Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

Một phần của tài liệu chiến lược khai thác internet cho các doanh nghiệp lữ hành tại hà nội (nghiên cứu thực tế tại saigontourist hà nội, exotissimo và nghitamtours) (Trang 125 - 140)

3.2.5.1 Đánh giá kết quả đào tạo và trình độ nguồn nhân lực phục vụ cho khai thác internet trong kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp.

Việc đánh giá kết quả đào tạo, trình độ tin học và khai thác internet được thực dựa trên phương pháp đánh giá của Donald Kirkpatrick, bao gồm kết quả của hoạt động sau:

Sự phản hồi của người học: người học được yêu cầu đánh giá chương trình đào tạo sau khi kết thúc khóa học. những gì mà họ nghĩ và cảm nhận trong đào tạo, về cấu trúc, nội dung, phương pháp trong chương trình đào tạo. Với sự hỗ trợ của internet, sự khảo sát có thể được phân phát và được trả lời trực tuyến sau đó có thể được tổng hợp và gửi đến người quản lý đào tạo.

Nhận thức: Mức hai đo kết quả nhận thức, đánh giá xem nhân viên có học được những kiến thức, kỹ năng và thái độ như mục tiêu của chương trình đào tạo đặt ra hay không

Hành vi: sự thay đổi, sự tiến bộ về thái độ trong lĩnh vực nghề nghiệp. Một cách lý tưởng, sự đánh giá nên thực hiện từ ba đến sáu tháng sau khi kết

thúc chương trình đào tạo, bởi vì thời gian quá lâu thì người học có cơ hội bổ sung những kỹ năng mới và dữ liệu đánh giá không thể hiện được điều cần đánh giá.

Kết quả: những hiệu ứng, tác động đến doanh nghiệp từ chương trình đào tạo. Thí dụ trong đào tạo nhân viên bán hàng trực tuyến, đo lường sự thay đổi trong lượng tiêu thụ, sự thu hút, lưu giữ khách hàng, sự gia tăng lợi nhuận sau khi chương trình đào tạo được thực hiện.

3.2.5.2 Đánh giá website

Để đánh giá khách quan website của mình, các doanh nghiệp lữ hành có thể sử dụng các tiêu chí đánh giá của Bộ Khoa học Công nghệ. Phương pháp đánh giá dựa trên sự định lượng hóa một số tiêu chí trên thang điểm 100 điểm. Trọng số được sử dụng để phản ánh tỷ lệ giữa điểm tối đa đạt được của mỗi tiêu chí. Điểm của mỗi tiêu chí được tính toán dựa vào việc tính điểm cho từng nội dung của tiêu chí.

Bảng 3.11 Các tiêu chí đánh giá website.

Tiêu chí Nội dung Trọng số(điểm)

1 Các yếu tố kỹ thuật 20

2 Những nội dung cần công bố 30

3 Phương thức kinh doanh 30

4 Giải quyết tranh chấp và bảo mật thông tin 20

Tổng cộng 100

Tiêu chí 1: Các yếu tố kỹ thuật bao gồm:

- Thời gian tải website bằng modem thông thường - Cấu trúc website

- Bố trí các liên kết trong website - Công cụ tìm kiếm nội bộ website

- Thống kê xếp hạng website của hãng Google tại www.alexa.com

- Thông tin liên hệ và giới thiệu về chủ website

- Các điều kiện và điều khoản quy định cách thức kinh doanh trước khi tiến hành giao dịch

- Thông tin giới thiệu, mô tả về hàng hóa, dịch vụ - Thông tin về chi phí, giá cả, lệ phí

Tiêu chí 3: Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp.

- Cho phép khách hàng xem xét, điều chỉnh đơn đặt hàng - Xác nhận các đơn đặt hàng

- Hệ thống thanh toán an toàn, dễ sử dụng

- Giao hàng hóa và dịch vụ theo thời gian và điều kiện thỏa thuận

Tiêu chí 4: Giải quyết tranh chấp và bảo mật thông tin

- Chính sách riêng cho việc xử lý và giải quyết khiếu nại, tranh chấp

- Chính sách bảo vệ thông tin của khách hàng Cách tính chỉ số xếp hạng

Từng nội dung của các tiêu chí được cho điểm từ 0 đến 3, 0 là kém nhất, 3 là tốt nhất

Từ điểm của từng nội dung sẽ tính ra điểm của từng tiêu chí theo công thức:

Tci = (Ti1 + Ti2 + ...Tp)/(3*p)

trong đó Tci là tiêu chí i; Ti1, Ti2… là nội dung của Tci, p là số nội dung. Chỉ số đánh giá (điểm) của một website được tính tổng hợp từ các điểm của các tiêu chí theo công thức. Chỉ số đánh giá tính theo điểm 100

ChiSoDanhGiaWeb= Tc1*Ts1 + Tc2*Ts2 + Tc3*Ts3 + Tc4*Ts4 trong đó Tsi là trọng số của tiêu chí i.

