Khái niệm chiến lược

Một phần của tài liệu chiến lược khai thác internet cho các doanh nghiệp lữ hành tại hà nội (nghiên cứu thực tế tại saigontourist hà nội, exotissimo và nghitamtours) (Trang 82 - 84)

Khái niệm chiến lược có từ thời Hi Lạp cổ đại. Thuật ngữ này vốn có nguồn gốc sâu xa từ quân sự, xuất phát từ “strategos” nghĩa là vai trò của vị tướng trong quân đội. Sau đó, nó phát triển thành “Nghệ thuật của tướng lĩnh”- nói đến các kỹ năng sắp xếp và điều binh của những người cầm quân trong chiến tranh. Sau này, thuật ngữ này được sử dụng để chỉ kỹ năng quản trị để khai thác các lực lượng để đè bẹp đối phương và tạo dựng vị thế thuận lợi trong các cuộc chiến. Ở phương Tây rất nhiều các nhà lý luận quân sự như, Alexander, Clausewitz, Napoleon, Stonewall Jackson, Douglas MacArthur đã đề cập và viết về chiến lược trên nhiều góc độ khác nhau. Ở phương Đông, trong các học thuyết quân sự của Tôn Tử và nhiều nhà quân sự các đây 250 trước đây, thuật ngữ chiến thuật dùng để chỉ những cách dụng binh, cách khiển tướng để đạt được thắng lợi trong chiến đấu. Nhìn chung luận luận điểm cơ bản của chiến lược là các cánh thức để có thể đè bẹp đối thủ, thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn và mục đích cuối cùng là có thể dẫn dắt thế trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của mình để dành toàn thắng.

Qua quá trình phát triển của xã hội loài người, tư duy chiến lược khái niệm chiến lược và tư duy chiến lược không còn chỉ dành riêng trong lĩnh vực quân sự nữa. Trong lĩnh vực kinh doanh, người ta tìm thấy sự tương đồng của tư duy chiến thuật này do đó nó nhanh chóng được sử dụng với các yếu tố chiến lược và lãnh đạo. Tuy nhiên, trong thế giới kinh doanh vấn đề được

phát triển trên nhiều phương diện rộng lớn hơn. Cho đến nay, có rất nhiều định nghĩa về chiến lược, sự khác nhau giữa các định nghĩa thường là do quan điểm của mỗi tác giả. Theo Chandler, một trong những nhà khởi xướng và phát triển lý thuyết về quản trị chiến lược định nghĩa: “chiến lược là sự xác

định các mục tiêu và mục đích dài hạn của doanh nghiệp, và sự chấp nhận chuỗi các hành động cũng như phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này”4 . J.B. Quinn đã định nghĩa: “Chiến lược là mô thức hay kế

hoạch thích hợp các mục tiêu cơ bản, các chính sách và chuỗi các hành động của tổ chức vào trong một tổng thể cố kết chặt chẽ”5.

Hoặc như Mintzberg cho rằng chiến lược phải được định nghĩa đa diện với 5 chữ P6

Kế hoạch (Plan): Một chuỗi các hành động dự định có ý thức.

Khuôn mẫu (Pattern): Sự kiên định về hành vi theo thời gian, dự định

hay không dự định

Bố trí (Position): Sự phù hợp giữa tổ chức và môi trường của nó

Triển vọng (Perspective): Một cách thức thâm căn cố đế để nhận thức

thế giới.

Thủ đoạn(Ploy): Một cách thức cụ thể để vượt lên trên đối thủ

Trong những năm gần đây, hai nhà kinh tế học Johnson và Schole cho rằng “Chiến lược là định hướng và phạm vi của một tổ chức trong dài hạn,

nhằm đạt được lợi thế cho tổ chức thông qua cấu hình các nguồn lực của nó trong bối cảnh của môi trường thay đổi, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thỏa mãn kỳ vọng của các bên hữu quan” 7

4Chandler A. Strategy and Structure: Chapters in the History of the American Enterprise, Massachusettes MIT Press, Cambridge 1962.

5Quinn, JB. Strategy for Change: Logical incrementalism, Homewood Illinois, Irwin,1980.

6H. Mintzberg, The Strategy Concept: 1Five P’s for Strategy, California Management Review, 30 June 1987, page 11-24

Theo Trịnh Văn Thanh: “Chiến lược là kế hoạch hoạt động điều khiển

sự phân phối tài nguyên và các hoạt động khác để đối phó với môi trường xung quanh và giúp cho tổ chức đạt tới các mục tiêu của mình”8

Nhìn chung, mỗi định nghĩa đề cập đến các ý khác khía cạnh khác nhau của khái niệm chiến lược. Tuy nhiên, tóm tắt các khái niệm này cho thấy khái niệm chiến lược trong kinh doanh được thể hiện ở các luận điểm sau đây:

- Chiến lược xuất phát từ nhu cầu cải thiện thực trạng của doanh nghiệp hay tổ chức

- Chiến lược được coi là công cụ quan trọng số một của một doanh nghiệp hay tổ chức trong việc tạo ra sức mạnh tổng thể để đạt được lợi thế của mình trong kinh doanh

- Chiến lược trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp, tổ chức sẽ làm gì để đạt được mục tiêu đó

- Chiến lược trả lời cho câu hỏi bằng phương tiện nào để doanh nghiệp, tổ chức có thể thực hiện được mục tiêu

Cũng từ phân tích trên đây, chúng ta có thể đi đến một khái niệm thống nhất: “Chiến lược là sự vận dụng tổng quát các yếu tố bên trong và bên ngoài

hướng tới việc đạt được những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp đề ra, nó bao gồm những cam kết về nguồn lực để đạt được những mục tiêu và những chính sách chủ yếu cần được tuân theo trong khi sử dụng các nguồn lực này”

Một phần của tài liệu chiến lược khai thác internet cho các doanh nghiệp lữ hành tại hà nội (nghiên cứu thực tế tại saigontourist hà nội, exotissimo và nghitamtours) (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w