Sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 118 - 139)

6 Các quá trình vòng đời hệ thống

B.2 Sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2

B.2.1 Tổng quan

Mô hình tham chiếu quá trình trong phụ lục này là phù hợp cho việc sử dụng trong việc đánh giá quá trình được thực hiện phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2.

Mục 6.2 tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2 phân bổ các yêu cầu vào các mô hình tham chiếu quá trình phù hợp đối với việc đánh giá bởi tiêu chuẩn đó. Các phần sau trích dẫn các yêu cầu đối với các mô hình tham chiếu quá trình và mô tả làm thế nào chúng được đáp ứng bởi tiêu chuẩn này. Trong mỗi điều sau phần chữ in nghiêng trích dẫn yêu cầu từ phần văn bản của tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2 và phần chữ thẳng đứng mô tả cách thức trong đó yêu cầu được đáp ứng trong tiêu chuẩn này.

B.2.2 Các yêu cầu đối với các mô hình tham chiếu quá trình

Một mô hình tham chiếu quá trình phải bao gồm:

a) Công bố miền của mô hình tham chiếu quá trình. Được cung cấp trong điều 1;

b) Mô tả, đáp ứng các yêu cầu của mục 6.2.4 trong tiêu chuẩn này, về các quá trình trong pham vi của mô hình tham chiếu quá trình. Được cung cấp trong phụ lục B.3;

c) Mô tả mối liên hệ giữa mô hình tham chiếu quá trình với ngữ cảnh sử dụng dự kiến của nó. Được cung cấp bởi điều 5;

d) Mô tả mối liên hệ giữa các quá trình được định nghĩa trong mô hình tham chiếu quá trình. Được cung cấp trong phụ lục B.3 trong việc mô tả mỗi quá trình. Ví dụ, một số mô tả quá trình trong

phụ lục này bao gồm sự trình bày rằng một quá trình mức độ thấp hơn và quá trình thay thế một hoạt động cụ thể trong quá trình mức độ cao hơn.

Mô hình tham chiếu quá trình sẽ tài liệu hóa nhóm người quan tâm đến mô hình này và các hoạt động được thực hiện để đạt được sự đồng thuận trong nhóm người quan tâm đó:

a) Nhóm người quan tâm liên quan sẽ được mô tả đặc điểm hoặc đặc tả. Nhóm người quan tâm thích hợp là người sử dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 và ISO/IEC 12207;

b) Mức độ đạt được sự đồng thuận phải được tài liệu hóa. Cả hai tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 và ISO/IEC 12207 là các tiêu chuẩn đáp ứng sự đồng thuận các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO/IEC JTC1;

c) Nếu không có hoạt động nào được thực hiện để đạt được sự đồng thuận, một bản trình bày về tác động này sẽ được dẫn chứng bẳng tài liệu. (Không thể có khả năng áp dụng).

Các quá trình được định nghĩa trong một mô hình tham chiếu quá trình sẽ có sự nhận biết và các mô tả quá trình duy nhất. Các mô tả quá trình là duy nhất. Sự nhận biết được cung cấp bởi các tên duy nhất và bởi số lượng điều của phụ lục này.

B.2.3 Các mô tả quá trình

Các thành phần chủ yếu của một mô hình tham chiếu quá trình là các mô tả các quá trình trong pham vi của mô hình. Các mô tả quá trình trong mô hình tham chiếu quá trình kết hợp với sự trình bày mục đích của quá trình mô tả ở mức độ cao các mục đích tổng thể của việc thực hiện quá trình, cùng với tâêp kết quả chứng minh sự đạt được thành công của mục đích quá trình. Các mô tả quá trình này sẽ đáp ứng các yêu cầu sau:

a) Một quá trình sẽ được mô tả về mă êt mục đích và kết quả của nó;

b) Trong bất kỳ mô tả quá trình nào, tâ êp kết quả quá trình sẽ là cần thiết và đầy đủ để đạt được mục đích quá trình;

c) Các mô tả quá trình sẽ không có các khía cạnh của khung đo như mô tả trong điều 5 của tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2 vượt ngoài mức 1 được bao gồm hoặc mặc định.

Viê êc trình bày kết quả mô tả một trong các điều sau:

Sự tạo thành của một sản phẩm;

Một thay đổi quan trọng của trạng thái;

Đáp ứng của các ràng buộc xác định, ví dụ: các yêu cầu, các mục tiêu, vv.

