Bảng 4.4: So sánh tỉ lệ CTM thành công ở bệnh nhân COPD với các tác giả khác
Tác giả Ph−ơng thức CTM CTM thành công Số bệnh nhân Chúng tôi ( 2009 ) SmartCaređ/PS 82,6 % 19/23 Nguyễn Gia Bình ( 2008 ) SBT 72,3 % 34/47 T-piece 13 % 11/87 Ezingeard E. ( 2006 ) PSV = 7 cmH 2O 38 % 8/21 Nguyễn Văn Tín ( 2004 ) PSV = 7 cmH2O 38,9 % 7/18 Hoàng Văn Quang
( 2001 )
CPAP + PS 71 % 15/21
PSV 73 % 19/26
Vitacca M.
( 2001 ) SBT 77 % 20/26
Kết quả trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy: Khi tiến hành CTM ở bệnh nhân COPD bằng ph−ơng thức SmartCaređ/PS có tỉ lệ thành công cao, tỉ lệ CTM thành công của chúng tôi t−ơng tự với các tác giả Nguyễn Gia Bình [3], Hoàng Văn Quang [10] và Vitacca M. [62], nh−ng cao hơn có ý nghĩa thống kê so với tác giả Ezingeard E. [30] và Nguyễn Văn Tín [11] ( p < 0,05 ).
Chúng tôi và Nguyễn Gia Bình thực hiện CTM sớm cho các bệnh nhân ( chủ yếu là giải quyết tình trạng mệt cơ hô hấp, nhanh chóng rút nội khí quản cho bệnh nhân ngay khi có thể ) tránh nguy cơ thở máy và CTM kéo dài.
4.2.2. Thời gian CTM:
Bảng 4.5: So sánh thời gian CTM ở bệnh nhân COPD với các tác giả khác
Tác giả Ph−ơng thức CTM Thời gian CTM Số bệnh nhân Chúng tôi ( 2009 ) SmartCaređ/PS 11,3 ± 6,5 ( giờ ) 23 PSV 181 ± 161 ( giờ ) 26 Vitacca M. ( 2001 ) SBT 130 ± 106 ( giờ ) 26 Hoàng Văn Quang
( 2001 )
CPAP + PS 3,9 ± 2 ( ngày ) 21 CPAP + PS 4,6 ± 2,1 ( ngày ) 8 Lê Hữu Thiện Biên
( 2000 ) T-piece 6,8 ± 1,5 ( ngày ) 7 Kết quả trong nghiên cứu này cho thấy: Thời gian CTM trung bình với ph−ơng thức SmartCaređ/PS cho các bệnh nhân đợt cấp COPD phải thở máy xâm nhập là: 11,3 ± 6,5 ( giờ ), thời gian CTM trung bình của nhóm CTM thất bại dài hơn so với nhóm CTM thành công, có ý nghĩa thống kê ( p < 0,001). Thời gian CTM nhanh hơn có ý nghĩa thống kê ( p < 0,05 ) so với nghiên cứu của các tác giả khác [2], [10], [62], ở một nghiên cứu khác của Lellouche F. [39] thực hiện CTM bằng ph−ơng thức SmartCaređ/PS trên các bệnh nhân nằm ICU do các bệnh lý khác nhau ( trong đó có COPD ) thấy thời gian CTM trung bình là 3 ( ngày ). Sự khác biệt này có lẽ do ở nghiên cứu của chúng tôi thực hiện CTM sớm trên các bệnh nhân đợt cấp COPD vào viện phải thở máy chủ yếu do tình trạng mệt cơ hô hấp, do đó khi tình trạng mệt cơ hô hấp đ−ợc cải thiện và tiến hành CTM sớm thì thời gian CTM sẽ nhanh hơn. Ng−ợc lại ở các nghiên cứu khác phần lớn thực hiện trên các bệnh nhân đợt cấp COPD nằm ở ICU và đã thở máy dài ngày tr−ớc đó.
Biểu đồ 3.4 cho thấy: Có mối t−ơng quan chặt chẽ giữa thời gian thở máy và thời gian CTM ( r = 0,961; p < 0,001 ). Nhận xét của chúng tôi phù hợp với đa số các tác giả khác: Thời gian thở máy tr−ớc CTM là yếu tố ảnh h−ởng đến kết quả CTM, thời gian thở máy tr−ớc CTM càng kéo dài thì thời gian CTM càng dài và tỉ lệ CTM thất bại càng cao, trong nghiên cứu của tác giả Makhoul N. [41] thấy 92% bệnh nhân COPD chỉ cần thiết thở máy trong vòng 40-47 giờ. Nh− vậy việc đánh giá và tiến hành CTM sớm cho các bệnh nhân đợt cấp COPD phải thở máy nói riêng, cũng nh− các bệnh nhân thở máy nói chung là rất có ý nghĩa cho kết quả CTM và thực hiện càng sớm càng tốt [3], [9], [23], [29], [48], [52].