Tổng quan quá trình khả dụng

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 133 - 136)

6 Các quá trình vòng đời hệ thống

C.4 Tổng quan quá trình khả dụng

Phần này cung cấp một ví dụ áp dụng quan điểm quá trình để mang lại tổng quan quá trình có khả năng sử dụng, nhằm minh họa cách thức một dự án có thể kết hợp các quá trình, các hoạt động và nhiệm vụ của tiêu chuẩn ISO/IEC 12207 để cung cấp sự lưu ý trọng tâm tới việc đạt được một sản phẩm khả dụng.

Ví dụ này xử lý nhóm các mối quan tâm, thường được gọi là tính khả dụng, thiết kế lấy người sử dụng làm trung tâm hay thiết kế lấy con người làm trung tâm (như mô tả trong ISO 13407) cho phép tối ưu hóa việc hỗ trợ và đào tạo, tăng năng suất và chất lượng làm việc, cải tiến tình trạng làm việc của con người và giảm thiểu thay đổi về loại bỏ người sử dụng hệ thống.

Tên: Tổng quan quá trình khả dụng

Mục đích: Mục đích của tổng quan quá trình khả dụng là để đảm bảo việc xem xét các quyền lợi và các nhu cầu của các bên liên quan để cho phép tối ưu hóa việc hỗ trợ và đào tạo, tăng hiệu suất và chất lượng công việc, cải tiến tình trạng làm việc của con người và giảm thiểu thay đổi về loại bỏ người sử dụng hệ thống.

Kết quả triển khai thành công của tổng quan quá trình khả dụng:

a) Hệ thống đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng và quan tâm đến các khả năng nhân lực và các giới hạn kỹ năng của họ;

b) Các kỹ thuật và kiến thức tối ưu yếu tố con người và nhân tố con người được tích hợp trong thiết kế hệ thống;

c) Các hoạt động thiết kế con người làm trung tâm được định nghĩa và thực hiện;

d) Thiết kế hệ thống phải giải quyết các ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra đối với sự thực hiện, tính an toàn và sức khỏe con người;

e) Các hệ thống phải được nâng cao nhằm đạt được hiệu suất, tính hiệu quả và sự hài lòng của người sử dụng.

CHÚ THÍCH: Mặc dù sự tham gia của người sử dụng là một nguyên tắc của việc thiết kế lấy con người làm trung tâm, nhưng kết quả cho phép khả năng các đặc tính thiết kế có thể không được đo lường một cách trực tiếp, thay vào đó có thể được chỉ rõ và suy luận dựa trên sản phẩm khác hoặc các đặc tính quá trình khác mà có thể được đo.

Tổng quan quá trình này có thể được triển khai bằng cách sử dụng các quá trình, các hoạt động và nhiệm vụ sau từ tiêu chuẩn ISO/IEC 12207.

a) Quá trình quản lý danh mục dự án (6.2.3), cụ thể là trong quá trình khởi tạo quá trình (6.2.3.3.1), quy định sự thiết lập và duy trì tập trung vào các vấn đề của người sử dụng trong các bộ phận của tổ chức nhằm đối phó với thị trường, khái niệm, sự phát triển và hỗ trợ; bảo vệ phương pháp tiếp cận lấy con người làm trung tâm;

b) Quá trình quản lý cơ sở hạ tầng (6.2.2) quy định một sự đặc tả làm thế nào các hoạt động thiết kế lấy con người làm trung tâm phù hợp trong quá trình vòng đời các hệ thống tổng thể và tổ chức;

c) Quá trình lập kế hoạch dự án (6.3.1) quy định đối với: sự lựa chọn các kỹ thuật và các phương pháp lấy con người làm trung tâm, lập kế hoạch việc tham gia của người sử dụng và các bên liên quan khác, lập kế hoạch cho các hoạt động thiết kế lấy con người làm trung tâm;

d) Quá trình kiểm soát và đánh giá dự án (6.3.2) quy định giám sát phạm vi đạt được các yêu cầu và để truyền thông kết quả tới các bên liên quan và bên quản lý, để đảm bảo phương thức tiếp cận lấy con người làm trung tâm trong nhóm thiết kế. Các nhiệm vụ thích hợp bao gồm 6.3.2.3.3.1 và 6.3.2.3.3.2;

e) Quá trình định nghĩa các yêu cầu bên liên quan (6.4.1) quy định đối với việc nhận biết và tài liệu hướng dẫn ngữ cảnh sử dụng, sự tương tác giữa người sử dụng và hệ thống, lưu ý đến các giới hạn kỹ năng và các khả năng nhân lực và đặc tả các chức năng và các yêu cầu sức khỏe, độ tin cậy, tính an toàn, môi trường, đào tào, sự hỗ trợ và bên liên quan khác nhằm giải quyết các ảnh hưởng bất lợi có thể xảy ra đối với việc sử dụng hệ thống tới sự an toàn và sức khỏe con người;

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp, các tiêu chuẩn có thể có khả năng áp dụng, ví dụ: ISO 13407 và 9241 (tiêu chuẩn nhiều phần gồm các yêu cầu và các khuyến nghị) và chấp nhận các báo cáo thực tiễn chất lượng được sử dụng.