Các yêu cầu này được đáp ứng bởi các mô tả quá trình trong phụ lục này. Một số kết quả có thể được hiểu như sự đóng góp vào các mức khả năng trên mức 1. Tuy nhiên, viêêc triển khai phù hợp của các quá trình thích hợp không yêu cầu đạt được các mức độ cao hơn khả năng này.

B.2.4 Các thuộc tính quá trình chung đối với việc xác định khả năng

Các thuộc tính trong 5.1.9 của tiêu chuẩn này mô tả đặc điểm đặc trưng của mỗi quá trình. Khi một quá trình được triển khai phù hợp với các thuộc tính này, mục đích và kết quả xác định của quá trình đó được đạt được thông qua sự triển khai của các hoạt động xác định.

Ngoài các thuộc tính cơ bản này, các quá trình có thể được mô tả bởi các thuộc tính khác chung cho tất cả quá trình. Các thuộc tính chung này góp phần vào sự đạt được mức cao hơn của các khả năng quá trình như định nghĩa trong tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2. Có 6 mức độ khả năng quá trình trong khung phép đo của tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2 như được mô tả trong bảng sau:

Bảng B.1 – Sáu mức khả năng quá trình Mức khả năng Khả năng quá trình

0 Quá trình chưa hoàn thiện

1 Quá trình được thực hiện

2 Quá trình được quản lý

3 Quá trình được thiết lập

4 Quá trình có thể dự đoán được

5 Quá trình tối ưu hóa

Viêêc đạt được các thuộc tính và các khả năng mức cao hơn được cho phép bởi tác động qua lại của quá trình đó với các quá trình tổ chức và hỗ trợ như tài liệu hướng dẫn, quản lý cấu hình, đảm bảo chất lượng, vv…

Tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2 nhâên dạng các thuộc tính quá trình chung (PA) sau liên kết với sự đạt được của các mức độ cao hơn của khả năng quá trình:

Quản lý thực hiện (PA 2.1) – xác định phạm vi trong đó viêêc thực hiện quá trình được quản lý. Viêêc đạt được thuộc tính này liên quan đến viêêc lâêp kế hoạch, giám sát và điều chỉnh việc thực hiện quá trình.

Quản lý sản phẩm (PA 2.2) – xác định phạm vi trong đó các sản phẩm được tạo ra bởi quá trình được quản lý một cách thích hợp. Viêêc đạt được thuộc tính này đảm bảo rằng các sản phẩm được thiết lập, kiểm soát và duy trì một cách thích hợp.

Định nghĩa quá trình (PA 3.1) – xác định phạm vi trong đó quá trình được thiết lập như một quá trình chuẩn trong tổ chức đó. Viêêc đạt được thuộc tính này bao gồm viêêc định nghĩa quá trình về măêt các vai trò và các khả năng cần thiết để thực hiện một quá trình; môi trường làm việc và cơ sở hạ tầng cần thiết để giám sát tính phù hợp và hiệu quả của nó và các hướng dẫn sửa đổi.

Triển khai quá trình (PA 3.2) – xác định phạm vi trong đó quá trình được triển khai một cách hiệu quả như là một trường hợp sửa đổi của quá trình chuẩn. Viêêc đạt được thuộc tính này được phản ánh theo độ chính xác với quá trình chuẩn, viêêc triển khai hiệu quả các tài nguyên để triển khai quá trình và viêêc thu thập, phân tích dữ liệu để hiểu và tinh chỉnh hoạt động của quá trình.

Phép đo quá trình (PA 4.1) – xác định phạm vi các phép đo quá trình được sử dụng để đảm bảo rằng việc thực hiện quá trình đó hỗ trợ viêêc đạt được các mục tiêu thương mại xác định. Viêêc đạt được thuộc tính này được liên kết với sự tồn tại của một hệ thống hiệu quả để thu thập các phép đo liên quan tới việc thực hiện quá trình và chất lượng của các sản phẩm. Các phép đo này được áp dụng để xác định phạm vi đạt được các mục tiêu thương mại của tổ chức đó.

Kiểm soát quá trình (PA 4.2) – xác định phạm vi trong đó quá trình được quản lý định lượng để đưa ra một quá trình ổn định, có khả năng và có thể dự đoán được trong các giới hạn xác định. Viêêc đạt được thuộc tính này bao gồm việc áp dụng các kỹ thuật kiểm soát và phân tích để đảm bảo rằng quá trình thực hiện trong các giới hạn xác định và hoạt động hiệu chỉnh được thực hiện để giải quyết các độ lệch.