Việc đánh giá hiệu quả chiến lược marketing trực tuyến dựa trên các nguyên tắc khi xây dựng chiến lược khai thác internet. Các chỉ tiêu cho thấy rõ hiệu quả một chiến lược marketing trực tuyến bao gồm

Tỉ lệ người truy nhập mới: Hầu hết mọi người đều không để tâm đến tỉ lệ hoán chuyển người truy nhập cũ và mới. Bằng cách đánh giá riêng tỉ lệ hoán chuyển người truy nhập mới, doanh nghiệp mới có thể nhìn thấy rõ hơn hiệu lực của những công cụ tìm kiếm hay các chiến dịch quảng cáo của công ty.

Tỉ lệ quay lại của người truy nhập cũ: Không phải ai cũng mua hàng trong lần đầu tiên truy nhập website, chỉ có nội dung tốt, hấp dẫn mới có nhiều người quay lại website. Bằng cách theo dõi tỉ lệ này, doanh nghiệp có thể biết website của mình có được nhiều khách hàng quan tâm hay không, từ đó có chiến lược đối với nội dung website.

Số trang xem/ tỷ lệ truy nhập: tỷ lệ này phản ánh sự hấp dẫn site đối với người xem. Việc tăng tỉ lệ trang xem/ truy nhập chỉ ra nội dung của doanh nghiệp đang được người đọc quan tâm bằng việc người xem dành thời gian để xem các trang. Tuy nhiên một tỉ lệ cao cũng có thể là do quy trình thanh toán và xem sản phẩm phức tạp quá mức cần thiết

Số hàng/ đặt hàng: Doanh nghiệp nên có một công cụ theo dõi bao nhiêu sản phẩm được xem trên một lần đặt hàng. Điều này giúp tìm hiểu được hành vi của người mua hàng để từ đó đưa ra chiến lược marketing và bán hàng phù hợp hơn.

Giá trị đặt hàng trung bình: Tuỳ theo loại sản hình sản phẩm lữ hành mà giá trị đặt hàng trung bình sẽ khác nhau, chính vì vậy mục tiêu về giá trị trung bình của doanh nghiệp cũng khác nhau. Tuy nhiên nếu đo lường giá trị này thường xuyên, doanh nghiệp sẽ có thông số giữa các năm, điều này hỗ trợ cho marketing rất nhiều.

Tỉ lệ bỏ Web ngay khi truy nhập: Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ website ra không quay trở lại. Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải web chậm, nội dung không phù hợp với người truy nhập, thiết kế giao diện không cuốn hút... Việc theo dõi liên tục tỉ lệ bỏ web này trong các trang quan trọng bao gồm trang chủ sẽ là điều rất quan trọng để đánh giá hiệu quả website.

Thời gian tải trang web: thời gian tải trang web chậm có thể là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tỉ lệ bỏ web ngay khi truy nhập cao. Vì vậy việc cần thiết nên kiểm tra thời gian tải trang web với nhiều tốc độ kết nối hoặc với các công cụ kiểm tra trực tuyến.

Nguồn truy nhập vào web site của doanh nghiệp: Với công cụ Google Analytics cho phép theo dõi nguồn truy nhập theo 3 danh mục: Truy nhập trực tiếp (bằng cách gõ trực tiếp địa chỉ site của doanh nghiệp), Truy nhập từ kết quả tìm kiếm và cuối cùng là từ các site tham chiếu (từ bất cứ site nào liên kết đến website của doanh nghiệp). Tuỳ theo mỗi site mà tỉ lệ truy nhập có khác nhau, tuy nhiên nếu số lượng người truy nhập trực tiếp tăng lên, điều này đồng nghĩa với thương hiệu của doanh nghiệp đang được nhiều người quan tâm.

Số lượng đặt hàng trên mỗi khách hàng trong một năm: Con số này cho bạn biết một người khách hàng đặt hàng bao nhiêu lần trong một khoảng thời gian. Đây là một công cụ tốt cho phép xác định nên chi bao nhiêu tiền cho marketing hoặc làm marketing lại.

