6 Các quá trình vòng đời hệ thống
C.3 Khái niệm tổng quan quá trình
Có thể có các trường hợp tập trung thống nhất được yêu cầu đối với các hoạt động và nhiệm vụ được lựa chọn từ các quá trình khác loại để cung cấp tính rõ ràng theo một tiến trình hoặc khái niệm quan trọng phân chia qua các quá trình sử dụng trong suốt vòng đời. Nó là hữu ích để khuyến nghị người sử dụng các tiêu chuẩn làm thế nào để nhận biết và định nghĩa các hoạt động đối với việc sử dụng của họ, mặc dù họ không thể định nghĩa đúng vị trí một quá trình đơn nhất mà dẫn ra mối quan tâm cụ thể. Đối với mục đích này, khái niệm tổng quan quá trình đã được trình bày có hệ thống. Giống như một quá trình, sự mô tả tổng quan quá trình bao gồm sự trình bày mục đích và kết quả. Không giống như một quá trình, sự mô tả tổng quan quá trình không bao gồm các hoạt động và nhiệm vụ. Thay vào đó, sự mô tả bao gồm hướng dẫn giải thích làm thế nào kết quả có thể đạt được bằng việc sử dụng các hoạt động và nhiệm vụ của các quá trình khác nhau trong tiêu chuẩn ISO/IEC 12207 và ISO/IEC 15288. Tổng quan quá trình có thể được xây dựng bằng cách sử dụng mẫu quan điểm quá trình tìm thấy trong C.3.1.
C.3.1. Quan điểm quá trình
Tổng quan quá trình phù hợp với quan điểm quá trình. Quan điểm quá trình cung cấp ở đây có thể được sử dụng để tạo ra tổng quan quá trình. C.4 bao gồm một ví dụ áp dụng quan điểm này.
Quan điểm quá trình được định nghĩa bởi:
- Các bên liên quan: người sử dụng tiêu chuẩn.
- Các mối quan hệ cấu trúc: các quá trình cần thiết để phản ánh mối quan tâm kỹ thuật cụ thể.
- Các nội dung tạo ra tổng quan quá trình nên bao gồm:
- Tên tổng quan quá trình;
- Kết quả tổng quan quá trình;
- Sự nhận biết và mô tả các quá trình, các hoạt động và nhiệm vụ triển khai tổng quan quá trình và tham chiếu tới các nguồn của các quá trình, các hoạt động và nhiệm vụ này trong các tiêu chuẩn khác.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu tài liệu hóa các quan điểm được tìm thấy trong tiêu chuẩn ISO/IEC 42010:2007, mục 5.3. Mô tả này phù hợp với các yêu cầu đó.