Quá trình xây dựng phần mềm

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 88 - 123)

6 Các quá trình vòng đời hệ thống

7.1.5 Quá trình xây dựng phần mềm

CHÚ THÍCH: Quá trình xây dựng phần mềm trong tiêu chuẩn này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình triển khai phần mềm.

7.1.5.1 Mục đích

Mục đích của quá trình xây dựng phần mềm là để đưa ra các đơn vị phần mềm có thể thực thi mà phản ánh một cách chính xác bản thiết kế phần mềm đó.

7.1.5.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình xây dựng phần mềm gồm:

a) Các tiêu chí xác minh được định nghĩa đối với tất cả đơn vị phần mềm dựa vào các yêu cầu của chúng;

b) Các đơn vị phần mềm được định nghĩa bằng bản thiết kế được đưa ra;

c) Tính kiên định và khả năng theo dõi được thiết lập giữa các yêu cầu, các đơn vị phần mềm và thiết kế;

d) Việc xác minh các đơn vị phần mềm dựa vào các yêu cầu và thiết kế được hoàn thiện.

7.1.5.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình xây dựng phần mềm.

7.1.5.3.1 Xây dựng phần mềm

Đối với mỗi thành phần phần mềm (hoặc thành phần cấu hình, nếu được định nghĩa) hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

7.1.5.3.1.1 Bên triển khai phải phát triển và tài liệu hóa các điều sau:

a) Mỗi cơ sở dữ liệu và đơn vị phần mềm;

b) Dữ liệu và các thủ tục kiểm tra để kiểm tra mỗi cơ sở dữ liệu và đơn vị phần mềm.

7.1.5.3.1.2 Bên triển khai phải kiểm tra mỗi cơ sở dữ liệu và đơn vị phần mềm để đảm bảo rằng nó đáp ứng các yêu cầu. Kết quả kiểm tra phải được tài liệu hóa.

7.1.5.3.1.3 Bên triển khai phải cập nhật tài liệu hướng dẫn người sử dụng khi cần thiết.

7.1.5.3.1.4 Bên triển khai phải cập nhật lịch trình và các yêu cầu kiểm tra đối với việc tích hợp phần mềm.

7.1.5.3.1.5 Bên triển khai phải đánh giá việc mã hóa phần mềm và kết quả kiểm tra bằng cách xem xét các tiêu chí được liệt kê dưới đây. Kết quả của các đánh giá phải được tài liệu hóa.

a) Khả năng theo dõi các yêu cầu và thiết kế thành phần phần mềm;

b) Tính kiên định ngoài đối với các yêu cầu và thiết kế thành phần phần mềm; c) Tính kiên định trong giữa các yêu cầu đơn vị;

d) Phạm vi kiểm tra các đơn vị;

e) Sự phù hợp của các tiêu chuẩn và các phương pháp mã hóa được sử dụng; f) Tính khả thi của việc kiểm tra và tích hợp phần mềm;

g) Tính khả thi của việc vận hành và bảo trì.

7.1.6 Quá trình tích hợp phần mềm

CHÚ THÍCH: Quá trình tích hợp phần mềm trong tiêu chuẩn này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình triển khai phần mềm. Người sử dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 có thể quyết định rằng quá trình này được thực hiện bởi quá trình tích hợp của tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 trong việc áp dụng đệ quy của tiêu chuẩn đó.

7.1.6.1 Mục đích

Mục đích của quá trình tích hợp phần mềm là để kết hợp các đơn vị phần mềm và các phần tử phần mềm, tạo ra các thành phần phần mềm tích hợp, phù hợp với thiết kế phần mềm, thỏa mãn các yêu cầu phần mềm thuộc chức năng hoặc không thuộc chức năng dựa vào nền tảng hoạt động hoàn chỉnh hoặc tương đương

7.1.6.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình tích hợp phần mềm gồm:

a) Chiến lược tích hợp được phát triển đối với các đơn vị phần mềm thống nhất với bản thiết kế phần mềm và các yêu cầu phần mềm ưu tiên;

b) Các tiêu chí xác minh đối với các thành phần phần mềm được phát triển để đảm bảo phù hợp với các yêu cầu phần mềm được phân phối tới các thành phần phần mềm;

c) Các thành phần phần mềm được xác minh sử dụng các tiêu chí xác định;

d) Các thành phần phần mềm được định nghĩa bằng chiến lược tích hợp được đưa ra; e) Kết quả của việc kiểm tra tích hợp được ghi lại;

f) Tính kiên định và khả năng theo dõi được thiết lập giữa thiết kế phần mềm và các thành phần phần mềm;

g) Chiến lược hồi quy được phát triển và áp dụng để xác minh lại các thành phần phần mềm khi xảy ra thay đổi trong các đơn vị phần mềm (bao gồm mã hóa, thiết kế và các yêu cầu liên kết).

