Exotissimo và Nghitamtours
3.3.2.1 Phân tích môi trường vĩ mô: Cơ hội và mối đe dọa Những cơ hội trong tương lai:
Sự phát triển nhanh của ngành công nghệ thông tin và viễn thông trên thế giới và Việt Nam
Sự bùng nổ của internet cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ phần mềm và viễn thông trên thế giới đã tạo thúc đẩy sự ra đời các trung gian mới trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành. Cũng vậy, những hình thức kinh doanh du lịch trực tuyến từ doanh nghiệp tới khách hàng (B2C), từ doanh nghiệp tới doanh nghiệp (B2B) và hàng loạt ứng dụng khách được đẩy mạnh ứng dụng trong môi trường thương mại điện tử và kinh doanh lữ hành. Một khái niệm mới được hình thành là "kinh doanh du lịch điện tử""(e-tourism) đã và đang được nhắc đến nhiều trong những năm gần đây.
Ở Việt Nam, Internet đã phát triển từ con số 0 vào năm 1997 và nhanh chóng phát triển mạnh mẽ với tốc độ phát triển từ 35-37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9%. Theo thống kê của Bộ Bưu chính Viễn thông, đến nay, cả nước đã có 4,3 triệu thuê bao Internet quy đổi, đáp ứng nhu cầu của 15,5 triệu dân, đạt mật độ 18,64 người/100 dân, cao hơn bình quân khu vực
ASEAN và thế giới; vượt xa Thái Lan (12,65%), Trung Quốc (9,41%), Philippines (9,12%)... Bên cạnh số lượng thuê bao, dung lượng Internet hiện nay cũng đã tăng đáng kể. Việt Nam hiện đã có tổng số 3 cổng kết nối Internet quốc tế đi, đi 10 quốc gia với băng thông là 7,2G. Sự phát triển của thị trường Internet cũng đánh dấu bước chuyển đổi từ độc quyền sang cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam. Về giá cước, Internet Việt Nam cũng đã có bước đột phá đáng kể. Ngay từ năm 2004, giá cước Internet truy nhập gián tiếp đã được xếp vào hạng thấp nhất khu vực với 40 đồng/phút cộng với cước thoại 40 đồng/phút. Ngay cả cước ADSL cũng đang ở mức thấp so với khu vực. Gói cước trung bình của ADSL hiện đang ở mức từ 200.000- 250.000 đồng, giảm tới 3 - 4 lần so với khi nó ra đời vào năm 2003
Sự tăng nhanh về số người sử dụng internet trên thế
Với mức tăng trưởng khoảng 300% trong giai đoạn từ năm 2000 – 2008, cho đến nay, trên toàn thế giới ước tính có khoảng 1,5 tỷ người sử dụng internet. Với tốc độ tăng trưởng nhanh như hiện nay, con số này sẽ không ngừng tăng trong những năm tiếp theo.
Hình 3.3 Biểu đồ sự tăng trưởng số người dùng internet trên thế giới
Sự phân bổ người sử dụng internet cũng tỷ lệ thuận với sự phát triển của ứng dụng internet trong kinh doanh lữ hành của các khu vực. Tuy nhiên, do sự phát triển không đồng đều về hạ tầng cơ sở kỹ thuật thông tin, trình độ người sử dụng internet giữa khác khu vực cũng khác nhau nên mức độ phát triển của các ứng dụng internet trong kinh doanh lữ hành cũng có sự khác nhau giữa các khu vực.
Châu Âu: Ngay từ những ngày đầu ra đời, châu Âu là một trong những cái nôi
của những ứng dụng internet vào kinh doanh lữ hành. Từ những năm 1990 trở lại đây, với sự lớn mạnh không ngừng của các dịch vụ du lịch trực tuyến, ngành du lịch Châu Âu đã thu về không ít lợi nhuận từ việc ứng dụng khoa học và công nghệ internet này.
