III. Đối tượng nghiên cứu
3.4.2.2 Mô hình ARCH
Mô hình ARCH do Engle đề xuất năm 1982. Đây là mô hình đầu tiên đưa ra cơ sở lý thuyết để mô hình hóa rủi ro. Mô hình ước lượng phương trình ARCH có dạng sau:
σt2 = αo + α1*u2 t-1
Trong đó: σt2 : phương sai của chuỗi ut-1: sai số ngẫu nhiên
Cũng tương tự như mô hình VAR, ta áp dụng các biến là tỷ giá mua của ngoại tệ là USD để áp dụng. Trước khi tiến hành chạy mô hình bằng Eviews, các biến số
phải được kiểm tra tự tương quan bằng mô hình AR(1) để xem xét biến có phụ thuộc vào những biến đã xảy ra trong quá khứ không. Khi đó ta có phương trình trung bình:
LSUSDt = α1*LSUSDt-1 – α2*LSUSDt-2 + et
Tỷ giá mua USD ở thời kỳ trễ có tác động tới tỷ giá mua USD ở thời kỳ hiện tại. Cụ thể là khi tỷ giá mua ở thời kỳ trễ thứ nhất tăng lên 1 đơn vị, thời kỳ trễ thứ hai tăng thêm 1 đơn vị thì tỷ giá mua ở thời kỳ hiện tại sẽ tăng lên trung bình khoảng (α1- α2) đơn vị. Như vậy, sử dụng mô hình ARCH cho ta những dự báo tỷ giá trong tương lai gần dự vào những chuỗi tỷ giá trong quá khứ.
Ngoài hai phương pháp trên, người ta còn áp dụng cùng lúc các phương pháp khác như dùng mô hình kinh tế lượng về nhân tố xác định tỷ giá: tỷ giá hối đoái được xem là một biến phụ thuộc có thể được giải thích bằng các biến số kinh tế vĩ mô cơ bản. Mô hình được lập ra nhắm tới mục tiêu dự báo dài hạn với những điều kiện vĩ mô dài hạn.