Áp lực bít đ−ờng thở 0,1giây (P0.1)

Một phần của tài liệu Nhận xét kết quả bước đầu ứng dụng cai thở máy sớm bằng phương pháp hỗ trợ áp lực tự động ở bệnh nhân đợt cấp COPD (Trang 46 - 47)

P0.1 là sự thay đổi áp lực đ−ờng thở đ−ợc sinh ra do hoạt động co cơ hít vào khi đ−ờng thở bị bít tắc ở thời điểm 0,1giây đầu tiên trong thì thở vào, áp lực này đánh giá khả năng gắng sức thở ( đánh giá chính xác công suất trung tâm hô hấp ). P0.1 đ−ợc đo bằng khí áp kế Adaptor hoặc hệ máy thở Evita, giá trị bình th−ờng: P0.1 < 2 cmH2O ( với ng−ời bình th−ờng không có sự gắng sức thở ) [24], [51], [64].

P0.1 đ−ợc đo tại thời điểm 0,1 giây đầu tiên vì: Tại thời điểm 0,1 giây, l−u l−ợng thở vào ch−a đ−ợc bắt đầu vì thế sự cản trở của ống nội khí quản không ảnh h−ởng đến ph−ơng pháp đo. Thời gian đáp ứng của bệnh nhân đối với sự bít đ−ờng thở đột ngột sẽ muộn hơn 0,15 giây, vì vậy không ảnh h−ởng đến ph−ơng pháp đo tại thời điểm 0,1 giây [64].

Whitelaw W.A. [64] phân tích giá trị P0.1 nh− sau: Giới hạn của P0.1 phản ánh sự gắng sức của bệnh nhân. Nếu nh− máy thở làm tất cả công việc thì sự gắng sức của bệnh nhân là rất nhỏ, ng−ợc lại nếu nh− sự hỗ trợ của máy thở là quá nhỏ thì sự gắng sức của bệnh nhân sẽ là rất lớn:

+ P0.1 cao hơn giá trị cao sự gắng sức của bệnh nhân.

+ Nếu P0.1 > 6,0 cmH2O, lúc đó mức thở tự nhiên có hỗ trợ ( ASB ) biến đổi để giảm sự gắng sức của bệnh nhân và P0.1 tiến đến < 4,5 cmH2O. + Nếu P0.1 < 3,0 cmH2O, lúc đó máy thở sẽ làm tất cả công việc và mức ASB phải đ−ợc loại bỏ.

+ Ước l−ợng : P0.1 + ASB = Công thở ( duy trì CO2 máu bình th−ờng ). + Giữ P0.1 trong khoảng từ 3,5 cmH2O đến 4,5 cmH2O và PaCO2 ở mức cho phép bằng cách điều chỉnh mức ASB cho thích hợp.

Từ sự thay đổi công thở tại mọi thời điểm, sự giảm ASB dẫn đến làm tăng P0.1. Không xảy ra nếu bệnh nhân không có khả năng tăng gắng sức và công thở, trong tr−ờng hợp đặc biệt này nó sẽ có các dấu hiệu của sự mệt mỏi và tăng PaCO2: tăng ASB tới sự tiêu chuẩn hoá này và phớt lờ đi giá trị P0.1 thấp.

P0.1 tăng cao dễ dẫn đến kiệt sức hô hấp làm tỉ lệ CTM thất bại càng cao. Trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Tín [11] (P0.1≤ 2 cmH2O) và Sassoon C.S. [54] ( P0.1 ≤ 6 cmH2O ), thấy P0.1 thấp có giá trị dự đoán CTM thành công với độ nhạy và độ đặc hiệu cao ( 0,97 và 0.58 ).

Tỉ lệ P0.1 / MIP cũng là một chỉ số có giá trị trong dự đoán kết quả CTM và rút ống nội khí quản. Trong nghiên cứu của Capdevila X. [20], thấy P0.1 / MIP < 0,09 có giá trị dự đoán CTM và rút nội khí quản thành công với độ nhạy = 0,98, độ đặc hiệu = 1.

Một phần của tài liệu Nhận xét kết quả bước đầu ứng dụng cai thở máy sớm bằng phương pháp hỗ trợ áp lực tự động ở bệnh nhân đợt cấp COPD (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)