6 Các quá trình vòng đời hệ thống
7.3.3 Quá trình quản lý chương trình tái sử dụng
7.3.3.1 Mục đích
Mục đích của quá trình quản lý chương trình tái sử dụng là để lập kế hoạch, thiết lập, quản lý, kiểm soát và giám sát chương trình tái sử dụng của tổ chức và để khai thác một cách hệ thống các cơ hội tái sử dụng.
7.3.3.2 Kết quả
Nhờ kết qua triển khai thành công của quá trình quản lý chương trình tái sử dụng gồm:
a) Chiến lược tái sử dụng của tổ chức, bao gồm mục đích, phạm vi, các mục tiêu và các mục đích của nó, được định nghĩa;
b) Các miền cơ hội tái sử dụng tiềm năng được định nghĩa; c) Khả năng tái sử dụng có hệ thống của tổ chức được đánh giá; d) Khả năng tái sử dụng của mỗi miền được đánh giá;
e) Các đề xuất tái sử dụng được đánh giá để đảm bảo rằng sản phẩm tái sử dụng là phù hợp đối với các ứng dụng được đề xuất;
f) Chiến lược tái sử dụng được triển khai trong tổ chức;
g) Các cơ chế thông báo, truyền thông và phản hồi diễn ra giữa các bên tham gia chịu ảnh hưởng được thiết lập;
h) Chương trình tái sử dụng được giám sát và đánh giá.
CHÚ THÍCH: Các bên tham gia chịu ảnh hưởng có thể bao gồm quản trị viên chương trình tái sử dụng, bên quản lý tài sản, kỹ sư thiết kế miền, bên phát triển, bên vận hành và bên bảo trì.
7.3.3.3 Hoạt động và nhiệm vụ
Dự án phải triển khai các hoạt động sau phù hợp với các thủ tục và chính sách có tổ chức có khả năng áp dụng trong quá trình quản lý tài sản tái sử dụng.
7.3.3.3.1 Khởi tạo
Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:
7.3.3.3.1.1 Chương trình tái sử dụng đối với tổ chức phải được khởi tạo bằng cách thiết lập chiến lược tái sử dụng của tổ chức bao gồm phạm vi, các mục đích, và mục tiêu tái sử dụng.
7.3.3.3.1.2 Bên bảo trợ quá trình tái sử dụng nên được định rõ tên.
7.3.3.3.1.3 Các bên tham gia chương trình tái sử dụng sẽ được nhận biết và các vai trò của họ sẽ được chỉ định.
7.3.3.3.1.4 Chức năng điều hành tái sử dụng sẽ được thiết lập để đảm đương thẩm quyền và trách nhiệm đối với chương trình tái sử dụng của tổ chức.
7.3.3.3.1.5 Chức năng hỗ trợ chương trình tái sử dụng sẽ được thiết lập.
7.3.3.3.2 Nhận dạng miền
Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:
7.3.3.3.2.1 Quản trị viên chương trình tái sử dụng được bên phát triển phần mềm, người sử dụng, kỹ sư thiết kế miền và bên quản lý phù hợp hỗ trợ, phải nhận biết và tài liệu hóa các miền để khảo sát các cơ hội tái sử dụng hoặc trong đó tổ chức dự định thực hiện tái sử dụng.
7.3.3.3.2.2 Quản trị viên chương trình tái sử dụng được bên phát triển phần mềm, người sử dụng, kỹ sư thiết kế miền và bên quản lý phù hợp hỗ trợ, phải đánh giá các miền để đảm bảo rằng chúng phản ánh một cách đúng đắn chiến lược tái sử dụng của tổ chức.
7.3.3.3.2.3 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải tiến hành soát xét phù hợp với quá trình soát xét phần mềm. Bên phát triển phần mềm, kỹ sư thiết kế miền và người sử dụng phải được bao gồm trong việc soát xét.
7.3.3.3.2.4 Khi có thêm thông tin về các kế hoạch và các miền của tổ chức trong tương lai, các sản phẩm phần mềm trở nên khả dụng hoặc khi các miền được phân tích, các miền này có thể được quản trị viên chương trình tái sử dụng tinh chỉnh và định nghĩa lại phạm vi.
7.3.3.3.3 Đánh giá việc tái sử dụng
Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:
7.3.3.3.3.1 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải đánh giá khả năng tái sử dụng có hệ thống của tổ chức.
7.3.3.3.3.2 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải đánh giá mỗi miền đang được xem xét tái sử dụng để xác định khả năng tái sử dụng thành công trong miền đó.
