Sử dụng thị trường phái sinh như một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 89 - 91)

III. Đối tượng nghiên cứu

3.4.5Sử dụng thị trường phái sinh như một công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá

Bằng việc cung ứng cho khách hàng các sản phẩm phái sinh để thu về lợi nhuận, VCB đã giúp cho các doanh nghiệp có điều kiện biết đến và tiếp xúc với thị trường các công cụ phái sinh. Với vai trò là ngân hàng tiên phong cung ứng dịch vụ quyền chọn nhưng giờ đây đã có rất nhiều ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ này. Có thể thấy mức độ cạnh tranh đang diễn ra buộc ngân hàng phải nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ đang cung cấp nếu muốn giữ vững vị trí hàng đầu.

Nhưng lý do chính yếu để VCB cần phải phát triển thị trường này hơn nữa chính là việc có thể sử dụng thị trường này để bảo hiểm RRTG cho ngân hàng trong việc kinh doanh trên thị trường ngoại hối cũng như cho khách hàng đối với các nguồn thu, chi ngoại tệ. Trên thế giới, thị trường này phát triển một cách mạnh mẽ không chỉ ở vai trò bảo hiểm mà được xem như một kênh sinh lợi lớn. Với vai trò đầu cơ, những biến cố về tỷ giá sẽ có thể đem lại những khoản lợi nhuận rất lớn cho nhà đầu tư nhưng cũng có thể gây ra những đợt khủng hoảng lớn. Tuy nhiên, do hoạt động phái sinh ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc bảo hiểm và kinh doanh lấy lãi nên sẽ không gây ra những hậu quả quá lớn.

Khi tham gia các hoạt động kinh doanh ngoại tệ, ngân hàng tạo ra trạng thái ngoại hối mở. Ngân hàng có thể phòng ngừa RRTG xảy ra thông qua việc thực hiện các hợp đồng phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai. Để đảm bảo chắc chắn khoản thu nhập bằng ngoại tệ, cân đối luồng tiền và cơ cấu lại danh mục tài sản – nợ thì các công cụ phái sinh là lựa chọn hàng đầu nhằm phòng chống rủi ro bằng việc cố định trước tỷ giá giao dịch trong tương lai. Thị trường phái sinh và công cụ phái sinh ngoại hối rất đa dạng, phức tạp đòi hỏi các giao dịch viên là các cán bộ ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao về lĩnh vực ngoại hối, am hiểu các kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. Đặc biệt là nhân viên kinh doanh phải có khả năng vận dụng linh hoạt các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá đối với danh mục đầu tư bằng ngoại tệ của bản thân ngân hàng. Nhân viên giao dịch có thể lựa chọn trong các sản phẩm phái sinh như sau:

Sử dụng công cụ kỳ hạn: ngân hàng không phải chịu một khoản phí nào và qua

khi đến hạn nhận tiền hoặc thanh toán bất chấp sự tăng, giảm của tỷ giá giao ngay trên thị trường.

Sử dụng công cụ tương lai: Về nguyên tắc sử dụng thì hợp đồng tương lai

hoàn toàn tương tự như hợp đồng kỳ hạn. Tuy nhiên giao dịch hợp đồng tương lai là giao dịch được chuẩn hoá và được giao dịch trên thị trường có tổ chức, đó là các Sở giao dịch. Vì vậy, đây là đặc điểm làm cho hợp đồng tương lai có tính thanh khoản rất cao, còn giao dịch kỳ hạn được thực hiện trên thị trường OTC (thị trường liên ngân hàng). Trước khi hợp đồng tương lai chính thức được mở, người tham gia phải ký quỹ một khoản tiền nhất định vào tài khoản trung tâm giao dịch do đó giảm bớt được rủi ro không thực hiện hợp đồng của đối phương. Điểm nổi trội hơn đó là ngân hàng có thể “giấu mình”, không lo các ngân hàng khác biết được mình đang cần loại ngoại tệ gì và ngân hàng có thể thoát khỏi giao dịch bất cứ lúc nào.

Sử dụng công cụ quyền chọn: người mua quyền chọn có thể có quyền không

thực hiện hợp đồng vào ngày đáo hạn hợp đồng nhưng để có được quyền này thì phải bỏ ra một khoản phí nhất định. Với chức năng là cung cấp quyền bán hoặc mua ngoại tệ với tỷ gia giao ngay trong tương lai, ngân hàng có thể sử dụng hợp đồng này để phòng ngừa RRTG.

Sử dụng công cụ hoán đổi: nhằm mục đích cân đối lại danh mục ngoại tệ hoặc

phục vụ nhu cầu ngoại tệ tức thời của ngân hàng mà vẫn đảm bảo sự an toàn của ngân hàng trước những biến động lớn của tỷ giá. Ngoài ra đây là một công cụ giúp cho ngân hàng tránh khỏi rủi ro trong hoạt động cho vay trên thị trường liên ngân hàng.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tỷ giá trong kinh doanh ngoại hối tại Ngân Hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Trang 89 - 91)