Quá trình xác nhận phần mềm

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 101 - 103)

6 Các quá trình vòng đời hệ thống

7.2.5Quá trình xác nhận phần mềm

7.2.5.1 Mục đích

Mục đích của quá trình xác nhận phần mềm là để xác nhận rằng các yêu cầu đối với việc sử dụng dự kiến cụ thể của sản phẩm phần mềm được đáp ứng.

7.2.5.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình xác nhận phần mềm gồm: a) Chiến lược xác nhận được phát triển và triển khai;

b) Các tiêu chí đối với việc xác nhận tất cả các sản phẩm cần thiết được xác định; c) Các hoạt động xác nhận cần thiết được thực hiện;

d) Các vấn đề được nhận dạng và ghi lại;

e) Bằng chứng được cung cấp rằng các sản phẩm phần mềm như đã được phát triển là phù hợp đối với mục đích sử dụng của chúng;

f) Kết quả của các hoạt động xác nhận được làm cho khả dụng đối với khách hàng và các bên tham gia khác.

7.2.5.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình xác nhận phần mềm.

7.2.5.3.1 Triển khai quá trình

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

7.2.5.3.1.1 Việc xác định phải được thực hiện nếu dự án đảm bảo nỗ lực xác nhận và mức độ độc lập của tổ chức đối với nỗ lực cần thiết đó.

7.2.5.3.1.2 Nếu dự án đảm bảo nỗ lực xác nhận, quá trình xác nhận phải được thiết lập để xác nhận hệ thống hoặc sản phẩm phần mềm. Các nhiệm vụ xác nhận được định nghĩa dưới đây, bao gồm cả các công cụ, các kỹ thuật, các phương pháp liên kết cho việc thực hiện các nhiệm vụ, phải được lựa chọn.

7.2.5.3.1.3 Nếu dự án đảm bảo nỗ lực độc lập, tổ chức có khả năng chịu trách nhiệm để tiến hành xác nhận phải được lựa chọn. Bên thực hiện xác nhận phải được đảm bảo về tính độc lập và thẩm quyền để thực hiện các nhiệm vụ xác nhận.

7.2.5.3.1.4 Kế hoạch xác nhận phải được phát triển và tài liệu hóa. Kế hoạch này phải bao gồm, nhưng không giới hạn, như sau:

a) Các thành phần đưa ra để xác nhận;

b) Các nhiệm vụ xác nhận để được thực hiện;

c) Các tài nguyên, các trách nhiệm và lịch trình cho việc xác nhận;

d) Các thủ tục để chuyển tiếp các báo cáo xác nhận tới bên mua sản phẩm và các bên tham gia khác.

7.2.5.3.1.5 Kế hoạch xác nhận phải được triển khai. Các vấn đề và sự không phù hợp được phát hiện bởi việc xác nhận phải được đưa vào quá trình giải quyết vấn đề phần mềm (mục 7.2.8). Tất cả vấn đề và sự không phù hợp phải được giải quyết. Kết quả của các hoạt động xác nhận phải được làm cho khả dụng đối với bên mua sản phẩm và các tổ chức tham gia khác.

7.2.5.3.2 Xác nhận

CHÚ THÍCH: Các phương pháp khác bên cạnh việc kiểm tra (ví dụ: phân tích, mô hình hóa, mô phỏng, vv…) có thể được áp dụng đối với việc xác nhận.

7.2.5.3.2.1 Chuẩn bị các yêu cầu kiểm tra được lựa chọn, các trường hợp thử nghiệm và các đặc tả kiểm tra cho việc phân tích kết quả kiểm tra.

7.2.5.3.2.2 Đảm bảo rằng các yêu cầu kiểm tra, các trường hợp kiểm tra và các đặc tả kiểm tra này phản ánh các yêu cầu cụ thể đối với mục đích sử dụng.

7.2.5.3.2.3 Tiến hành các bài kiểm tra trong các mục 7.2.5.3.2.1 và 7.2.5.3.2.2, bao gồm: a) Kiểm tra với các đầu vào suy biến, giới hạn và ứng suất;

b) Kiểm tra sản phẩm phần mềm về khả năng của nó để cô lập và giảm thiểu tác động của các lỗi; nghĩa là xuống cấp từ từ khi xảy ra lỗi, yêu cầu trợ giúp của bên vận hành khi có các trạng thái suy biến, giới hạn và ứng suất;

c) Kiểm tra rằng người sử dụng đại diện có thể đạt được một cách thành công các nhiệm vụ dự kiến của họ bằng cách sử dụng sản phẩm phần mềm đó.

7.2.5.3.2.4 Xác nhận rằng sản phẩm phần mềm đáp ứng được mục đích sử dụng của nó.

7.2.5.3.2.5 Kiểm tra sản phẩm phần mềm khi thích hợp trong các phạm vi được lựa chọn của môi trường mục tiêu.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 101 - 103)