7.3.3.3.3.3 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải đưa ra các khuyến nghị để tinh chỉnh chiến lược tái sử dụng của tổ chức và kế hoạch triển khai chương trình tái sử dụng dựa vào kết quả của các đánh giá tái sử dụng.
7.3.3.3.3.4 Quản trị viên chương trình tái sử dụng, khi liên kết với kỹ sư thiết kế miền, bên quản lý tài sản, bên vận hành, bên bảo trì, bên phát triển, nhà cung cấp và bên mua sản phẩm phù hợp, phải cải tiến nâng cao các kỹ năng, công nghệ, các quá trình tái sử dụng, cơ cấu tổ chức và các phép đánh giá mà bao gồm cơ sở hạ tầng tái sử dụng.
7.3.3.3.4 Lập kế hoạch
Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:
7.3.3.3.4.1 Kế hoạch triển khai chương trình tái sử dụng phải được tạo ra, tài liệu hóa và duy trì để định nghĩa các tài nguyên và các thủ tục để triển khai chương trình tái sử dụng.
7.3.3.3.4.2 Kế hoạch đó phải được soát xét và đánh giá tính đầy đủ, tính khả thi triển khai và khả năng để thực hiện chiến lược tái sử dụng của tổ chức đó. Việc đánh giá kế hoạch đó nên bao gồm các thành viên có chức năng điều hành tái sử dụng.
7.3.3.3.4.3 Sự chấp thuận và hỗ trợ đối với kế hoạch triển khai chương trình tái sử dụng phải được tiếp nhận từ các chức năng điều hành tái sử dụng và bên quản lý phù hợp.
7.3.3.3.4.4 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải tiến hành soát xét phù hợp với quá trình soát xét phần mềm. Các thành viên có chức năng điều hành tái sử dụng và bên quản lý phù hợp phải được bao gồm trong việc soát xét.
7.3.3.3.5 Thực thi và kiểm soát
Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:
7.3.3.3.5.1 Các hoạt động trong kế hoạch triển khai chương trình tái sử dụng phải được thực thi phù hợp với kế hoạch đó.
7.3.3.3.5.2 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải giám sát tiến độ chương trình tái sử dụng dựa vào chiến lược tái sử dụng của tổ chức và thực hiện bất kỳ điều chỉnh hợp lý cần thiết nào tới kế hoạch để thực hiện chiến lược đó.
7.3.3.3.5.3 Các vấn đề và các sự không phù hợp xảy ra trong khi thực thi kế hoạch triển khai chương trình tái sử dụng phải được ghi lại và giải quyết.
7.3.3.3.5.4 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải định kỳ xác nhận lại trách nhiệm quản lý, sự hỗ trợ và sự cam kết đối với chương trình tái sử dụng.
7.3.3.3.6 Soát xét và đánh giá
Hoạt động này bao gồm các nhiệm vụ sau:
7.3.3.3.6.1 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải đánh giá định kỳ chương trình tái sử dụng đối với thành tựu đạt được của chiến lược tái sử dụng của tổ chức và tính hiệu quả và phù hợp được duy trì của chương trình tái sử dụng.
7.3.3.3.6.2 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải cung cấp kết quả đánh giá và các bài học kinh nghiệm tới cơ quan chức năng điều hành tái sử dụng và tới bên quản lý phù hợp.
7.3.3.3.6.3 Quản trị viên chương trình tái sử dụng phải khuyến nghị và thực hiện các thay đổi tới chương trình tái sử dụng, mở rộng chương trình tái sử dụng và cải tiến chương trình tái sử dụng khi thích hợp.
Phụ lục A
(Quy định)
Quá trình sửa đổi A.1 Giới thiệu
Phụ lục này cung cấp các yêu cầu đối với việc sửa đổi tiêu chuẩn này
CHÚ THÍCH: Việc sửa đổi không phải là một yêu cầu về sự phù hợp với tiêu chuẩn. Thực tế, việc sửa đổi không được phép nếu một yêu cầu “phù hợp hoàn toàn” được tạo ra. Nếu một yêu cầu “phù hợp được sửa đổi” được tạo ra thì việc sửa đổi được thực hiện theo quá trình này.
A.2 Quá trình sửa đổi
A.2.1 Mục đích của quá trình sửa đổi
Mục đích của quá trình sửa đổi là để thích ứng với các quá trình của tiêu chuẩn này nhằm đáp ứng các yếu tố hoặc các trường hợp cụ thể mà:
a) Thuộc phạm vi tổ chức đang sử dụng tiêu chuẩn này theo một thỏa thuận;
b) Ảnh hưởng tới dự án được yêu cầu để đáp ứng một thỏa thuận trong đó tiêu chuẩn này được tham chiếu;
c) Phản ánh các nhu cầu của tổ chức để cung cấp các sản phẩm hoặc các dịch vụ.
