Các quá trình mức độ thấp hơn quá trình cung cấp

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 125 - 139)

6 Các quá trình vòng đời hệ thống

B.3.2 Các quá trình mức độ thấp hơn quá trình cung cấp

B.3.2.1 Quá trình đấu thầu nhà cung cấp

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình cung cấp. Nó thay thế hoạt động đấu thầu nhà cung cấp (6.1.2.3.2).

B.3.2.1.1 Mục đích

Mục đích của quá trình đấu thầu nhà cung cấp là để thiết lập một giao diện nhằm đáp ứng các yêu cầu và truy vấn của bên mua sản phẩm đối với các đề xuất và để chuẩn bị và đệ trình các đề xuất.

B.3.2.1.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình đấu thầu nhà cung cấp gồm:

a) Một giao diện thông tin được thiết lập và duy trì để đáp lại các yêu cầu và truy vấn của bên mua sản phẩm đối với đề xuất;

b) Các yêu cầu đối với đề xuất phải được đánh giá theo tiêu chí xác định để xác định liệu có đệ trình đề xuất hay không;

c) Sự cần thiết để thực hiện các cuộc khảo sát sơ bộ hoặc nghiên cứu khả thi được xác định; d) Các tài nguyên phù hợp được nhận biết để thực hiện công việc được đề xuất;

e) Một đề xuất của nhà cung cấp được chuẩn bị và đệ trình để đáp lại yêu cầu của bên mua sản phẩm.

B.3.2.2 Quá trình thỏa thuận hợp đồng

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình cung cấp. Nó thay thế hoạt động thỏa thuận hợp đồng (6.1.2.3.4).

B.3.2.2.1 Mục đích

Mục đích của quá trình thỏa thuận hợp đồng là để đàm phán và chấp thuận một hợp đồng/thỏa thuận mà chỉ ra một cách rõ ràng và không mập mờ các kỳ vọng, các trách nhiệm, các sản phẩm/các chuyển giao và các nghĩa vụ pháp lý của cả nhà cung cấp và bên mua sản phẩm.

B.3.2.2.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình thỏa thuận hợp đồng gồm:

a) Một hợp đồng/thỏa thuận được đàm phán, soát xét, chấp thuận và quyết thầu tới nhà cung cấp; b) Các cơ chế để giám sát khả năng và sự thực hiện của nhà cung cấp và để giảm thiểu các rủi ro

xác định được soát xét và xem xét kể cả trong các điều kiện hợp đồng;

c) Người đề xuất/người đấu thầu được thông báo về kết quả của việc lựa chọn đề xuất/đấu thầu; d) Xác nhận chính thức thỏa thuận đạt được.

CHÚ THÍCH: Quá trình thỏa thuận hợp đồng được sử dụng để đạt được xác nhận chính thức các chuyển nhượng hợp đồng được đưa ra trong quá trình đấu thầu nhà cung cấp.

B.3.2.3 Quá trình hỗ trợ và chuyển giao sản phẩm/dịch vụ

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình cung cấp. Nó thay thế hoạt động hỗ trợ và chuyển giao sản phẩm/dịch vụ (6.1.2.3.6).

B.3.2.3.1 Mục đích

Mục đích của quá trình hỗ trợ và chuyển giao sản phẩm/dịch vụ là để cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ đã xác định tới bên mua sản phẩm với sự hỗ trợ phù hợp để đạt được sự tự tin rằng các yêu cầu đã được đáp ứng.

B.3.2.3.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình hỗ trợ và chuyển giao sản phẩm/dịch vụ gồm: a) Các nội dung phát hành sản phẩm được xác định;

b) Việc phát hành được tập hợp từ các thành phần cấu hình; c) Tài liệu hướng dẫn phát hành được định nghĩa và đưa ra; d) Phương tiện và cơ chế chuyển giao phát hành được xác định;

e) Việc phê chuẩn phát hành được thực hiện dựa vào các tiêu chí xác định; f) Việc phát hành sản phẩm được làm cho khả thi đối với bên mua sản phẩm;

g) Xác nhận phát hành đạt được;

h) Sản phẩm được hoàn thiện và chuyển giao tới bên mua sản phẩm; i) Soát xét và kiểm tra khi tiếp nhận của bên mua sản phẩm được hỗ trợ; j) Sản phẩm được đưa vào vận hành trong môi trường khách hàng;

k) Các vấn đề được phát hiện trong suốt quá trình tiếp nhận được nhận biết và thông báo tới những người chịu trách nhiệm để giải quyết.