Bảng 3.1. Xu hướng tăng trưởng của thị trường du lịch trực tuyến châu Âu từ 1998 đến 2007 và dự báo năm 2009 9
Năm
Tổng doanh thu từ du lịch
(Tỷ EUR)
Doanh thu từ bán trên internet Mức tăng trưởng (%) Ghi chú (Tỷ EUR) (%) 1998 200 0.2 0.1 N/A 1999 212 0.8 0.4 257 2000 227 2.5 1.1 216 2001 223 5.0 2.3 99 2002 221 8.9 4.0 77 2003 215 13.9 6.5 56 2004 220 20.8 9.5 50 2005 235 30.2 12.9 45 2006 247 39.7 16.1 31 2007 254 49.4 19.4 24 2008 260 58.4 22.5 18 Dự báo 2009 266 69.9 25.2 15 Dự báo
Bình quân 95% mỗi năm trong giai đoạn từ 1998 đến 2007. Chỉ tính riêng năm 2007, doanh thu từ bán dịch vụ du lịch qua mạng đạt 49,4 tỷ Euro
9 Nguồn: Carl Henrik Marcussen, Internet Distribution of European Travel and Tourism Services, Research Centre of Bornholm, 2008
tức là chiếm tới 19,4% tổng doanh thu của thị trường du lịch châu Âu. Theo dự báo mức tăng trưởng của thị trường du lịch qua mạng sẽ tăng 18% trong năm 2008, ước tính đạt 8,5 tỷ Euro và mức tăng này sẽ đạt 67 tỷ Euro vào năm 2009. Thống kê cũng cho thấy rằng, trong cơ cấu thị trường du lịch trực tuyến có sự đóng góp của hàng không 57%, khách sạn 17%, dịch vụ tour trọn gói 14,5%, vận tải đường sắt 7,5% và phần còn lại dành cho vận tải bằng ô tô. Cũng trong năm này là đỉnh cao về doanh thu của các hãng lữ hành châu Âu.
0.2 0.8 2.5 5 8.9 13.9 20.8 30.2 39.7 49.4 58.4 69.9 0 10 20 30 40 50 60 70 80 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Hình 3.4 Biểu đồ Dự báo xu hướng tăng trưởng thị trường du lịch trực
tuyến châu Âu giai đoạn 1998 - 2007 và dự báo 2009 10
Còn tại Mỹ, kết quả nghiên cứu của Dự án đánh giá ảnh hưởng của Internet đến đời sống người dân Mỹ được thực hiện trong nhiều năm cho thấy mức ảnh hưởng trong tư duy và thói quen sử dụng internet như là phương tiện đầu tiên khi người tiêu dùng có ý định mua một sản phẩm nào đó.
Bảng 3.2 Hoạt động mua sắm qua mạng của người dân Mỹ 11
10 Nguồn: Carl H. Marcussen, Centre for Reginal and Tourism Research, www.crt.dk/trends, 28 Jan 2008
11 Nguồn: John B. Horrigan, Online Shopping, Pew Internet & American Life Tỷ Euro
Hoạt động % người dùng internet đã từng thực hiện
Tìm kiếm thông tin về sản phẩm mà họ dự định sẽ mua
81% Mua sản phẩm qua mạng như sách, nhạc, quần áo 66% Mua hoặc đặt dịch vụ du lịch qua mạng 64% Tham gia đấu giá trên mạng 26% Trả tiền cho việc tải các nội dung số trên mạng 17% Mua hoặc bán cổ phiếu trên mạng 11%
Đối với các sản phẩm du lịch lữ hành, tỷ lệ người dân Mỹ đã từng mua hoặc đặt chỗ các dịch vụ du lịch thông qua mạng internet ngày càng cao.
Hình 3.5 Biểu đồ tăng trưởng của người sử dụng internet để đặt dịch vụ du lịch lữ hành tại Mỹ giai đoạn 2000-2007 12
Theo nghiên cứu trên đây của Dự án Nghiên cứu các ảnh hưởng Internet lên đời sống người dân Mỹ đã kết luận nền công nghiệp du lịch Mỹ phát triển nhờ vào Internet. Năm 2000, mới chỉ có khoảng 18% dân số Mỹ sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin và đặt chỗ cho tour du lịch, khách sạn hoặc vé máy bay... Cho đến năm 2007 con số này là 47%, tức là khoảng 38 triệu người Mỹ dùng internet để mua vé máy bay, đặt phòng khách sạn, thuê ô
12 Nguồn: John B. Horrigan, Online Shopping, Pew Internet & American Life
tô hoặc đặt tour trọn gói cho các chuyến du lịch của mình. Chỉ tính riêng ba quý đầu năm 2007, mức thu về từ hoạt động du lịch trực tuyến là 34,7 tỷ đô la, tăng 29,1 tỷ đô la so với cùng kỳ năm 2006. Điều này cho thấy mức tăng trưởng rất lớn của thị trường khách du lịch thông qua internet của Mỹ.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương: Đây là khu vực có khoảng cách lớn giữa những nước phát triển với kết cấu hạ tầng kỹ thuật thông tin hiện đại và những nước có cơ sở hạ tầng thông tin yếu kém. Các nước Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc có cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông tin cao và khả năng đáp ứng tốt với thương mại điện tử trên thế giới, đặt biệt là trong lĩnh vực du lịch trực tuyến. Các nước đang phát triển ở mức độ khá nhanh như Việt Nam, Indonesia và Malaysia chưa có sự đáp ứng một cách thực sự cho nền thương mại điện tử trong lĩnh vực du lịch.
