Quá trình triển khai

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 69 - 122)

6 Các quá trình vòng đời hệ thống

6.4.4 Quá trình triển khai

6.4.4.1 Mục đích

CHÚ THÍCH: Người sử dụng tiêu chuẩn này có mục đích khảo sát sản phẩm phần mềm hoặc một thành phần phần mềm của một hệ thống lớn. Quá trình triển khai phần mềm (mục 7.1.1) là một trường hợp tuân theo qúa trình triển khai trong tiêu chuẩn ISO/IEC 15288, cụ thể hóa các nhu cầu cụ thể trong việc triển khai một sản phẩm phần mềm hoặc dịch vụ phần mềm. Quá trình triển khai phần mềm thay thế quá trình triển khai trong tiêu chuẩn này.

6.4.5 Quá trình tích hợp hệ thống

CHÚ THÍCH: Quá trình tích hợp hệ thống trong tiêu chuẩn này là một cụ thể hóa của quá trình tích hợp trong tiêu chuẩn ISO/IEC 15288. Người sử dụng có thể xem xét yêu cầu tuân thủ với quá trình trong tiêu chuẩn 15288 hơn quá trình trong tiêu chuẩn này.

6.4.5.1 Mục đích

Mục đích của quá trình tích hợp hệ thống là để tích hợp các thành phần hệ thống (bao gồm các thành phần phần mềm, các thành phần phần cứng, các thao tác thủ công và các hệ thống khác, nếu cần thiết) để tạo ra một hệ thống hoàn chỉnh đáp ứng thiết kế của hệ thống và các kỳ vọng của các khách hàng đưa ra trong các yêu cầu hệ thống.

6.4.5.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình tích hợp hệ thống gồm:

a) Chiến lược được phát triển để tích hợp hệ thống phù hợp với các ưu tiên của các yêu cầu hệ thống;

b) Các tiêu chí được phát triển để xác minh tuân thủ đúng theo các yêu cầu hệ thống được phân phối vào các thành phần hệ thống, bao gồm các giao diện giữa các thành phần hệ thống; c) Tích hợp hệ thống được xác minh bằng cách sử dụng các tiêu chí xác định;

d) Chiến lược hồi quy được phát triển và áp dụng để kiểm tra lại hệ thống khi các thay đổi được thực hiện;

e) Tính kiên định và khả năng theo dõi được thiết lập giữa thiết kế hệ thống và các thành phần hệ thống được tích hợp;

f) Hệ thống tích hợp được xây dựng để chứng minh tuân thủ đúng theo thiết kế hệ thống;

g) Hệ thống tích hợp được xây dựng để chứng minh rằng một bộ hoàn chỉnh các thành phần hệ thống có khả năng chuyển giao và sử dụng tồn tại.

6.4.5.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình tích hợp hệ thống.

6.4.5.3.1 Tích hợp

Hoạt động này bao gồm nhiệm vụ sau:

6.4.5.3.1.1 Các thành phần cấu hình phần mềm phảii tích hợp, với các thành phần cấu hình phần cứng, các thao tác thủ công và các hệ thống khác nếu cần thiết vào trong hệ thống. Tổng thể hệ thống

phải được kiểm tra, như khi chúng được phát triển, dựa vào các yêu cầu của chúng. Kết quả kiểm tra và tích hợp phải được tài liệu hóa.

CHÚ THÍCH 1: Hoạt động tích hợp hệ thống phải được thực hiện theo chiến lược tích hợp được định nghĩa từ trước có tính đến các ưu tiên của các yêu cầu hệ thống.

CHÚ THÍCH 2: Chiến lược tích hợp phải chỉ ra tính kiên định và khả năng theo dõi giữa thiết kế hệ thống và các thành phần hệ thống được tích hợp.

6.4.5.3.2 Sẵn sàng kiểm tra

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

6.4.5.3.2.1 Đối với mỗi yêu cầu chất lượng của hệ thống, một tâêp các bài đo, các trường hợp đo (các đầu vào, đầu ra, tiêu chí đo) và các thủ tục đo để tiến hành đo kiểm chất lượng hệ thống phải được phát triển và tài liệu hóa. Bên phát triển phải đảm bảo rằng hệ thống tích hợp luôn sẵn sàng đối với quá trình kiểm tra chất lượng hệ thống.

CHÚ THÍCH: Chiến lược hồi quy, được áp dụng để kiểm tra lại hệ thống khi có các thay đổi, nên được phát triển.

