Thực trạng áp dụng quản trị rủi ro tỷ giá tại VCB

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 59 - 65)

III. Đối tượng nghiên cứu

2.4.2.3 Thực trạng áp dụng quản trị rủi ro tỷ giá tại VCB

Qua phân tích các bước của qui trình kinh doanh ngoại tệ của 2 giao dịch chủ yếu là giao ngay và kỳ hạn tại VCB ở trên chúng ta đã làm rõ được những bước cơ bản khi tiến hành giao dịch để từ đó tìm hiểu rõ hơn về mô hình quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của VCB đang áp dụng.

Nhận diện rủi ro:

Việc nhận diện các rủi ro trong KDNH thì yếu tố đầu tiên phải xem xét đến đó là tỷ giá, đặc biệt đối với các giao dịch giao ngay vì đặc thù của thị trường này là tỷ giá dễ thay đổi bởi các yếu tố ngắn hạn. Cho nên công tác nhận diện rủi ro tỷ giá được giao cho phòng kinh doanh ngoại tệ và được bắt đầu xem xét từ các yếu tố ngắn hạn. Để có thể nắm bắt được diễn biến cũng như sự thay đổi hằng ngày của các yếu tố này, các Dealer phải theo dõi, thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin kinh tế, tỷ giá, lãi suất trên thị trường trong nước và quốc tế và các thông tin trong hệ thống ngân hàng. Sau đó, những thông tin trên sẽ được tổng hợp lại thành một Bản tin tài chính. Bản tin này sẽ giúp định hướng kinh doanh cho các dealer trong ngày và cũng có thể là thông tin bổ ích cho các nhà kinh doanh ngoại tệ khi giao dịch với ngân hàng. Trong Bản tin tài chính các Dealer sẽ chú ý tới những biến động của các loại ngoại tệ, đưa ra những dự báo trong tương lai, đồng thời cung cấp đầy đủ tỷ giá mua/bán các cặp ngoại tệ trên thị trường, tỷ giá mua/bán ngoại tệ của VCB cho khách hàng. Ngoài bản tin tài chính, VCB còn chú ý đặt màn hình lớn cung cấp tỷ giá trên Reuters nhằm theo dõi diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế.

Sau khi phân tích đầu ngày, các Dealer dựa vào đó tính toán tỷ giá niêm yết trong ngày, định ra mức dao động hợp lí trong ngày. Mức dao động sẽ căn cứ trên những biến động tỷ giá trên thị trường đồng thời phải đảm bảo tính phù hợp và kịp thời, tránh đưa ra giá quá cao hay quá thấp làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài việc áp dụng tỷ giá đã công bố, để tăng cường tính cạnh tranh, VCB

lớn. Con số này ở VCB hiện tại được qui định là 5,000,000 USD. Do đó, các dealer không chỉ áp đặt tỷ giá niêm yết mà còn phải áp dụng tỷ giá thương lượng khi cần thiết và phải đảm bảo tỷ giá này phù hợp với tỷ giá thị trường tại thời điểm giao dịch và những qui định của NHNN về tỷ giá giao dịch giao ngay, kỳ hạn hoặc hoán đổi.

Việc thiết lập một cơ chế tổng hợp đầu ngày và áp dụng tỷ giá giao dịch một cách linh hoạt giúp cho VCB không chỉ nhận dạng được rủi ro tỷ giá đang và sắp đối mặt trong ngày kinh doanh mà còn giúp cho ngân hàng chủ động được trạng thái ngoại hối khi cần thiết.