A.2.2 Kết quả quá trình sửa đổi
Kết quả triển khai thành công của quá trình sửa đổi gồm:
a) Các quá trình vòng đời được sửa đổi được định nghĩa để đạt được các mục đích và kết quả của mô hình vòng đời.
A.2.3 Các hoạt động của quá trình sửa đổi
Nếu tiêu chuẩn này được sửa đổi thì tổ chức hoặc dự án phải triển khai các nhiệm vụ sau phù hợp với các chính sách và thủ tục có khả năng áp dụng trong quá trình sửa đổi, khi cần thiết.
A.2.3.1 Nhận biết và tài liệu hóa các trường hợp ảnh hưởng tới việc sửa đổi. Các ảnh hưởng này bao gồm, nhưng không giới hạn:
a) Sự ổn định của và tính đa dạng trong, các môi trường vận hành;
b) Các rủi ro, về thương mại hoặc hiệu năng, tới mối quan tâm của các bên tham gia có liên quan;
c) Tính khác thường, kích cỡ và độ phức tạp; d) Thời điểm bắt đầu và thời gian sử dụng;
e) Các vấn đề về tính toàn vẹn, ví dụ: độ tin cậy, tính an toàn, tính riêng tư, tính khả dụng, tính khả thi;
f) Các cơ hội công nghệ nổi bật;
g) Hồ sơ ngân sách và các tài nguyên tổ chức có sẵn; h) Tính khả dụng của các dịch vụ từ các hệ thống phụ trợ;
i) Các vai trò và các trách nhiệm trong vòng đời tổng thể của hệ thống; j) Sự cần thiết phù hợp với các tiêu chuẩn khác.
A.2.3.2 Trong trường hợp các đặc tính quan trọng đối với hệ thống, cần lưu ý đến các cấu trúc vòng đời được các tiêu chuẩn liên quan tới việc định cỡ mức độ rủi ro khuyến nghị hoặc bắt buộc.
A.2.3.3 Đầu vào đạt được từ tất cả bên tham gia chịu ảnh hưởng bởi các quyết định sửa đổi. Bao gồm, nhưng không giới hạn:
a) Các bên liên quan đến hệ thống;
b) Các bên tham gia quan tâm tới thỏa thuận được tổ chức thực hiện; c) Các thành phần tổ chức cộng tác.
A.2.3.4 Thực hiện các quyết định sửa đổi phù hợp với quá trình quản lý quyết định để đạt được các mục đích và kết quả của mô hình vòng đời được lựa chọn.
CHÚ THÍCH 1: Các tổ chức thiết lập các mô hình vòng đời tiêu chuẩn như một phần của quá trình quản lý mô hình vòng đời. Nó có thể phù hợp đối với một tổ chức để sửa đổi các quá trình của tiêu chuẩn này nhằm đạt được các mục đích và kết quả của các giai đoạn trong một mô hình vòng đời đã được thiết lập.
CHÚ THÍCH 2: Các dự án lựa chọn một mô hình vòng đời được thiết lập môêt cách có tổ chức cho dự án đó như một phần của quá trình lập kế hoạch dự án. Nó có thể phù hợp để sửa đổi các quá trình được thừa nhận môêt cách có tổ chức nhằm đạt được các mục đích và kết quả của các giai đoạn trong một mô hình vòng đời đã được lựa chọn.
CHÚ THÍCH 3: Trong các trường hợp các dự án đang áp dụng trực tiếp tiêu chuẩn này, có thể phù hợp để sửa đổi các quá trình của tiêu chuẩn này nhằm đạt được các mục đích và kết quả của các giai đoạn trong một mô hình vòng đời phù hợp.
A.2.3.5 Lựa chọn các quá trình vòng đời yêu cầu việc sửa đổi và xóa bỏ kết quả, các hoạt động và nhiệm vụ đã được lựa chọn.