6.4.5.3.2.2 Hệ thống tích hợp sẽ được đánh giá xem xét theo tiêu chí dưới đây. Kết quả của các đánh giá phải được tài liệu hóa.

a) Phạm vi kiểm tra của các yêu cầu hệ thống;

b) Sự phù hợp của các tiêu chuẩn và các phương pháp kiểm tra được sử dụng; c) Tuân thủ kết quả dự kiến;

d) Tính khả thi của việc kiểm tra chất lượng hệ thống; e) Tính khả thi của việc vận hành và bảo trì.

6.4.6 Quá trình kiểm tra chất lượng hệ thống

CHÚ THÍCH: Quá trình kiểm tra chất lượng hệ thống trong tiêu chuẩn này góp phần vào kết quả của quá trình xác minh trong tiêu chuẩn ISO/IEC 15288. Người sử dụng có thể xem xét yêu cầu tuân thủ với quá trình trong tiêu chuẩn 15288 hơn quá trình trong tiêu chuẩn này.

6.4.6.1 Mục đích

Mục đích của quá trình kiểm tra chất lượng các hệ thống là để đảm bảo rằng việc triển khai của mỗi yêu cầu hệ thống được kiểm tra tuân thủ và đảm bảo rằng hệ thống sẵn sàng để chuyển giao.

6.4.6.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình kiểm tra chất lượng hệ thống gồm: a) Tiêu chí đánh giá tuân thủ theo các yêu cầu hệ thống được phát triển; b) Hệ thống tích hợp được kiểm tra bằng cách sử dụng tiêu chí xác định; c) Kết quả kiểm tra được ghi lại;

6.4.6.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình chất lượng hệ thống.

6.4.6.3.1 Kiểm tra chất lượng

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

6.4.6.3.1.1 Kiểm tra chất lượng hệ thống phải được tiến hành phù hợp với các yêu cầu chất lượng được chỉ rõ cho hệ thống đó. Sẽ được đảm bảo rằng việc triển khai mỗi yêu cầu hệ thống được kiểm tra tuân thủ và hệ thống đó đã sẵn sàng để chuyển giao. Kết quả kiểm tra chất lượng phải được tài liệu hóa.

CHÚ THÍCH: Các yêu cầu chất lượng đối với hệ thống nên bao gồm tiêu chí đánh giá tuân thủ theo các yêu cầu hệ thống.

6.4.6.3.1.2 Hệ thống phải đánh giá xem xét theo các tiêu chí dưới đây. Kết quả của các đánh giá phải được tài liệu hóa.

a) Phạm vi kiểm tra của các yêu cầu hệ thống; b) Tuân thủ kết quả dự kiến;

c) Tính khả thi về vận hành và bảo trì.

CHÚ THÍCH: Tiêu chí đánh giá nên giải quyết tính sẵn sàng của hệ thống chuyển giao.

6.4.6.3.1.3 Bên triển khai phải hỗ trợ kiểm tra phù hợp với mục 7.2.7. Kết quả kiểm tra phải được tài liệu hóa.

CHÚ THÍCH: Mục này không thể áp dụng tới các thành phần cấu hình phần mềm mà các kiểm tra được tiến hành trước đó.

6.4.6.3.1.4 Sau khi hoàn thành thành công kiểm tra, nếu được tiến hành, Bên triển khai phải cập nhật và chuẩn bị sản phẩm phần mềm chuyển giao trong quá trình hỗ trợ tiếp nhận phần mềm và cài đặt phần mềm.

CHÚ THÍCH: Quá trình kiểm tra chất lượng hệ thống có thể được sử dụng trong quá trình xác minh phần mềm (mục 7.2.4) hoặc quá trình xác nhận phần mềm (mục 7.2.5).

6.4.7 Quá trình cài đặt phần mềm

CHÚ THÍCH: Quá trình cài đặt phần mềm trong tiêu chuẩn này góp phần vào kết quả của quá trình chuyển tiếp trong tiêu chuẩn ISO/IEC 15288. Người sử dụng có thể xem xét yêu cầu tuân thủ với quá trình trong tiêu chuẩn 15288 hơn quá trình trong tiêu chuẩn này.

6.4.7.1 Mục đích

Mục đích của quá trình cài đặt phần mềm là để cài đặt sản phẩm phần mềm đáp ứng các yêu cầu thỏa thuận trong môi trường mục tiêu.

6.4.7.2 Kết quả

a) Chiến lược cài đặt phần mềm được phát triển;

b) Tiêu chí đối với cài đặt phần mềm được phát triển để chứng minh sự tuân thủ theo các yêu cầu cài đặt phần mềm;

c) Sản phẩm phần mềm được cài đặt trong môi trường mục tiêu;

d) Tính sẵn sàng của sản phẩm phần mềm cho việc sử dụng trong môi trường dự kiến của nó được đảm bảo.