7.1.6.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình tích hợp phần mềm.

7.1.6.3.1 Tích hợp phần mềm

Đối với mỗi thành phần phần mềm (hoặc thành phần cấu hình, nếu được định nghĩa) hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

7.1.6.3.1.1 Bên triển khai phải phát triển kế hoạch tích hợp để tích hợp các đơn vị phần mềm và các phần tử phần mềm vào trong thành phần phần mềm. Kế hoạch phải bao gồm các yêu cầu kiểm tra, các thủ tục, dữ liệu, các trách nhiệm và lịch trình. Kế hoạch này phải được tài liệu hóa.

7.1.6.3.1.2 Bên triển khai phải tích hợp các đơn vị phần mềm, các phần tử phần mềm và kiểm tra khi toàn bộ các phần tử được thực hiện phù hợp với kế hoạch tích hợp. Nó phải được đảm bảo rằng mỗi tổng thể đáp ứng các yêu cầu thành phần phần mềm và thành phần phần mềm đó được tích hợp tại thời điểm cuối của hoạt động tích hợp. Kết quả kiểm tra và tích hợp phải được tài liệu hóa.

CHÚ THÍCH: Chiến lược hồi quy nên được phát triển nhằm áp dụng để xác minh lại các thành phần phần mềm khi thay đổi được thực hiện trong các thành phần phần mềm (bao gồm mã hóa, thiết kế và các yêu cầu liên kết).

7.1.6.3.1.3 Bên triển khai phải cập nhật tài liệu hướng dẫn người sử dụng khi cần thiết.

7.1.6.3.1.4 Bên triển khai phải phát triển và tài liệu hóa đối với mỗi yêu cầu chất lượng của thành phần phần mềm, một bộ các bài kiểm tra, các trường hợp kiểm tra (các đầu vào, đầu ra, tiêu chí kiểm tra) và các thủ tục kiểm tra để tiến hành kiểm tra chất lượng phần mềm. Bên phát triển phải đảm bảo rằng thành phần phần mềm tích hợp là sẵn sàng đối với việc kiểm tra chất lượng phần mềm.

7.1.6.3.1.5 Bên triển khai phải đánh giá kế hoạch tích hợp, thiết kế, mã hóa, các bài đo, kết quả kiểm tra và tài liệu hướng dẫn người sử dụng bằng cách xem xét các tiêu chí được liệt kê dưới đây. Kết quả của các đánh giá phải được tài liệu hóa.

a) Khả năng theo dõi các yêu cầu hệ thống;

b) Tính kiên định ngoài đối với các yêu cầu hệ thống; c) Tính kiên định trong;

d) Phạm vi kiểm tra các yêu cầu thành phần phần mềm;

e) Sự phù hợp của các tiêu chuẩn và các phương pháp kiểm tra được sử dụng; f) Sự tuân thủ theo kết quả được kỳ vọng;

g) Tính khả thi của việc kiểm tra chất lượng phần mềm; h) Tính khả thi của việc vận hành và bảo trì.

CHÚ THÍCH: Các tiêu chí đánh giá nên bao gồm Tính kiên định và khả năng theo dõi giữa thiết kế phần mềm và các thành phần phần mềm.

7.1.6.3.1.6 Bên triển khai phải tiến hành soát xét phù hợp với mục 7.2.6.

7.1.7 Quá trình kiểm tra chất lượng phần mềm

CHÚ THÍCH: Quá trình kiểm tra chất lượng phần mềm trong tiêu chuẩn này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình triển khai phần mềm. Người sử dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 có thể quyết định rằng quá trình này được thực hiện bởi quá trình xác minh của tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 trong việc áp dụng đệ quy của tiêu chuẩn đó.

7.1.7.1 Mục đích

Mục đích của quá trình kiểm tra chất lượng phần mềm là để xác nhận rằng sản phẩm phần mềm được tích hợp đáp ứng các yêu cầu xác định của nó.