Tỉ lệ huỷ bỏ thanh toán/ giỏ hàng: Doanh nghiệp nên đo lường tỉ lệ phần trăm số khách hàng rời bỏ thanh toán/ giỏ hàng trong từng bước thanh toán. Chẳng hạn: bao nhiêu phần trăm khách hàng rời bỏ sau khi đưa sản phẩm vào giỏ hàng? Sau khi nhập thông tin hoá đơn, vận chuyển? Sau khi

nhập thông tin thẻ tín dụng? Tỉ lệ rời bỏ quá cao là dấu hiệu của quy trình thanh toán không tốt

3.2.6.4 Những thống kê và đánh giá khác

Đánh giá tiến độ thực hiện chiến lược cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần cung cấp thông tin tổng hợp về hiệu quả của chiến lược. Các thông tin về tiến độ thực hiện được tổng hợp từ báo cáo định kỳ hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hay từng năm. Thông tin này càng đầy đủ thì càng cung cấp cho người ra quyết định cái nhìn toàn diện hơn và mang lại kinh nghiệp trong xây dựng chiến lược khai thác internet của mỗi doanh nghiệp lữ hành. Sau khi có kết quả tổng hợp, người thực hiện đánh giá so sánh với mục tiêu đề ra và đưa ra được kết luận về quá trình thực hiện có đạt được theo tiến độ mục tiêu đề ra hay không.

Đánh giá rủi ro được khắc phục là việc kiểm kê đánh giá các hạng mục rủi ro được dự báo và các biện pháp giải quyết nhằm giảm thiểu rủi ro đó có hiệu quả hay không. Cơ sở của đánh giá là so sánh kết quả thực hiện của doanh nghiệp với xu hướng dự báo của ngành kinh doanh lữ hành trực tuyến, ngành công nghệ thông tin và truyền thông và với mục tiêu đề ra của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Với những gì đã trình bày trong phần nội dung, luận văn cho thấy khai thác và ứng dụng internet như một xu thế tất yếu trong kinh doanh lữ hành trên thế. Vì vậy các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Từ những nghiên cứu thực tế tại Saigontourist Hà Nội, Exotissimo và Nghitamtours, so sánh các mô hình kinh doanh lữ hành trực trên thế giới cho thấy các vấn đề tồn tại và nhận diện rào cản trong quá trình phát triển khai thác internet trong các doanh nghiệp Hà Nội hiện nay. Trong đó vấn đề tồn tại lớn nhất là sự thiếu tính chiến lược trong đầu tư và thực hiện khai thác internet ở các doanh nghiệp lữ hành này. Vì vậy, trong chương 3 của luận văn có đưa ra các phân tích tình hình thực tế và đề xuất xuất xây dựng một mô hình chiến lược phù hợp nhất với mỗi loại hình doanh được lựa chọn nghiên cứu thực tế. Kết quả nghiên cứu của luận văn bước đầu đóng góp phần ý kiến nhỏ vào sự phát triển của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội và tạo điều kiện cho những nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Ngô Đức Anh, “Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động kinh doanh lữ hành trên thế giới và hướng phát triển ứng dụng trong các doanh nghiệp lữ hành Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Phát triển (98), 2005.

2. Nguyễn Công Bình, Quản Lý Chiến Lược Chuỗi Cung Ứng, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2008

3. Báo cáo khảo sát ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong ngành du lịch Việt Nam, VNCI, 4/2006

4. Bộ công thương, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2007, 2007 5. Lý Đông, Doanh Nghiệp Và Chiến Lược Doanh Nghiệp - Tư Vấn Quản

Lý Chiến Lược - Nguyên Lý, Phân Tích Kỹ Thuật Và Sách Lược Thực Hiện, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, 2004

6. Nguyễn Nam Hải, Chứng thực trong thương mại điện tử, Nxb Khoa

học Kỹ thuật, Hà Nội, 2004

7. Phan Phúc Hiếu, Phân Tích Chiến Lược Hiện Đại Và Ứng Dụng, Nxb

Giao thông Vận tải, Hà Nội, 2007

8. Nguyễn Văn Hoài, Hỏi đáp và sử dụng Thương mại Điện tử: Thư Điện

tử - Fax – Internet, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2000

9. Hương Huy, Phương pháp hoạch định chiến lược, Nxb Giao thông Vận tải, Hà Nội 2007

10.Vương Liêm, Kinh tế học internet từ thương mại điện tử tới chính phủ

điện tử, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2001.

