chuyển đổi ngoại tệ nhằm thu lợi nhanh và chắc chắn.
2.4 Thực trạng áp dụng quản trị rủi ro tỷ giá cho các hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCB: ngoại tệ tại VCB:
2.4.1 Các nguyên nhân gây ra rủi ro tỷ giá đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCB: ngoại tệ tại VCB:
2.4.1.1 Giữ trạng thái ngoại hối mở
Như chúng ta đã biết, các giao dịch mua bán ngoại tệ của NHTM làm chuyển giao quyền sở hữu ngoại tệ, từ đó làm phát sinh trạng thái trường hoặc đoản đối với ngoại tệ đó. Việc duy trì trạng thái mở đối với ngoại tệ sẽ khiến cho ngân hàng gặp phải rủi ro tỷ giá. Khi trạng thái ngoại hối là trường thế thì tỷ giá giảm sẽ gây bất lợi cho ngân hàng nắm giữ ngoại tệ và ngược lại. Thực tế cho thấy, VCB luôn giữ trạng thái ngoại hối mở đặc biệt là trạng thái đoản với USD và JPY. Nguyên nhân chủ yếu là do mức tỷ giá mà NHNN công bố thường cố định trong thời gian dài, ít biến động nên khiến ngân hàng không ngần ngại giữ trạng thái mở do ít đối mặt với rủi ro như khi tỷ giá được thả nổi tự do. Mặt khác do đặc điểm nền kinh tế nước ta nhu cầu nhập khẩu cao để tạo tiền đề phát triển kinh tế, cầu về ngoại tệ luôn cao hơn cung do đó doanh số mua vào của ngân hàng không đủ cho lượng ngoại tệ bán ra. Hơn nữa lãi suất cho vay VND thường cao hơn lãi suất của USD, JPY, EUR vì thế ngân hàng sẵn sàng bán ngoại tệ để đổi lấy nội tệ và cho vay nội tệ để hưởng lãi suất cao hơn. Đến hạn hoàn trả ngoại tệ ngân hàng sẽ mua ngoại tệ vào, khoản lãi cho vay luôn lớn hơn khoản lỗ tỷ giá do tỷ giá được NHNN cố định trong một thời gian dài.
Nhưng cuối năm 2008 thì trạng thái ngoại hối của ngân hàng ở vị thế ngược lại. Nguồn ngoại tệ dư thừa đổ vào Việt Nam qua các kênh đầu tư, nguồn vốn trực tiếp FDI cũng tăng lên đáng kể nhất là trong năm 2008 làm cho VCB luôn chủ động được nguồn cung nếu không nói là quá dư thừa khiến cho ngân hàng phải ở trong trạng thái trường ngoại tệ. Điều này cũng đã làm cho ngân hàng phải áp dụng chiến lược hạ thấp giá mua ngoại tệ để từ chối việc khách hàng mang ngoại tệ đến bán nhưng vẫn chưa thể cân bằng được trạng thái.
Việc để cho trạng thái ngoại hối không cân bằng mà chưa có các hợp đồng mua bán đối ứng khiến VCB rơi vào tình trạng gặp phải rủi ro tỷ giá. Ví dụ như trạng thái VCB vào cuối năm 2010 đối với USD là đoản với số lượng lên đến
76.531 nghìn USD. Nếu tỷ giá vào ngày 31/12/2010 là 21.030 VND/USD biến động tăng lên 10 pip tức 10 điểm tỷ giá thì ngân hàng sẽ có một khoản lỗ tương đương 7,653 tỷ VND. Đây chỉ là một ví dụ cho thấy ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng lỗ tỷ giá mặc dù tỷ giá biến động rất ít, và khoản lỗ này sẽ còn lớn hơn nhiều nếu như tỷ giá biến động mạnh hơn. Do đó, khi kinh doanh ngoại tệ, trạng thái ngoại hối là một trong những nguyên nhân có thể đem lại lợi nhuận hay thua lỗ cho ngân hàng, việc này đồng nghĩa với việc ngân hàng đối mặt với rủi ro tỷ giá.
2.4.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá biến động theo hướng bất lợi
Nếu như trạng thái ngoại hối là điều kiện cần thì việc tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi là một điều kiện đủ dẫn đến thua lỗ tỷ giá trong kinh doanh ngoại tệ. Việc ngân hàng duy trì trạng thái mở sẽ không gây ảnh hưởng gì nếu tỷ giá không biến động, do đó rủi ro tỷ giá cũng không phát sinh. Thế nhưng thực tế thì tỷ giá biến động hằng ngày, lên xuống một cách bất thường và việc NHNN cố gắng duy trì một mức tỷ giá ổn định chỉ làm cho khả năng xảy ra cú sốc tỷ giá lớn hơn. Bằng chứng là đã có đến 2 lần thay đổi tỷ giá trong năm 2010 và 1 lần vào đầu năm 2011. Sau một thời gian dài tỷ giá được giữ cố định ở mức 17.941 VND/USD thì bất ngờ tăng lên 18.544 VND/USD với biên độ điều chỉnh vượt hơn 3% vào ngày