CHÚ THÍCH: Chuyển giao gia tăng phải được hoàn thiện dần.

B.3.3 Các quá trình mức độ thấp hơn quá trình quản lý mô hình vòng đời B.3.3.1 Quá trình thiết lập quá trình

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình quản lý mô hình vòng đời. Nó thay thế hoạt động thiết lập quá trình (6.2.1.3.1).

B.3.3.1.1 Mục đích

Mục đích của quá trình thiết lập quá trình là để thiết lập một bộ các quá trình có tổ chức cho tất cả các quá trình vòng đời khi chúng áp dụng vào các hoạt động kinh doanh của nó.

B.3.3.1.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình thiết lập quá trình gồm:

a) Một tập chuẩn các quá trình đã được định nghĩa và duy trì được thiết lập, cùng một sự chỉ dẫn tính khả dụng của mỗi quá trình;

b) Các hoạt động, các nhiệm vụ chi tiết và các sản phẩm liên kết của quá trình chuẩn được nhận định, cùng với các đặc tính thực hiện được kỳ vọng;

c) Chiến lược để sửa đổi quá trình chuẩn đối với sản phẩm và dịch vụ được phát triển phù hợp với các nhu cầu của dự án;

d) Thông tin và dữ liệu liên quan tới việc sử dụng quá trình chuẩn đối với các dự án cụ thể tồn tại và được duy trì.

B.3.3.2 Quá trình đánh giá quá trình

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình quản lý mô hình vòng đời. Nó thay thế hoạt động đánh giá quá trình (6.2.1.3.2).

B.3.3.2.1 Mục đích

Mục đích của quá trình đánh giá quá trình là để xác định phạm vi trong đó các quá trình chuẩn của tổ chức góp phần đạt được các mục tiêu kinh doanh của nó và để hỗ trợ tổ chức tập trung vào nhu cầu cải tiến quá trình liên tục.

Kết quả triển khai thành công của quá trình đánh giá quá trình gồm:

a) Thông tin và dữ liệu liên quan tới việc sử dụng quá trình chuẩn đối với các dự án cụ thể tồn tại và được duy trì;

b) Các nhược điểm và ưu điểm tương đối của các quá trình chuẩn của tổ chức được nắm rõ; c) Các bản ghi hồ sơ đánh giá sự chính xác và khả năng truy cập được lưu giữ và duy trì.

B.3.3.3 Quá trình cải tiến quá trình

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình quản lý mô hình vòng đời. Nó thay thế hoạt động cải tiến quá trình (6.2.1.3.2).

B.3.3.3.1 Mục đích

Mục địch của quá trình cải tiến quá trình là để cải tiến liên tục hiệu năng và tính hiệu quả của tổ chức thông qua các quá trình được sử dụng và được duy trì và được sắp xếp tương ứng với nhu cầu kinh doanh.

B.3.3.3.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình cải tiến quá trình gồm:

a) Một cam kết được thiết lập để cung cấp các tài nguyên để duy trì các hoạt động cải tiến.

b) Các vấn đề nảy sinh từ môi trường trong/ngoài của tổ chức được nhận biết như là các cơ hội cải tiến và được điều chỉnh như các lý do thay đổi;

c) Phân tích trạng thái hiện thời của quá trình hiện có được thực hiện, tập trung vào các quá trình đó từ đó tác nhân kích thích cải tiến phát sinh;

d) Các mục tiêu cải tiến được nhận biết và được ưu tiên và các thay đổi hợp lý đối với quá trình được định nghĩa và triển khai;

e) Các ảnh hưởng của việc triển khai quá trình được giám sát và xác nhận dựa vào các mục tiêu cải tiến đã định nghĩa;

f) Kiến thức thu được từ các việc cải tiến được truyền thông trong tổ chức;

g) Các cải tiến thực hiện được đánh giá và việc xem xét được đưa ra để sử dụng các giải pháp tại vị trí khác trong tổ chức.

CHÚ THÍCH 1: Các nguồn thông tin cung cấp đầu vào cho việc thay đổi có thể bao gồm: kết quả đánh giá quá trình, các kiểm tra, các báo cáo sự hài lòng của khách hàng, hiệu năng/tính hiệu quả của tổ chức, chi phí về chất lượng.