Bảng 3.3 Tỷ lệ người sử dụng internet cho việc đặt các chuyến du lịch tại Úc tính đến tháng 6 năm 2007 13
Nội dung Nước
ngoài
Trong nước Số người sử dụng internet để chọn điểm đến cho
chuyến đi vừa qua
28% 19%
Số người đã đặt dịch vụ lữ hành qua internet
trong vòng 12 tháng trở lại đây 36% 27%
Theo thống kê điều tra của tổ chức Roy Morgan, tỷ lệ những người dân Úc lập kế hoạch cho kỳ nghỉ và đăng ký dịch vụ lữ hành qua mạng internet tính đến tháng 6/2007 là 28% đối với các lựa chọn là điểm đến nước ngoài và 19% đối với các lựa chọn điểm đến trong nước.
Bên cạnh đó, 36% những người được hỏi cho biết họ đã từng đặt qua internet những chuyến du lịch (không kể những chuyến công tác) ra nước
ngoài trong vòng một năm trở cho đến thời điểm điều tra. Đối với các chuyến du lịch nội địa, 27% những người được hỏi đặt dịch vụ trực tuyến, 15% đặt trực tiếp từ các hãng lữ hành và số còn lại là không đi đâu ngoài nơi họ sinh sống hàng ngày. Như vậy, điều đó cho thấy một thực tế người dân Úc với cơ sở hạng tầng về công nghệ thông tin cao và thói quen đặt các dịch vụ du lịch qua mạng internet ngày càng trở nên phổ biến. Theo báo cáo phân tích về Du lịch trực tuyến khu vực châu Á – Thái Bình Dương nhấn mạnh vào Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước đang tiến nhanh đến sự phát triển du lịch trực tuyến trong những năm trở lại đây
Bảng 3.4 Mức tăng trưởng của thị trường du lịch trực tuyến của Trung Quốc, Ấn Độ và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương 14
Giá trị dịch vụ qua mạng * (Tỷ USD) Tỷ lệ tăng trưởng 2006-2011 Thị phần 2006 Thị phần 2011 (Dự đoán) Trung Quốc 1.5 59.9% 10.7% 36.9% Ấn Độ 0.6 45.6% 4.4% 9.4% Châu Á-TBD** 13.8 24.8% 100% 100% Ghi chú:
* Giá trị dịch vụ qua mạng bao gồm cả thanh toán trực tuyến và hình thức thanh toán khác
** Các nước trong khu vực Châu Á – TBD còn lại ngoài trừ Trung Quốc và Ấn Độ
Theo thống kê trên đây, Trung Quốc với tổng trị giá dịch vụ du lịch đặt qua mạng internet là 1,5 tỷ đô la và với mức tăng trung bình gần 60% sẽ mang lại cho Trung Quốc 15,4 tỷ đô la vào năm 2011. Sự tăng trưởng này có được là nhờ vào sự tăng trưởng kinh tế chung, nhu cầu du lịch và giải trí của người dân trung quốc và khách nước ngoài muốn đến Trung Quốc cùng với số người sử dụng internet ngày một tăng cao. Đặc biệt Trung Quốc được
người sử dụng internet tìm đến qua mạng internet bởi sự kiện Olympic Bắc Kinh vào năm 2008. Đây là cơ hội thu hút hàng triệu lượt khách đến với Trung Quốc và trong số đó tỷ lệ đặt dịch vụ qua mạng internet là rất cao.
Trong khi đó Ấn Độ với mức tăng trưởng bình quân của dịch vụ internet trực tuyến là khoảng 46% thì theo dự đón nước này sẽ thu về 4 tỷ đô la trong năm cho tới năm 2011. Sự tăng trưởng này ở mức tương đối và được mang lại bởi sự tiện ích của các dịch vụ vé tàu hỏa, vé máy bay và các công ty lữ hành trên cả nước
Mối đe dọa và rủi ro trong khai thác internet trong kinh doanh lữ hành.
Cũng giống như trong phân tích các mối đe dọa (threats) và rủi do trong các ngành khác, đối với kinh do lữ hành trực tuyến cũng có các rủi ro mà nếu doanh nghiệp không định hướng trước được thì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến chiến lược khai thác internet của doanh nghiệp.