CHÚ THÍCH 1: Bất luận sửa đổi, các tổ chức và các dự án luôn được phép triển khai các quá trình mà đạt được kết quả bổ sung hoặc triển khai các hoạt động và nhiệm vụ bổ sung vượt ngoài yêu cầu về sự phù hợp với tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH 2: Tổ chức hoặc dự án có thể bắt gặp một tình huống mà mong muốn sửa đổi một quy định của tiêu chuẩn này. Sự sửa đổi nên tránh thực hiêên bởi có thể có các hệ quả không dự kiến trước về các quá trình, Kết quả, các hoạt động hoặc các nhiệm vụ khác. Nếu cần thiết, sự sửa đổi được thực hiện bằng cách xỏa bỏ quy định đó (bằng cách thực hiện yêu cầu phù hợp với sự phù hợp được sửa đổi) và với việc xem xét cẩn thận các hệ quả, việc triển khai một quá trình để đạt được kết quả bổ sung hoặc thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ bổ sung vượt ngoài tiêu chuẩn được sửa đổi.
Phụ lục B
(Quy định)
Mô hình tham chiếu quá trình cho các mục đích đánh giá B.1 Giới thiệu
Cần hiểu rằng một số người sử dụng tiêu chuẩn này có thể mong muốn đánh giá các quá trình được triển khai phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2. Phụ lục này cung cấp một mô hình tham chiếu quá trình phù hợp cho việc sử dụng trong sự liên kết với tiêu chuẩn đó.
Nguồn đối với các quá trình trong mô hình này là các quá trình trong nội dung chính của tiêu chuẩn này. Trong mỗi trường hợp, tên, mục đích và kết quả đối với mỗi quá trình trong nội dung chính của tiêu chuẩn này đã được tham chiếu cho việc sử dụng trong phụ lục này. Trong một vài trường hợp, các quá trình trong nội dung chính của tiêu chuẩn có một phạm vi được xem xét là quá rộng để đánh giá một cách hiệu quả. Do đó, trong các trường hợp đó, các quá trình mức độ thấp hơn đã được bổ sung trong phụ lục này cho mục đích đánh giá. Mỗi quá trình mức độ thấp hơn được bổ sung này phản ánh viêêc soạn thảo kỹ lưỡng về một trong các hoạt động của quá trình liên kết trong nội dung chính của tiêu chuẩn này.
B.2 Sự phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2B.2.1 Tổng quan B.2.1 Tổng quan
Mô hình tham chiếu quá trình trong phụ lục này là phù hợp cho việc sử dụng trong việc đánh giá quá trình được thực hiện phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2.
Mục 6.2 tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2 phân bổ các yêu cầu vào các mô hình tham chiếu quá trình phù hợp đối với việc đánh giá bởi tiêu chuẩn đó. Các phần sau trích dẫn các yêu cầu đối với các mô hình tham chiếu quá trình và mô tả làm thế nào chúng được đáp ứng bởi tiêu chuẩn này. Trong mỗi điều sau phần chữ in nghiêng trích dẫn yêu cầu từ phần văn bản của tiêu chuẩn ISO/IEC 15504-2 và phần chữ thẳng đứng mô tả cách thức trong đó yêu cầu được đáp ứng trong tiêu chuẩn này.
B.2.2 Các yêu cầu đối với các mô hình tham chiếu quá trình
Một mô hình tham chiếu quá trình phải bao gồm:
a) Công bố miền của mô hình tham chiếu quá trình. Được cung cấp trong điều 1;
b) Mô tả, đáp ứng các yêu cầu của mục 6.2.4 trong tiêu chuẩn này, về các quá trình trong pham vi của mô hình tham chiếu quá trình. Được cung cấp trong phụ lục B.3;
c) Mô tả mối liên hệ giữa mô hình tham chiếu quá trình với ngữ cảnh sử dụng dự kiến của nó. Được cung cấp bởi điều 5;
d) Mô tả mối liên hệ giữa các quá trình được định nghĩa trong mô hình tham chiếu quá trình. Được cung cấp trong phụ lục B.3 trong việc mô tả mỗi quá trình. Ví dụ, một số mô tả quá trình trong
phụ lục này bao gồm sự trình bày rằng một quá trình mức độ thấp hơn và quá trình thay thế một hoạt động cụ thể trong quá trình mức độ cao hơn.
Mô hình tham chiếu quá trình sẽ tài liệu hóa nhóm người quan tâm đến mô hình này và các hoạt động được thực hiện để đạt được sự đồng thuận trong nhóm người quan tâm đó:
a) Nhóm người quan tâm liên quan sẽ được mô tả đặc điểm hoặc đặc tả. Nhóm người quan tâm thích hợp là người sử dụng tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 và ISO/IEC 12207;
b) Mức độ đạt được sự đồng thuận phải được tài liệu hóa. Cả hai tiêu chuẩn ISO/IEC 15288 và