( Nguồn:Andreas N.M. (2007), â2007 Drager Medical AG & Co. KG [13] ) Phác đồ
Chiến l−ợc giảm dần trong CTM áp lực hỗ trợ đ−ợc điều chỉnh tự động Thực hiện phác đồ Dựa vào: sự nhận biết cơ bản
Thông số chuyển hoá để phân loại áp suất CO2 cuối thì thở ra ( EtCO2 ) Thông số hô hấp cho sự phân loại Tần số thở tự nhiên, thể tích khí l−u thông Khoảng cách thu thập dữ liệu 10 giây
Sự phân loại tình trạng thông khí Mỗi 2 hoặc 5 phút Phác đồ áp dụng điều trị cho 7 tình
trạng thông khí:
Dựa vào: f, Vt, và EtCO2 của bệnh nhân
Thử nghiệm thở tự nhiên (SBT) Tự động Thông báo sẵn sàng tách máy thở Tự động Thông báo kịp thời sự thay đổi PEEP Tự động
Kết hợp với những lựa chọn khác Sự bù ống tự động ( ATC ) Mức thay đổi áp lực hỗ trợ Tối đa là 4 cmH2O
1.4.3. Ưu điểm CTM tự động bằng ph−ơng thức SmartCaređ/PS * An toàn trong quá trình CTM * An toàn trong quá trình CTM
Trong quá trình CTM thì vấn đề an toàn phải đặt lên hàng đầu, bệnh nhân khi thở máy cần đ−ợc nhận biết các dấu hiệu CTM và rút ống nội khí quản sớm để tránh các biến chứng do thở máy kéo dài. Tuy nhiên nếu CTM đến kiệt sức hô hấp và rút ống nội khí quản vội vã mà phải đặt lại nội khí quản thì làm tăng tỉ lệ tử vong và tàn tật [29], [39]. Ph−ơng thức hỗ trợ áp lực tự động bằng SmartCaređ/PS đã đảm bảo đ−ợc an toàn khi CTM, tăng hỗ trợ thông khí khi cần thiết tránh dẫn đến tình trạng kiệt sức hô hấp. Đ−ợc thể hiện nh− sau [13]:
+ Trạng thái thông khí đ−ợc theo dõi, đánh giá và phân loại liên tục. Các thông số f, Vt và EtCO2 đ−ợc đo và phân loại mỗi 10 giây, các tình trạng thông khí đ−ợc phân tích và định dạng mỗi 2 hoặc 5 phút.
+ Nhận biết cơ bản kế hoạch CTM cũng bao gồm những đo đạc để tăng hỗ trợ thông khí khi cần thiết.
+ Ng−ời điều trị có thể cài đặt tự động sự kiệt sức của bệnh nhân tại mọi thời điểm, và sẽ báo động trong tr−ờng hợp xảy ra giới hạn.
* Giảm gánh nặng cho nhân viên y tế, thao tác thực hành đơn giản Quá trình CTM với các ph−ơng pháp thông th−ờng tiêu tốn công sức và thời gian rất lớn của bác sĩ lâm sàng và các nhân viên chăm sóc, trong khi đó ph−ơng pháp CTM tự động với SmartCaređ/PS đã giảm thiểu đ−ợc tối đa công việc của nhân viên y tế [45]. Các phác đồ CTM tr−ớc đây khi thực hiện th−ờng phức tạp, mất nhiều công sức theo dõi lâm sàng và đánh giá của kíp nhân viên y tế, luôn phải có nhân viên ở bên cạnh bệnh nhân đo đạc các thông số, đánh giá và điều chỉnh chế độ thông khí cho bệnh nhân. Khi thực hiện CTM tự động với SmartCaređ/PS thì thao tác đơn giản, máy sẽ tự động đo các thông số và điều chỉnh chế độ thông khí theo phác đồ đ−ợc cài mặc định trong máy thở EvitaXL.
* Giảm thời gian CTM, giảm tổng thời gian thở máy và điều trị
Trong nghiên cứu của Lellouche F. và Brochard L. [39], ở 144 bệnh nhân đ−ợc chia làm 2 nhóm: 74 bệnh nhân đ−ợc CTM bằng SmartCaređ/PS và 70 bệnh nhân đ−ợc CTM theo ph−ơng pháp thông th−ờng. Kết quả cho thấy: Thời gian CTM trung bình, tổng thời gian thở máy và điều trị tại ICU giảm đáng kể ở nhóm CTM bằng SmartCaređ/PS so với nhóm CTM thông th−ờng.