11.Nguyễn Thị Tuyết Mai, Thương mại điện tử, Nxb Khoa học Kỹ thuật, 2004

12.Nguyễn Văn Mạnh – Phạm Hồng Chương, Giáo trình Quản trị Kinh

doanh Lữ Hành, Nxb Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2006

13.Nguyễn Văn Minh - Trần Hoài Nam, Giao dịch thương mại điện tử-

Một số vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002

14.Phạm Thị Thu Phương, Quản Trị Chiến Lược Trong Nề Kinh Tế Toàn

Cầu, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2007

15.Nguyễn Phúc Trường Sinh, Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 2001

16.Nguyễn Ngô Việt, Kinh tế Internet, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2001

Tiếng Anh

17.Barbara Postel, A World Travel Trends Report 2006-07, ITB Berlin, Germany, 2007

18.Barton Richard, Expedia Inc.: Scale and Profitability; Morgan Stanley Internet, Software and Networking Conference, 2002

19.Bettina Knauth, Tourism and the Internet in the European Union, European Communities, 2006

20.Carl Henrik Marcussen, Internet Distribution of European, Travel and

Tourism Services, Research Centre of Bornholm, 2008

21.Dave Chaffey, Internet Marketing: Strategy, Implementation and

Practice, Prentice Hall, 2006

22.Dimitrios Buhalis, ETourism: Information Technology for Strategic

Tourism Management, Financial Times Prentice Hall, 2003

23.Ed Perkins, Online Travel, Microsoft Press, 2000

24.Gary Holleman, Travel and Hospitality Online: A Guide to Online

25.Graham Jones, Travel & Holidays on the Internet: The Amazing New

World of Online Travel Services, Information, Prices, Reservations, Timetables, Bookings and More, Internet Handbooks, 1999

26.John B. Horrigan, Online Shopping, Pew life internet and american life

project, washington D.C, 2008

27.Lee Andrew, Travelling via the Web: The Changing Structure of an

Industry, Harvard Business Review Case Study: Centre for Asian Business Cases, University of Hong Kong. 1998

28.Michael Shapiro, Internet Travel Planner: How to Plan Trips and Save

Money Online, Globe Pequot Press, 2002

29.Nielsen, Internet Usage and World Populabtion for June 30, 2008,

International Telecomunications Union, 2001-2008, Miniwatts

Maketing Press

30.Noah Vadnai, Travel Planning Online for Dummies, John Wiley & Sons, Incorporated, 2000

31.Perry R. Evans, Online Travel: Industry Review and Strategy Discussion, Newspaper Association of America, 1998

32.Susan Steinbrink, Online Corporate Travel 2001-2003: Market Share,

Strategy, Forecasts and Commentary, PhoCusWright, 2002

33.Thomas M. Lenard, The Digital Economy Fact Book, 7th Edition, The Progress & Freedom Foundation, Washington D.C, 2005.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CAO HỌC

---***--- Luận văn tốt nghiệp

"CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC INTERNET CHO CÁC DOANH NGHIỆP LỮ HÀNH TẠI HÀ NỘI"

Chuyên ngành: Du lịch học Học viên: Doãn Văn Tuân

Lớp: Cao học khóa 3 (2005-2008)

Giới thiệu:

Trong khuôn khổ chương trình cao học chuyên ngành Du lịch học của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, chúng tôi thực hiện đề tài "Chiến lược khai thác internet cho các doanh nghiệp lữ hành tại Hà Nội". Trong đó Saigontourist Hà Nội, Exotissimo và Nghitamtours là ba công ty được chọn để nghiên cứu điển hình. Với mục đích tìm hiểu thực trạng khai thác ứng dụng internet hiện nay và xây dựng chiến lược nâng cao hiệu quả kinh doanh cho các doanh nghiệp, chúng tôi rất mong nhận được sự cộng tác của Quý vị bằng các câu trả lời thông qua bảng hỏi dưới đây

Chúng tôi cam kết giữ bí mật kết quả trả lời của riêng Quý vị cũng như danh tính của tất cả những người tham gia cuộc khảo sát này. Kết quả tổng hợp sẽ được gửi cho Quý vị nếu có nhu cầu.

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của quý vị

Cách trả lời:

Với mỗi câu hỏi, xin hãy lựa chọn phương án trả lời nào phù hợp với ý kiến của mình và đánh dấu chọn vào phương án đó. Một số câu hỏi có thể có nhiều phương án lựa chọn.

PHIẾU CÂU HỎI KHẢO SÁT Phần 1. Thông tin các nhân của người được khảo sát

Họ và tên : ………..

Công ty :……… Điện thoại………. Công việc

hiện tại Lãnh đạo công ty Nhân viên bán tour Nhân viên bán vé Điều hành tour

Một phần của tài liệu chiến lược khai thác internet cho các doanh nghiệp lữ hành tại hà nội (nghiên cứu thực tế tại saigontourist hà nội, exotissimo và nghitamtours) (Trang 125 - 140)