Tuổi trung bình ( tuổi ) Tác giả
CTM thành công CTM thất bại Nhóm nghiên cứu Chúng tôi ( 2009 ) 64,3 ± 6,3 64,5 ± 4,6 64,3 ± 5,9 Nguyễn Gia Bình ( 2008 ) 69 ± 10 Nguyễn Văn Tín ( 2004 ) 71,9 ± 6,9 72,5 ± 9,4 Khamiees M. ( 2001 ) 64,6 ± 1,7 67,8 ± 4,0 65,2 ± 1,6
Độ tuổi trung bình của bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi t−ơng tự với tác giả Khamiees M. [36], nh−ng thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Gia Bình [3] ( p < 0,05 ). Hai nhóm bệnh nhân nghiên cứu ( nhóm CTM thành công và nhóm CTM thất bại ) không có sự khác nhau về độ tuổi ( p < 0,05 ), phù hợp với đa số tác giả khác [3], [11], [36].
Trong nghiên cứu của chúng tôi gặp 100% số bệnh nhân là nam giới, vì trong bệnh lý COPD ở Việt Nam gặp tỉ lệ cao là nam giới ( nguyên nhân chủ yếu là do hút thuốc lá, thuốc lào ). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả: Nguyễn Gia Bình [3] ( tỉ lệ nam/nữ = 44/3 ) và Nguyễn Văn Tín [11] ( tỉ lệ nam/nữ = 81/4 ), do trong các bệnh phổi mạn tính và tai biến mạch máu não thì tỉ lệ nam th−ờng cao hơn nữ [54].
4.1.2. Nguyên nhân khởi phát đợt cấp COPD và bệnh lý mạn tính kèm theo Bảng 3.2 và Biểu đồ 3.2 cho thấy: Trong nghiên cứu của chúng tôi, mệt Bảng 3.2 và Biểu đồ 3.2 cho thấy: Trong nghiên cứu của chúng tôi, mệt cơ hô hấp là yếu tố mất bù gây khởi phát đợt cấp COPD chiếm tỉ lệ cao nhất ( 78,3% ), tiếp theo là nhiễm khuẩn hô hấp ( 34,8% ). So sánh với các nghiên cứu khác thấy nhiễm khuẩn hô hấp lại chiếm tỉ lệ cao nhất, nh− trong nghiên cứu của Nguyễn Gia Bình [3] ( 68,1%) và Barnett M. [14] ( > 60% ). Sự khác nhau này có lẽ do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện tại khoa Cấp cứu, nên yếu tố mệt cơ hô hấp th−ờng gặp, thở máy ngắn ngày, nhiễm khuẩn hô hấp ít gặp hơn so với 2 nghiên cứu còn lại thực hiện tại ICU.
Cũng trong Bảng 3.2 cho thấy: 100% bệnh nhân CTM thất bại là có 2 yếu tố mất bù, nh− vậy càng nhiều yếu tố mất bù phối hợp gây đợt cấp COPD thì tỉ lệ CTM thất bại càng cao. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Gia Bình [3].
Suy tim là bệnh lý mạn tính kèm theo gặp trong 2/23 bệnh nhân ( chiếm 8,7% ) và cả 2 tr−ờng hợp này đều nằm trong nhóm CTM thất bại, nh− vậy suy tim là yếu tố kết hợp làm cho bệnh nhân khó khăn trong vấn đề CTM. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Gia Bình [3].
4.1.3. Thời gian thở máy xâm nhập tr−ớc CTM