Cải tiến quá trình (PA 5.1) – xác định phạm vi trong đó các thay đổi đối với quá trình được nhận biết từ việc phân tích sự thay đổi trong việc thực hiện và từ các khảo sát của các phương pháp tiếp cận cải tiến đối với sự triển khai và định nghĩa quá trình. Viêêc đạt được thuộc tính này liên quan với sự tồn tại của việc tập trung chủ động vào cải tiến liên tục trong việc đáp ứng các mục tiêu thương mại dự án và các mục tiêu hiện hành.

Tối ưu hóa quá trình (PA 5.2) – xác định phạm vi trong đó các thay đổi đối với việc định nghĩa, quản lý và thực hiện quá trình tạo ra sự tác động hiệu quả để đạt được các mục đích cải tiến quá trình thích hợp. Viêêc đạt được thuộc tính này được liên kết với một phương phát tiếp cận chủ động và gọn nhẹ để nhận biết và giới thiệu các thay đổi thích hợp tới quá trình bằng cách tối thiểu sự phá vỡ không mong muốn, đánh giá hiệu quả các thay đổi và thực hiện các điều chỉnh khi cần thiết.

B.3 Mô hình tham chiếu quá trình

Mô hình tham chiếu quá trình bao gồm việc trình bày mục đích và kết quả của mỗi quá trình bao gồm trong điều 6 và điều 7 của tiêu chuẩn này. Các quá trình được liệt kê trong bảng B.2.

Bảng B.2 – Các quá trình trong tiêu chuẩn Số thứ tự các điều

trong tiêu chuẩn Tên quá trình trong tiêu chuẩn

6 Các quá trình vòng đời hệ thống

6.1 Các quá trình thỏa thuận

6.1.1 Quá trình mua sản phẩm

6.1.2 Quá trình cung cấp

6.2 Các quá trình hỗ trợ dự án của tổ chức

6.2.1 Quá trình quản lý mô hình vòng đời

6.2.3 Quá trình quản lý danh mục dự án

6.2.4 Quá trình quản lý nguồn nhân lực

6.2.5 Quá trình quản lý chất lượng

6.3 Các quá trình dự án

6.3.1 Quá trình lập kế hoạch dự án

6.3.2 Quá trình kiểm soát và đánh giá dự án

6.3.3 Quá trình quản lý quyết định

6.3.4 Quá trình quản lý rủi ro

6.3.5 Quá trình quản lý cấu hình

6.3.6 Quá trình quản lý thông tin

6.3.7 Quá trình quản lý đo

6.4 Các quá trình kỹ thuật

6.4.1 Quá trình định nghĩa các yêu cầu của bên liên quan

6.4.2 Phân tích các yêu cầu hệ thống

6.4.3 Thiết kế các yêu cầu hệ thống

6.4.4 Quá trình triển khai

6.4.5 Quá trình tích hợp hệ thống

6.4.6 Quá trình kiểm tra chất lượng hệ thống

6.4.7 Cài đặt phần mềm 6.4.8 Hỗ trợ tiếp nhận phần mềm 6.4.9 Quá trình vận hành phần mềm 6.4.10 Quá trình bảo trì phần mềm 6.4.11 Quá trình hủy bỏ phần mềm 7 Các quá trình vòng đời phần mềm

7.1.1 Quá trình triển khai phần mềm

7.1.2 Quá trình phân tích các yêu cầu phần mềm

7.1.3 Quá trình thiết kế kiến trúc phần mềm

7.1.4 Quá trình thiết kế chi tiết phần mềm

7.1.5 Quá trình xây dựng phần mềm

7.1.6 Quá trình tích hợp phần mềm

7.1.7 Quá trình kiểm tra chất lượng phần mềm

7.2 Các quá trình hỗ trợ phần mềm

7.2.1 Quá trình quản lý tài liệu hướng dẫn phần mềm

7.2.2 Quá trình quản lý cấu hình phần mềm

7.2.3 Quá trình đảm bảo chất lượng phần mềm

7.2.4 Quá trình xác minh phần mềm

7.2.5 Quá trình xác nhận phần mềm

7.2.6 Quá trình soát xét phần mềm

7.2.7 Quá trình kiểm tra phần mềm

7.2.8 Quá trình giải quyết vấn đề phần mềm

7.3 Các quá trình tái sử dụng phần mềm

7.3.1 Quá trình kỹ thuật miền

7.3.2 Quá trình quản lý tài sản tái sử dụng

7.3.3 Quá trình quản lý chương trình tái sử dụng

Một số hoạt động của các quá trình trong điều 6 và điều 7 được thay thế với các quá trình mức độ thấp hơn tương ứng. Các mô tả các quá trình mức độ thấp hơn được trình bày dưới đây.