f) Quá trình phân tích các yêu cầu hệ thống (6.4.2) quy định sự đặc tả và đánh giá ngữ cảnh sử dụng, tính khả dụng và các yêu cầu thiết kế lấy con người làm trung tâm;

g) Quá trình thiết kế cơ sở hạ tầng hệ thống (6.4.3) quy định sự tích hợp tiêu chuẩn thiết kế để giải quyết các mục tiêu về tính khả dụng và các yêu cầu tối ưu yếu tố con người;

h) Quá trình tích hợp hệ thống (6.4.5) quy định lập kế hoạch tích hợp, bao gồm sự xem xét đối với việc đào tạo người sử dụng và đảm bảo rằng việc đạt được các mục tiêu về tính khả dụng và phù hợp với các yêu cầu tối ưu yếu tố con người được xác minh và ghi lại;

i) Quá trình quản lý thông tin (6.3.6), nguyên vẹn, quy định sự đặc tả, phát triển và duy trì các sản phẩm nhân tạo để tài liệu hóa và truyền thông phạm vi đạt được. Đối với tính khả dụng, nó được trình bày chi tiết bởi tiêu chuẩn ISO/IEC 25062 và liên quan với các tiêu chuẩn tương lai trong cùng nhóm tiêu chuẩn;

j) Quá trình đo (6.3.7), nguyên vẹn, quy định việc định nghĩa một phương pháp tiếp cận liên quan tới các phép đo để thiết kế các đặc tính. Đối với phần mềm, chúng được trình bày chi tiết trong tiêu chuẩn ISO/IEC 25020;

k) Quá trình phân tích các yêu cầu phần mềm (7.1.2) quy định sự đặc tả tính khả dụng và phần mềm các yêu cầu tối ưu yếu tố con người. Nhiệm vụ thích hợp là 7.1.2.3.1.1.(f) và chú thích 3; l) Quá trình vận hành phần mềm (6.4.9) quy định sử dụng hệ thống. Đảm bảo rằng các yêu cầu

tính khả dụng đạt được phù hợp bao gồm cả việc giám sát sự vận hành của hệ thống. Các nhiệm vụ thích hợp bao gồm 6.4.9.3.3.1 chú thích 2, 6.4.9.3.4.1 và 6.4.9.3.5.1;

m) Quá trình bảo trì phần mềm (6.4.10) xác nhận các khả năng của hệ thống, bao gồm các đặc tính khả dụng và có thể được sử dụng hoàn toàn.

Phụ lục D

(Tham khảo)

Một số ví dụ mô tả quá trình

Khi các ví dụ quá trình sau đây được xem xét là rất hữu ích đối với một số người đọc tiêu chuẩn này, thì chúng đã được bao hàm trong phụ lục này. Chúng có thể được bổ sung trong tài liệu hướng dẫn quá trình tổ chức của người sử dụng.

D.1 Quá trình sắp xếp trình tự tổ chức D.1.1 Mục đích

Mục đích của sắp xếp trình tự tổ chức là để cho phép các quá trình phần mềm cần thiết của tổ chức cung cấp các sản phẩm phần mềm và dịch vụ, phù hợp với các mục tiêu kinh doanh.

D.1.2 Kết quả

a) Các mục tiêu kinh doanh của tổ chức được nhận biết;

b) Khung quá trình được nhận biết và định nghĩa bao gồm một tập các quá trình phần mềm cần thiết để đạt được các mục tiêu kinh doanh của tổ chức;

c) Chiến lược được xác định đối với việc định nghĩa, triển khai và cải tiến quá trình; d) Sự hỗ trợ được cung cấp để cho phép chiến lược này;

e) Nhiệm vụ, các giá trị cốt lõi, tầm nhìn, các mục tiêu và các mục đích của tổ chức được truyền đạt tới tất cả nhân viên;

f) Các cá nhân trong tổ chức chia sẻ một tầm nhìn chung, văn hóa và sự hiểu biết mục tiêu kinh doanh cho phép họ hoạt động hiệu quả;

g) Tất cả thành viên trong tổ chức hiểu biết vai trò của họ trong việc đạt được các mục tiêu kinh doanh và có thể thực hiện vai trò đó.

D.2 Quá trình quản lý tổ chức D.2.1 Mục đích

Mục đích quản lý tổ chức là để thiết lập và thực hiện các thực hành quản lý phần mềm, trong việc thực hiện các quá trình cần thiết để cung cấp các sản phẩm phần mềm và dịch vụ, phù hợp với các mục tiêu kinh doanh của tổ chức.

CHÚ THÍCH: Mặc dù các hoạt động tổ chức nhìn chung có phạm vi rộng hơn so với quá trình phần mềm, các quá trình phần mềm được triển khai trong ngữ cảnh kinh doanh và để có hiệu quả, yêu cầu một môi trường tổ chức phù hợp.

D.2.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý tổ chức gồm: a) Tổ chức phải đầu tư cơ sở hạ tầng quản lý phù hợp;

b) Các bài thực hành tối ưu nhất được xác định để hỗ trợ triển khai quản lý tổ chức và dự án hiệu quả;

c) Cơ sở để đánh giá việc đạt được các mục tiêu kinh doanh của tổ chức dựa trên các bài thực hành quản lý này được cung cấp.

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 133 - 136)