6.4.7.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình cài đặt phần mềm.

6.4.7.3.1.1 Bên triển khai phải phát triển kế hoạch để cài đặt sản phẩm phần mềm trong môi trường mục tiêu như đã chỉ rõ trong hợp đồng. Các tài nguyên và thông tin cần thiết để cài đặt sản phẩm phần mềm sẽ được xác định và khả dụng. Như đã chỉ rõ trong hợp đồng, bên triển khai phải trợ giúp bên mua sản phẩm bằng các hoạt động cài đặt. Khi sản phẩm phần mềm được thay thế một hệ thống đã tồn tại, bên triển khai phải hỗ trợ bất kỳ các hoạt động chạy song song nào được yêu cầu trong hợp đồng. Kế hoạch cài đặt phải được tài liệu hóa.

CHÚ THÍCH 1: Chiến lược cài đặt phần mềm nên được phát triển trong việc thỏa thuận với khách hàng và tổ chức điều hành.

CHÚ THÍCH 2: Phần quan trọng của việc phát triển chiến lược cài đặt là để triển khai chiến lược phục hồi phiên bản hệ thống làm việc mới nhất. Để có thể cài đặt lại phiên bản làm việc mới nhất, một bản dự phòng đầy đủ của hệ thống nên được tạo ra trước khi bắt đầu cài đặt.

CHÚ THÍCH 3: Dựa trên các yêu cầu cài đặt, bộ cài đặt nên phát triển theo tiêu chuẩn đối với môi trường phần mềm sẽ được cài đặt.

CHÚ THÍCH 4: Bộ cài đặt nên định nghĩa các yêu cầu đối với việc tương thích của hệ thống theo môi trường dự kiến của nó.

CHÚ THÍCH 5: Bộ cài đặt nên tương thích với hệ thống để đáp ứng các yêu cầu đối với việc vận hành.

6.4.7.3.1.2 Bên phát triển phải cài đặt sản phẩm phần mềm phù hợp với kế hoạch cài đặt. Nó phải được đảm bảo rằng các cơ sở dữ liệu và mã phần mềm khởi động, thực thi và hoàn thành theo chỉ định trong hợp đồng. Các sự kiện cài đặt và kết quả phải được tài liệu hóa.

CHÚ THÍCH: Bộ cài đặt phải đảm bảo rằng sản phẩm phần mềm phải sẵn sàng đối với việc sử dụng trong môi trường dự kiến của nó.

6.4.8 Quá trình hỗ trợ tiếp nhận phần mềm

CHÚ THÍCH: Quá trình hỗ trợ tiếp nhận phần mềm trong tiêu chuẩn này đóng góp vào kết quả của quá trình chuyển tiếp trong tiêu chuẩn ISO/IEC 15288. Quá trình hỗ trợ tiếp nhận phần mềm trong tiêu chuẩn này cũng có thể đóng góp vào kết quả của quá trình công nhận hiệu lực trong tiêu chuẩn ISO/IEC 15288. Người sử dụng có thể xem xét yêu cầu tuân thủ với các quá trình trong tiêu chuẩn 15288 hơn quá trình trong tiêu chuẩn này.

Mục đích của quá trình hỗ trợ tiếp nhận phần mềm là để trợ giúp bên mua sản phẩm đạt được sự tin tưởng về sản phẩm đáp ứng các yêu cầu.

6.4.8.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình hỗ trợ tiếp nhận phần mềm gồm: a) Sản phẩm được hoàn thiện và chuyền giao đến bên mua sản phẩm;

b) Các quá trình soát xét và kiểm tra khi tiếp nhận của bên mua sản phẩm được hỗ trợ; c) Sản phẩm được đưa vào hoạt động trong môi trường của khách hàng;

d) Các vấn đề phát hiện trong việc tiếp nhận được định nghĩa và thông báo tới người có trách nhiệm giải quyết.

CHÚ THÍCH: Chuyển giao gia tăng phải được hoàn thiện dần.

6.4.8.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình hỗ trợ tiếp nhận phần mềm.

6.4.8.3.1 Hỗ trợ tiếp nhận phần mềm

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

6.4.8.3.1.1 Bên phát triển phải hỗ trợ việc kiểm tra và soát xét khi tiếp nhận sản phẩm của bên mua sản phẩm. Việc kiểm tra và soát xét khi tiếp nhận phải lưu ý đến kết quả của các quá trình soát xét phần mềm (mục 7.2.6), kiểm tra phần mềm (mục 7.2.7), kiểm tra chất lượng phần mềm và kiểm tra chất lượng hệ thống (nếu được thực hiện). Kết quả của việc kiểm tra và soát xét khi tiếp nhận phải được tài liệu hóa.