Những mối đe dọa và rủi ro khi khai thác internet trong kinh doanh lữ hành được có nhiều hình thức, tuy nhiên hiểu một cách chung nhất các rủi ro đó được chia làm các nhóm cơ bản sau:
• Những rủi ro dữ liệu; • Những rủi ro về công nghệ;
• Những rủi ro về thủ tục quy trình giao dịch của tổ chức; • Những rủi ro về luật pháp và các tiêu chuẩn công nghiệp;
• Những rủi ro về thói quen mua bán quan mạng internet của người dân Việt Nam chưa cao;
• Những rủi ro về tình hình khủng hoảng kinh tế tác động đến mức chi tiêu của người dân thế giới.
Rủi ro về dữ liệu:
- Rủi ro về dữ liệu đối với doanh nghiệp lữ hành Việt Nam: Các hình thức của dạng rủi ro này thường thể hiện ở những trường hợp mất dữ liệu, bị
đánh cắp dữ liệu hoặc do hậu quả các hành vi lừa đảo qua mạng internet. Trong đó nguy hiểm nhất là trường hợp thất thoát tài chính do tội phạm thay đổi địa chỉ nhận đối với chuyển khoản ngân hàng và do vậy chuyển khoản này sẽ được chuyển tới một tài khoản khác của người xâm nhập bất chính. Hoặc trường hợp nhận được những đơn đặt hàng giả mạo. Trong trường hợp một khách hàng quốc tế đặt mua các chương trình du lịch và sau đó từ chối hành động này, doanh nghiệp lữ hành thường không có cách nào để xác định thông tin của khách hàng đó là đúng hay sai và chủ thẻ tín dụng có thực sự là người đã thực hiện đơn đặt hàng hay không.
- Những rủi ro liên quan đến công nghệ: Xét trên góc độ công nghệ thì có ba bộ phận dễ bị tấn công và tổn thương nhất khi thực hiện giao dịch điện tử là: Hệ thống của khách hàng: có thể là doanh nghiệp lữ hành hay cá nhân, máy chủ của doanh nghiệp, nhà cung cấp dịch vụ (Internet service provider), người bán, ngân hàng và đường dẫn thông tin. Sau đây là những rủi ro thường gặp nhất về công nghệ đối với các website của doanh nghiệp lữ hành khi tham gia kinh doanh trực tuyến. Các chương trình máy tính nguy hiểm (malicious code): Các đoạn mã nguy hiểm bao gồm nhiều mối đe dọa khác nhau như các loại virus, sâu máy tính, phần mềm gián điệp, nhằm những mục đích xấu có tác hại ghê gớm như phá huỷ các chương trình, các tệp dữ liệu, xoá sạch các thông tin…Tin tặc (hacker) và các chương trình phá hoại (cybervandalism): mục tiêu của các hacker rất đa dạng. Có thể là hệ thống dữ liệu của các website của doanh nghiệp lữ hành, hoặc với ý đồ nguy hiểm hơn chúng có thể sử dụng các chương trình phá hoại (cybervandalism) nhằm gây ra các sự cố, làm mất uy tín hoặc phá huỷ website trên phạm vi toàn cầu.
Rủi ro về gian lận thẻ tín dụng: Trong giao dịch điện tử, các hành vi gian lận thẻ tín dụng xảy ra đa dạng và phức tạp hơn nhiều so với giao dịch truyền thống. Nguy cơ gây hại xuất phát từ các thông tin liên quan đến thẻ tín
dụng hoặc các thông tin giao dịch sử dụng thẻ tín dụng trong quá trình diễn ra giao dịch gây hậu quả nghiêm trọng cho doanh nghiệp và khách hàng.
Nhóm rủi ro về thủ tục, quy trình giao dịch của tổ chức: Nhiều website về lữ hành của Việt Nam vẫn tiến hành bán hàng theo các yêu cầu mà không có bất kỳ sự xác thực cần thiết và cẩn trọng nào về thông tin của người mua. Họ đưa ra các chương trình du lịch và nếu nhận được đơn chấp nhận từ phía người mua, họ sẽ tiến hành kết nối các dịch vụ trong chương trình du lịch đó. Do không có những biện pháp đảm bảo chống phủ định của người mua trong quy trình giao dịch trên các website của doanh nghiệp lữ hành nên không thể buộc người mua phải thanh toán khi yêu cầu về chương trình du lịch đã được thực hiện. Doanh nghiệp lữ hành sử dụng một phương tiện điện tử (như e-mail) trong quá trình thiết lập một hợp đồng thì rủi ro do không lường trước được.
Nhóm rủi ro về pháp luật và tiêu chuẩn công nghiệp: Hiệu lực pháp lý