Phân tích rủi ro tỷ giá:

Khâu nhận diện rủi ro tốt là một tiền đề cho việc phân tích và đo lường rủi ro. Để đảm bảo công tác QTRRTG cung như công tác quản trị rủi ro chung trên toàn hệ thống, VCB thì các bước của mô hình quản trị phải được thực hiện nghiêm chỉnh. Các Dealer phải thường xuyên theo dõi trạng thái ngoại tệ hay các giao dịch mình đã thực hiện một cách sát sao và phải thông báo đến Trưởng phòng kinh doanh ngoại tệ về trạng thái của mình sau mỗi lần giao dịch. Sau đó, trưởng phòng sẽ tổng hợp để tính ra tổng trạng thái của ngân hàng. Như vậy, với phương pháp định lượng này VCB sẽ biết được ngân hàng đang ở trong tình huống nào và sẽ chịu mức độ rủi ro cao hay thấp trong những tình huống rủi ro tỷ giá đã được nhận diện ở khâu đầu tiên của qui trình. Hơn nữa việc cập nhật trạng thái ngoại hối một cách thường xuyên ngay trong ngày giao dịch sẽ đảm bảo việc kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng theo đúng đường lối do Ban lãnh đạo đã đề ra.

Ngoài việc báo cáo trạng thái ngoại hối của mình, các Dealer còn phải lập bảng doanh số về mua/bán các loại ngoại tệ đã giao dịch ngày trước đó vào đầu ngày hôm sau để giúp cho Ban lãnh đạo nắm bắt được tình hình nhằm đưa ra các kế hoạch cho ngày kinh doanh tiếp theo cũng như sẽ có những biện pháp quản trị đưa ra kịp thời đối với những tình huống cấp bách. Bên cạnh đó, phòng kinh doanh ngoại tệ hiện nay đang áp dụng kỹ thuật định giá lãi/lỗ tiềm năng vào cuối mỗi ngày. Các giao dịch của từng loại ngoại tệ đã giao dịch sẽ được tổng hợp lại, tính giá bình quân cho tổng các giao dịch, sau đó so sánh với giá thị trường liên hàng và

giá bình quân trên thị trường ngoại hối để từ đó tính được các mức lãi/lỗ dự kiến của từng trạng thái ngoại hối mở của từng loại tiền tệ. Mức lãi lỗ dự kiến của từng trạng thái ngoại tệ mở của từng loại tiền tệ vào cuối ngày giao dịch theo công thức:

Tất cả các mức lãi/lỗ này sẽ được qui về VND làm cơ sở để tính toán kết quả kinh doanh. Vào cuối mỗi tháng, bộ phận kinh doanh sẽ tổ chức đánh giá lại hoạt động kinh doanh ngoại tệ của mình thông qua bảng đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ. Công tác định lượng rủi ro đóng vai trò rất quan trọng giúp cho việc phòng tránh và điểu tiết rủi ro có hiệu quả hơn, giảm thiểu rủi ro mà ngân hàng đang gặp phải, nhưng trước hết, để làm tốt công tác này thì quá trình thu thập và báo cáo những xu hướng biến động cần phải được theo dõi chặt chẽ.

Điều tiết rủi ro tỷ giá:

Dựa vào kết quả của quá trình nhận diện, phân tích và đo lường mức độ tác động của rủi ro tỷ giá, Ban lãnh đạo VCB tiến hành công tác quản trị nhằm điều tiết rủi ro một cách linh hoạt, hạn chế tổn thất do rủi ro gây ra đến mức thấp nhất. Có thể có các biện pháp QTRRTG như sau:

*Hạn mức giao dịch:

Các biện pháp quản trị chủ động mà VCB đang áp dụng là qui định hạn mức giao dịch, mức dừng lỗ, đa dạng hóa các loại ngoại tệ giao dịch, tự bảo hiểm bằng

Tỷ giá bình quân =

Tồn ng/tệ đầu ngày + Mua ng/tệ trong ngày - Trả nguồn ng/tệ đã mượn

Tồn ng/tệ đầu kỳ quy ra VND + Mua ng/tệ trong kỳ bằng VND – Trả nguồn ng/tệ đã mượn bằng VND

Tỷ giá bán =

Doanh số bán ng/tệ thanh toán bằng VND – Trả nguồn ng/tệ đã mượn quy VND

Doanh số bán ng/tệ – Trả nguồn ng/tệ đã mượn

thường xuyên và được tiến hành một cách nghiêm chỉnh từ Ban lãnh đạo VCB cho đến tất cả nhân viên thuộc phòng kinh doanh ngoại tệ. Biện pháp được áp dụng thường xuyên nhất có thể kể đến đó là công cụ hạn mức. Tuy rủi ro tỷ giá là một rủi ro khách quan nhưng khả năng mắc phải rủi ro và mức độ thiệt hại do rủi ro gây ra xuất phát từ chủ quan và quyết định của nhân viên kinh doanh. Nhìn ra được vấn đề này, để tăng tính chặt chẽ và hiệu quả, Ban lãnh đạo VCB xây dựng hệ thống quản trị hạn mức theo tiêu chí trình độ và trách nhiệm của nhân viên giao dịch.