CHÚ THÍCH: Điều này bao gồm tài liệu hướng dẫn và sự truyền thông các vấn đề phát hiện trong kiểm tra khi tiếp nhận tới người có trách nhiệm giải quyết.

6.4.8.3.1.2 Bên phát triển phải hoàn thiện và chuyển giao sản phẩm phần mềm như đã định nghĩa trong hợp đồng.

CHÚ THÍCH: Hợp đồng có thể yêu cầu bên phát triển đưa sản phẩm vào hoạt động trong môi trường của khách hàng.

6.4.8.3.1.3 Bên phát triển phải cung cấp đào tạo ban đầu và duy trì hỗ trợ tới bên mua sản phẩm như đã định nghĩa trong hợp đồng.

CHÚ THÍCH: Hỗ trợ ban đầu bao gồm nhận biết và thông báo các vấn đề phát hiện trong khi chuyển giao tới người có trách nhiệm giải quyết.

6.4.9 Quá trình vận hành phần mềm

Quá trình vận hành phần mềm trong tiêu chuẩn này một cụ thể hóa của quá trình vận hành trong tiêu chuẩn ISO/IEC 15288. Người sử dụng có thể xem xét yêu cầu tuân thủ với quá trình trong tiêu chuẩn 15288 hơn quá trình trong tiêu chuẩn này.

6.4.9.1 Mục đích

Mục đích của quá trình vận hành phần mềm là để vận hành sản phẩm phần mềm trong môi trường dự kiến của nó và để cung cấp hỗ trợ các khách hàng về sản phẩm phần mềm.

6.4.9.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình vận hành phần mềm gồm: a) Chiến lược vận hành được định nghĩa;

b) Các điều kiện đối với việc vận hành chính xác sản phẩm trong môi trường dự kiến của nó được nhâên biết và đánh giá;

c) Sản phẩm phần mềm được kiểm tra và xác định để vận hành trong môi trường dự kiến của nó; d) Sản phẩm phần mềm được vận hành trong môi trường dự kiến của nó;

e) Sự hỗ trợ và tư vấn được cung cấp tới các khách hàng về sản phẩm phần mềm phù hợp với thỏa thuận.

6.4.9.3 Hoạt động và nhiệm vụ

Dự án phải triển khai các hoạt động và nhiệm vụ sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình vận hành phần mềm.

6.4.9.3.1 Chuẩn bị vận hành

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

6.4.9.3.1.1 Bên vận hành phải phát triển kế hoạch và một tâêp các tiêu chuẩn vận hành để thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ của quá trình này. Việc lập kế hoạch phải được tài liệu hóa và được thực thi.

6.4.9.3.1.2 Bên vận hành phải thiết lập các thủ tục để tiếp nhận, ghi lại, giải quyết, theo dõi các vấn đề và cung cấp sự phản hồi. Bất cứ khi nào các vấn đề gặp phải, chúng sẽ được ghi lại và tiến hành quá trình giải quyết vấn đề phần mềm (mục 7.2.8).

6.4.9.3.1.3 Bên vận hành phải thiết lập các thủ tục để kiểm tra sản phẩm phần mềm trong môi trường vận hành của nó, để đưa các báo cáo vấn đề phát sinh và các yêu cầu sửa đổi vào quá trình bảo trì phần mềm (mục 6.4.10) và để phát hành sản phẩm phần mềm cho viêêc sử dụng vận hành.

6.4.9.3.2 Hiệu chỉnh và kích hoạt vận hành

Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:

6.4.9.3.2.1 Đối với mỗi phát hành sản phẩm phần mềm, bên vận hành phải thực hiện kiểm tra hoạt động và, hoạt đôêng đó đáp ứng được các tiêu chí xác định, phát hành sản phẩm phần mềm cho viêêc sử dụng vận hành.

6.4.9.3.2.2 Bên vận hành phải đảm bảo rằng các cơ sở dữ liệu và mã phần mềm khởi tạo, thực thi và hoàn thành như đã mô tả trong kế hoạch.

6.4.9.3.2.3 Bên vận hành phải khởi động hệ thống trong tình trạng hoạt động dự kiến của nó để phân phối các đối tượng của dịch vụ hoặc dịch vụ thường xuyên theo mục đích dự kiến của nó.

CHÚ THÍCH: Trong trường hợp thỏa thuận, duy trì chất lượng và năng lực dịch vụ thường xuyên khi hệ thống thay thế một hệ

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 69 - 122)