CHÚ THÍCH 2: Trạng thái hiện thời của các quá trình có thể được xác định bởi việc đánh giá quá trình.

B.3.4 Các quá trình mức độ thấp hơn quá trình quản lý nguồn nhân lực B.3.4.1 Quá trình phát triển kỹ năng B.3.4.1 Quá trình phát triển kỹ năng

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình quản lý nguồn nhân lực. Nó thay thế hoạt động phát triển kỹ năng (6.2.4.3.2).

B.3.4.1.1 Mục đích

Mục đích của quá trình phát triển kỹ năng là để cung cấp cho tổ chức và dự án các cá nhân có kiến thức và các kỹ năng cần thiết để thực hiện vai trò của họ một cách hiệu quả.

B.3.4.1.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình phát triển kỹ năng gồm:

a) Việc đào tạo được phát triển hoặc được thuê để giải quyết các nhu cầu đào tạo của dự án hoặc tổ chức;

b) Việc đào tạo được tiến hành để đảm bảo rằng tất cả cá nhân có các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc được phân công, sử dụng các cơ chế như là các tài liệu và các chiến lược đào tạo.

B.3.4.2 Quá trình chuẩn bị và thu nhận kỹ năng

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình quản lý nguồn nhân lực. Nó thay thế hoạt động chuẩn bị và thu nhận kiến thức (6.2.4.3.3).

B.3.4.2.1 Mục đích

Mục đích của quá trình chuẩn bị và thu nhận kỹ năng là để cung cấp cho tổ chức và các dự án các cá nhân có kỹ năng và kiến thức để thực hiện các vai trò của họ một cách hiệu quả và để làm việc cùng nhau như một nhóm liên kết.

B.3.4.2.2. Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình chuẩn bị và thu nhận kỹ năng gồm:

a) Các cá nhân với các khả năng và kỹ năng cần thiết được nhận định và tuyển dụng; b) Sự tương tác hiệu quả giữa các cá nhân và các nhóm được hỗ trợ;

c) Lực lượng lao động có các kỹ năng để chia sẻ thông tin và phối hợp các hoạt động của họ một cách hiệu quả;

d) Các tiêu chí khách quan được định nghĩa dựa vào đó mà chất lượng của cá nhân và nhóm được giám sát để cung cấp sự phản hồi chất lượng và để nâng cao hiệu năng.

B.3.4.3 Quá trình quản lý tri thức

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình quản lý nguồn lực con người. Nó thay thế hoạt động quản lý tri thức (6.2.4.3.4).

Mục đích của quá trình quản lý tri thức là để đảm bảo rằng các kỹ năng, thông tin, kiến thức của cá nhân được tập hợp, chia sẻ, tái sử dụng và cải tiến xuyên suốt tổ chức.

B.3.4.3.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình quản lý tri thức gồm:

a) Cơ sở hạ tầng được thiết lập và duy trì để chia sẻ thông tin miền và chung qua tổ chức; b) Kiến thức là có sẵn và được chia sẻ xuyên suốt tổ chức;

c) Tổ chức lựa chọn chiến lược quản lý tri thức phù hợp.

B.3.5 Các quá trình mức độ thấp hơn quá trình vận hành phần mềmB.3.5.1 Quá trình vận hành B.3.5.1 Quá trình vận hành

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình vận hành phần mềm. Nó thay thế hoạt động vận hành (6.4.9.3.3).

B.3.5.1.1 Mục đích

Mục đích của quá trình vận hành là để đảm bảo việc vận hành sản phẩm một cách hiệu quả và chính xác trong suốt thời gian sử dụng dự kiến và môi trường cài đặt của nó.

B.3.5.1.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình vận hành gồm:

a) Các rủi ro vận hành đối với việc vận hành và giới thiệu sản phẩm được nhận biết và giám sát; b) Sản phẩm được vận hành trong môi trường dự kiến của nó theo các yêu cầu;

c) Các tiêu chí đối với việc vận hành được phát triển nhằm cho thấy sự tuân thủ với các yêu cầu đã thỏa thuận.

B.3.5.2 Quá trình hỗ trợ khách hàng

Quá trình này là một quá trình mức độ thấp hơn của quá trình vận hành. Nó thay thế hoạt động hỗ trợ khách hàng (6.4.9.3.4).

B.3.5.2.1 Mục đích

Mục đích của quá trình hỗ trợ khách hàng là để thiết lập và duy trì một mức độ chấp nhận được của dịch vụ thông qua sự hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng để hỗ trợ sử dụng hiệu quả sản phẩm.