B.3.1 Các quá trình mức độ thấp hơn quá trình mua sản phẩmB.3.1.1Quá trình chuẩn bị mua sản phẩm B.3.1.1Quá trình chuẩn bị mua sản phẩm

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình mua sản phẩm. Nó thay thế hoạt động chuẩn bị mua sản phẩm (6.1.1.3.1).

Mục đích của quá trình chuẩn bị mua sản phẩm là để thiết lập các nhu cầu và các mục tiêu của việc mua sản phẩm và để thông báo các nhu cầu và mục tiêu đó tới nhà cung cấp tiềm năng.

B.3.1.1.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình chuẩn bị mua sản phẩm gồm:

a) Ý tưởng hoặc nhu cầu đối với việc mua sản phẩm, phát triển hoặc nâng cao được thiết lập; b) Các yêu cầu của bên liên quan được định nghĩa;

c) Chiến lược mua sản phẩm được phát triển; d) Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp được định nghĩa.

B.3.1.2 Quá trình lựa chọn nhà cung cấp

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình mua sản phẩm. Nó thay thế hoạt động lựa chọn nhà cung cấp (6.1.1.3.3).

B.3.1.2.1 Mục đích

Muc đích của quá trình lựa chọn nhà cung cấp là để chọn tổ chức chịu trách nhiệm đối với việc chuyển giao các yêu cầu của dự án.

B.3.1.2.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình lựa chọn nhà cung cấp gồm:

a) Tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp được thiết lập và sử dụng để đánh giá nhà cung cấp tiềm năng; b) Nhà cung cấp được lựa chọn dựa trên việc đánh giá các đề xuất, các khả năng quá trình và các

nhân tố khác của nhà cung cấp;

c) Một thỏa thuận được thiết lập và được đàm phán giữa bên mua sản phẩm và nhà cung cấp.

B.3.1.3 Quá trình giám sát thỏa thuận

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình mua sản phẩm. Nó thay thế hoạt động giám sát thỏa thuận (6.1.1.3.5).

B.3.1.3.1 Mục đích

Mục đích của quá trình giám sát thỏa thuận là để giám sát và đánh giá việc thực hiện của nhà cung cấp dựa vào các yêu cầu thỏa thuận.

B.3.1.3.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình giám sát thỏa thuận gồm:

a) Các hoạt động chung giữa bên mua sản phẩm và nhà cung cấp được thực hiện khi cần thiết; b) Thông tin về tiến độ kỹ thuật được trao đổi thường xuyên với nhà cung cấp;

d) Các thay đổi thỏa thuận, nếu cần thiết, được thương lượng giữa bên mua sản phẩm và nhà cung cấp và được tài liệu hóa trong bản thỏa thuận.

B.3.1.4 Quá trình tiếp nhận của bên mua sản phẩm

Quá trình này là một quá trình mức thấp hơn của quá trình mua sản phẩm. Nó thay thế hoạt động tiếp nhận của bên mua sản phẩm (6.1.1.3.6).

B.3.1.4.1 Mục đích

Mục đích của quá trình tiếp nhận của bên mua sản phẩm là để chấp thuận sự chuyển giao sản phẩm của nhà cung cấp khi tất cả tiêu chí tiếp nhận được đáp ứng.

B.3.1.4.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình tiếp nhận của bên mua sản phẩm gồm:

a) Sản phẩm phần mềm và/hoặc dịch vụ phần mềm được chuyển giao được đánh giá liên quan đến bản thỏa thuận;

b) Sự tiếp nhận của bên mua sản phẩm được dựa trên tiêu chí tiếp nhận đã thỏa thuận; c) Sản phẩm phần mềm và/hoặc dịch vụ phần mềm được tiếp nhận bởi bên mua sản phẩm.

B.3.2 Các quá trình mức độ thấp hơn quá trình cung cấpB.3.2.1 Quá trình đấu thầu nhà cung cấp B.3.2.1 Quá trình đấu thầu nhà cung cấp

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình cung cấp. Nó thay thế hoạt động đấu thầu nhà cung cấp (6.1.2.3.2).

B.3.2.1.1 Mục đích

Mục đích của quá trình đấu thầu nhà cung cấp là để thiết lập một giao diện nhằm đáp ứng các yêu cầu

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 118 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w