Đvt: USD Hạn mức Số lượng tối đa/

1giao dịch

Trạng thái mở trong ngày

Trạng thái mở qua đêm

Dealer 500.000 2.000.000 1.000.000

Trưởng phòng 1.000.000 2.000.000 1.000.000

Cả phòng 5.000.000 5.000.000 2.500.000

(Nguồn: Quy định về tổ chức giao dịch ngoại tệ của VCB)

Bảng 2.8: Hạn mức giao dịch ngoại tệ tại VCB

Theo hạn mức này, cả dealer và trưởng phòng phải tuân thủ để đảm bảo cho hạn mức của cả phòng không được vượt quá 5.000.000 USD tức là phòng chỉ được mở tối đa 5.000.000 USD với các giao dịch mua hoặc bán mà không hạn chế số lượng giao dịch. Trung bình các Dealer tiến hành khoảng 20-30 giao dịch/ 1 ngày và phải chấp hành tốt hạn mức của mình. Kinh nghiệm của các dealer sẽ quyết định hạn mức, các dealer trẻ mới vào thường chỉ được giao dịch tối đa 500.000 USD/ 1 giao dịch, những dealer có kinh nghiệm lâu năm có thể giao dịch tối đa lên đến 1.000.000 USD hoặc 1.000.000 EUR/ 1giao dịch. Cách phân chia hạn mức như vậy giúp hạn chế được các rủi ro tỷ giá trong các quyết định kinh doanh của Dealer còn ít kinh nghiệm, đồng thời cũng tạo cơ hội tối đa cho các dealer lâu năm phát huy nhằm đem lại lợi nhuận tối đa cho ngân hàng. Thêm nữa, việc qui định hạn mức cho cả phòng tạo nên một cơ chế giám sát chặt chẽ, trưởng phòng theo đó mà khống chế trạng thái ngoại hối của dealer khi cần thiết nhằm đảm bảo an toàn nguồn vốn. Cuối ngày, bất kể kết quả kinh doanh ngoai tệ lời hay lỗ các nhân viên đều phải tiến hành giao dịch ngược lại để cân bằng trạng thái.

Các nhân viên khi giao dịch phải tính toán trạng thái của mình sao cho hợp lí nằm trong hạn mức cho phép đồng thời cũng phải đảm bảo ngừng giao dịch nếu khoản lỗ quá lớn. Để cụ thể hơn VCB cũng đã qui định về hạn mức lỗ cho phép đối với từng nhân viên. Các dealer dù mới hay lâu năm thì hạn mức lỗ cho phép cũng chỉ là 3.000 USD. Khi dealer muốn giữ trạng thái ngoại hối mở mà có dấu hiệu rủi ro thì phải xin ý kiến của lãnh đạo phòng. Đồng thời, nếu muốn giữ trạng thái mở qua đêm thì ngoài xin ý kiến lãnh đạo phòng, dealer nhất thiết đặt lệnh dừng lỗ cho ngân hàng đối tác hoặc sử dụng công cụ lệnh dừng lỗ, giới hạn nếu giao dịch trên hệ thống Reuter. Việc thiết lập hạn mức dừng lỗ có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh ngoại tệ giúp cho ngân hàng đảm bảo được các khoản lỗ vẫn nằm trong mức chịu đựng của mình. Nếu không thiết lập các hạn mức dừng lỗ, ngân hàng có thể sẽ gánh chịu những tổn thất tài chính rất lớn không lường trước được do rủi ro tỷ giá gây nên.

*Đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh:

Bên cạnh sử dụng hạn mức, VCB còn chú ý giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa các loại ngoại tệ kinh doanh. Mỗi loại ngoại tệ mang một rủi ro tỷ giá đặc thù, khi kết hợp chúng trong một danh mục thì rủi ro của doanh mục sẽ được giảm đi nhờ sự đa dạng trong kinh doanh. Bởi lẽ rủi ro của từng loại ngoại tệ có mối tương quan nghịch với nhau, do đó lợi nhuận thu được từ việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với đồng tiền này có thể bù đắp cho sự thua lỗ do việc duy trì trạng thái ngoại hối mở đối với một đồng tiền khác. Hiện nay, VCB tiến hành kinh doanh trên 10 loại đồng tiền mạnh được chuyển đổi tự do như USD, EUR, GBP, CAD, JPY, AUD, CHF…

*Tăng vốn điều lệ:

Ngoài việc sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách chủ động, VCB còn thực hiện chiến lược điều tiết rủi ro thụ động bằng cách tăng vốn điều lệ. Trong năm 2010, VCB đã 2 lần tăng vốn điều lệ với mức tăng 9.28% vào lần 1 và 33% vào lần 2, đưa tổng vốn điều lệ lên mức 17,588 tỷ đồng. Tiếp tục đà tăng trưởng đó, năm 2011 đạt mức 19,698 tỷ đồng. Điều này làm tăng khả năng chịu

đựng rủi ro và qui mô kinh doanh ngoại tệ bởi vì nguồn vốn sử dụng cho hoạt động này cũng được tăng theo. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ ở VCB luôn tuân thủ nghiêm chỉnh các qui định về trạng thái ngoại hối mà NHNN đưa ra. Theo quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại tệ, hạn mức trạng thái ngoại tệ mà mỗi ngân hàng được phép duy trì cuối ngày không vượt quá 30% vốn tự có của ngân hàng. Tuy nhiên hiện nay mức qui định này đã giảm xuống chỉ còn 20% vốn tự có của ngân hàng trong thông tư số 07/2012/TT-NHNN. Việc giảm trạng thái ngoại hối xuống thấp như vậy khiến cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh để duy trì theo đúng như qui định. Cho nên biện pháp phù hợp nhất vừa có thể tuân thủ đúng các qui định của NHNN vừa có thể tự đảm bảo khả năng chịu đựng rủi ro cho ngân hàng đó là tăng vốn điều lệ.

*Trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá:

Việc tăng vốn điều lệ phụ thuộc vào chính sách của Đại hội đồng cổ đông và định hướng hoạt động của ngân hàng rất phức tạp. Thay vào đó, VCB thực hiện trích vào quỹ trích lập dự phòng rủi ro để phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra, trong đó bao gồm cả rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Số tiền trích lập này được lấy từ lợi nhuận chưa phân phối và được trích đều đặn hằng năm. Việc trích lập quỹ dự phòng tuy không làm giảm thiệt hại do rủi ro gây ra nhưng là một nguồn để bù đắp chủ động hơn, giúp ngân hàng tránh gặp phải những cú sốc tỷ giá quá lớn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung.

Nhìn chung, có rất nhiều biện pháp có thể đưa ra để hạn chế thiệt hại do rủi ro tỷ giá. VCB đã rất linh hoạt khi không cố định sử dụng mặc nhiên một phương pháp nào mà tùy vào tình huống thực tiễn Ban lãnh đạo chỉ đạo đưa ra biện pháp cho phù hợp nhất.

Giám sát rủi ro tỷ giá:

Có thể nói đây là khâu thường hay bị bỏ sót nhất trong một mô hình quản trị rủi ro. Sau khi tiến hành nhận diện, phân tích đo lường tác động của rủi ro và lựa chọn các biện pháp điều tiết thì cuối cùng, ngân hàng phải xây dựng được một hệ

thống giám sát chặt chẽ các rủi ro đó. Công việc này có ý nghĩa như là một quá trình theo dõi và đánh giá việc chấp hành qui trình quản trị của tất cả nhân viên kinh doanh về các hạn mức trạng thái ngoại tệ, hạn mức giao dịch, tỷ giá niêm yết trên

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w