Kết quả triển khai thành công của quá trình kiểm tra chất lượng phần mềm gồm:

a) Tiêu chí đối với phần mềm tích hợp được phát triển cho thấy sự tuân thủ đúng với các yêu cầu phần mềm;

b) Phần mềm tích hợp được xác minh bằng cách sử dụng các tiêu chí xác định; c) Kết quả kiểm tra được ghi lại;

d) Chiến lược hồi quy được phát triển và áp dụng để kiểm tra lại phần mềm tích hợp khi sự thay đổi trong các thành phần phần mềm được thực hiện.

CHÚ THÍCH: Chiến lược hồi quy nên được phát triển, nhằm áp dụng để kiểm tra lại phần mềm tích hợp khi sự thay đổi được thực hiện trong các thành phần phần mềm.

7.1.7.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình kiểm tra chất lượng phần mềm.

7.1.7.3.1Kiểm tra chất lượng phần mềm

Đối với mỗi thành phần phần mềm (hoặc thành phần cấu hình, nếu được định nghĩa) hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

7.1.7.3.1.1 Bên triển khai phải tiến hành kiểm tra chất lượng phù hợp với các yêu cầu chất lượng đối với thành phần phần mềm. Nó phải được đảm bảo rằng việc triển khai mỗi yêu cầu phần mềm được kiểm tra phù hợp. Kết quả kiểm tra chất lượng phải được tài liệu hóa.

7.1.7.3.1.2 Bên triển khai phải cập nhật tài liệu hướng dẫn người sử dụng khi cần thiết.

7.1.7.3.1.3 Bên triển khai phải đánh giá thiết kế, mã hóa, các bài kiểm tra, kết quả kiểm tra và tài liệu hướng dẫn người sử dụng bằng cách xem xét các tiêu chí được liệt kê dưới đây. Kết quả của các đánh giá phải được tài liệu hóa.

a) Phạm vi kiểm tra các yêu cầu của thành phần phần mềm;

b) Sự tuân thủ theo kết quả được kỳ vọng;

c) Tính khả thi của việc kiểm tra và tích hợp phần mềm, nếu được tiến hành; d) Tính khả thi của việc vận hành và bảo trì.

7.1.7.3.1.4 Bên triển khai phải hỗ trợ kiểm tra phù hợp với mục 7.2.7. Kết quả của việc kiểm tra phải được tài liệu hóa. Nếu cả phần cứng và phần mềm đang phát triển hoặc tích hợp, việc kiểm tra có thể được đình chỉ lại cho đến khi kiểm tra chất lượng hệ thống.

7.1.7.3.1.5 Khi hoàn thiện thành công các việc kiểm tra, nếu được tiến hành, bên triển khai phải cập nhật và chuẩn bị sản phẩm phần mềm chuyển giao đối với việc tích hợp hệ thống, kiểm tra chất lượng hệ thống, cài đặt phần mềm hoặc hỗ trợ tiếp nhận phần mềm khi có thể áp dụng.

CHÚ THÍCH: Quá trình kiểm tra chất lượng phần mềm có thể được sử dụng trong quá trình xác minh phần mềm (mục 7.2.4) hoặc quá trình xác nhận phần mềm (mục 7.2.5).

7.2 Các quá trình hỗ trợ phần mềm

CHÚ THÍCH: Các quá trình hỗ trợ được liệt kê dưới mục này là dành cho phần mềm và được gán tên là các quá trình hỗ trợ phần mềm. Mặc dù chúng đóng vài trò không thể thiếu trong việc hỗ trợ quá trình triển khai phần mềm, các quá trình hỗ trợ phần mềm cũng có thể cung cấp các dịch vụ tới các quá trình khác, ví dụ: các quá trình thỏa thuận, kiểm tra chất lượng các hệ thống, hỗ trợ tiếp nhận phần mềm, vận hành phần mềm và quá trình bảo trì phần mềm.

7.2.1 Quá trình quản lý tài liệu hướng dẫn phần mềm

CHÚ THÍCH: Quá trình quản lý tài liệu hướng dẫn phần mềm là một cụ thể hóa của quá trình quản lý thông tin từ nhóm quá trình dự án trong tiêu chuẩn này.

7.2.1.1 Mục đích

Mục đích của quá trình quản lý tài liệu hướng dẫn phần mềm là để phát triển và duy trì thông tin phần mềm ghi được quá trình tạo ra.

CHÚ THÍCH: Tiêu chuẩn ISO/IEC 15289 cung cấp nội dung chi tiết hơn đối với các thành phần thông tin quá trình vòng đời (tài liệu hướng dẫn).