B.3.5.2.2 Kết quả

Kết quả triển khai thành công của quá trình hỗ trợ khách hàng gồm:

a) Các nhu cầu dịch vụ đối với việc hỗ trợ khách hàng được nhận biết và giám sát một cách liên tục;

b) Sự hài lòng của khách hàng với cả các dịch vụ hỗ trợ đang được cung cấp và bản thân sản phẩm được đánh giá một cách liên tục;

c) Hỗ trợ vận hành được cung cấp bằng cách xử lý các yêu cầu và các truy vấn của khách hàng và giải quyết các vấn đề vận hành;

d) Các nhu cầu hỗ trợ khách hàng được đáp ứng thông qua việc chuyển giao các dịch vụ phù hợp.

Phụ lục C

(Tham khảo)

Tổng quan quá trình C.1 Giới thiệu

Có những trường hợp trong đó những người đại diện cho một mối quan tâm kỹ thuật cụ thể muốn tìm hiểu duy nhất tập các hoạt động quá trình có khả năng giải quyết một cách trực tiếp và ngắn gọn mối quan tâm của họ. Đối với các nhóm quan tâm đó, tổng quan quá trình có thể được phát triển để tổ chức các quá trình, các hoạt động và nhiệm vụ được lựa chọn từ tiêu chuẩn ISO/IEC 12207 hoặc ISO/IEC 15288 nhằm cung cấp sự tập trung vào mối quan tâm cụ thể của họ theo một phương thức

phân chia qua tất cả hoặc các phần vòng đời. Phụ lục này cung cấp một quan điểm quá trình có thể được sử dụng để định nghĩa tổng quan quá trình trong các trường hợp này.

C.2 Định nghĩa

Tổng quan: trình bày một hệ thống tổng thể từ quan điểm của một tập các mối quan tâm có liên quan. [ISO/IEC 42010:2007]

Quan điểm: sự đặc tả các quy định cho việc xây dựng và sử dụng tổng quan. Một mô hình hoặc mẫu từ đó phát triển các tổng quan riêng biệt bằng cách thiết lập các mục đích và các đối tượng sử dụng tổng quan và các kỹ thuật cho việc tạo ra và phân tích của tổng quan đó.

[ISO/IEC 42010:2007]

CHÚ THÍCH: Trong định nghĩa này nhưng không phải trong phần còn lại của phụ lục, từ “hệ thống” được tham chiếu là tập hợp các quá trình vòng đời được cung cấp bởi tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 và ISO/IEC 12207.

C.3 Khái niệm tổng quan quá trình

Có thể có các trường hợp tập trung thống nhất được yêu cầu đối với các hoạt động và nhiệm vụ được lựa chọn từ các quá trình khác loại để cung cấp tính rõ ràng theo một tiến trình hoặc khái niệm quan trọng phân chia qua các quá trình sử dụng trong suốt vòng đời. Nó là hữu ích để khuyến nghị người sử dụng các tiêu chuẩn làm thế nào để nhận biết và định nghĩa các hoạt động đối với việc sử dụng của họ, mặc dù họ không thể định nghĩa đúng vị trí một quá trình đơn nhất mà dẫn ra mối quan tâm cụ thể. Đối với mục đích này, khái niệm tổng quan quá trình đã được trình bày có hệ thống. Giống như một quá trình, sự mô tả tổng quan quá trình bao gồm sự trình bày mục đích và kết quả. Không giống như một quá trình, sự mô tả tổng quan quá trình không bao gồm các hoạt động và nhiệm vụ. Thay vào đó, sự mô tả bao gồm hướng dẫn giải thích làm thế nào kết quả có thể đạt được bằng việc sử dụng các hoạt động và nhiệm vụ của các quá trình khác nhau trong tiêu chuẩn ISO/IEC 12207 và ISO/IEC 15288. Tổng quan quá trình có thể được xây dựng bằng cách sử dụng mẫu quan điểm quá trình tìm thấy trong C.3.1.

C.3.1. Quan điểm quá trình

Tổng quan quá trình phù hợp với quan điểm quá trình. Quan điểm quá trình cung cấp ở đây có thể

Một phần của tài liệu kỹ thuật hệ thống và phần mềm các quá trình vòng đời phần mềm (Trang 125 - 139)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(139 trang)
w