7.2.1.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý tài liệu hướng dẫn phần mềm gồm:

a) Chiến lược xác định tài liệu hướng dẫn được đưa ra trong suốt vòng đời của sản phẩm hoặc dịch vụ phần mềm được phát triển;

b) Các tiêu chuẩn được áp dụng cho việc phát triển tài liệu hướng dẫn phần mềm được nhận biết; c) Tài liệu hướng dẫn được quá trình hoặc dự án đưa ra, được nhận biết;

d) Nội dung và mục đích của tất cả tài liệu hướng dẫn được chỉ rõ, soát xét và được chấp thuận; e) Tài liệu hướng dẫn được phát triển và thực hiện khả thi phù hợp với các tiêu chuẩn xác định; f) Tài liệu hướng dẫn được duy trì phù hợp với các tiêu chí xác định.

7.2.1.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình quản lý tài liệu hướng dẫn phần mềm.

7.2.1.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:

7.2.1.3.1.1 Kế hoạch, định nghĩa các tài liệu hướng dẫn được đưa ra trong suốt vòng đời sản phẩm phần mềm phải được phát triển, tài liệu hóa và được triển khai. Mỗi tài liệu hướng dẫn được định nghĩa phải gồm những nội dung sau:

b) Mục đích và nội dung;

c) Đối tượng dự kiến;

d) Các thủ tục và các trách nhiệm đối với đầu vào, sự phát triển, soát xét, sửa đổi, chấp thuận, sản xuất, lưu trữ, phân phối, bảo trì và quản lý cấu hình;

e) Lịch trình đối với các phiên bản trung gian và cuối cùng.

7.2.1.3.2 Thiết kế và phát triển

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

7.2.1.3.2.1 Mỗi tài liệu xác định phải được thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn tài liệu hướng dẫn có khả năng áp dụng về phương tiện, định dạng, mô tả nội dung, đánh số trang, sắp xếp hình ảnh/bảng biểu, đánh dấu an toàn/sở hữu độc quyền, đóng gói và các mục trình bày khác.

CHÚ THÍCH: Tài liệu hướng dẫn có thể khởi tạo và hoàn thành theo bất kỳ định dạng nào (ví dụ: bằng lời nói, văn bản, đồ họa, số) và có thể được lưu trữ, xử lý, sao chép và chuyển giao sử dụng bất kỳ phương pháp nào (ví dụ: điện tử, in, từ, quang).

7.2.1.3.2.2 Nguồn gốc và sự phù hợp của dữ liệu đầu vào đối với các tài liệu hướng dẫn phải được xác nhận. Các công cụ hỗ trợ tài liệu hướng dẫn tự động có thể được sử dụng.

7.2.1.3.2.3 Các tài liệu được chuẩn bị phải được soát xét và chỉnh sửa về định dạng, nội dung kỹ thuật và cách trình bày dựa vào các tiêu chuẩn tài liệu hướng dẫn. Chúng phải được người có thẩm quyền chấp thuận là đầy đủ trước khi ban hành.

7.2.1.3.3 Sản xuất

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

7.2.1.3.3.1 Các tài liệu hướng dẫn phải được sản xuất và cung cấp phù hợp với kế hoạch. Việc sản xuất và phân phối các tài liệu này có thể sử dụng giấy, điện tử hoặc phương tiện khác. Các tài liệu gốc phải được lưu trữ phù hợp với các yêu cầu đối với việc lưu giữ hồ sơ, an toàn, bảo trì và sao lưu.

7.2.1.3.3.2 Các kiểm soát phải được thiết lập phù hợp với quá trình quản lý cấu hình phần mềm (mục 7.2.2).

7.2.1.3.4 Bảo trì

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:

7.2.1.3.4.1 Các nhiệm vụ của quá trình bảo trì phần mềm, được yêu cầu khi tài liệu hướng dẫn được sửa đổi, phải được thực hiện (xem mục 6.4.10). Đối với các tài liệu về quản lý cấu hình, các sửa đổi phải được quản lý phù hợp với quá trình quản lý cấu hình phần mềm (mục 7.2.2).

7.2.2 Quá trình quản lý cấu hình phần mềm

7.2.2.1 Mục đích

Mục đích của quá trình quản lý cấu hình phần mềm là để thiết lập và duy trì tính toàn vẹn của các thành phần phần mềm của quá trình hoặc dự án và làm cho chúng khả dụng đối với các bên tham gia có liên quan.

7.2.2.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý cấu hình phần mềm gồm: a) Chiến lược quản lý cấu hình phần mềm được phát triển;

b) Các thành phần được quá trình hoặc dự án tạo ra được nhận biết, định nghĩa và giới hạn cơ

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 88 - 123)