( Nguồn: Lellouche F., Am J Respir Crit Care Med 2006 [39] )
Biến chứng SmartCaređ/PS CTM thông th−ờng p Đặt lại nội khí quản (72h) 16% 23% 0,40 Thở máy không xâm nhập 19% 37% 0,02
Mở khí quản 16% 19% 0,83
Thở máy > 14 ngày 16% 29% 0,11 Thở máy > 21 ngày 7% 16% 0,11
1.5. Các chỉ số dự đoán kết quả CTM
1.5.1. Thời gian thở máy
Thời gian thở máy càng kéo dài ( do bệnh lý phụ thuộc máy thở hoặc chậm trễ CTM ) thì tỉ lệ CTM thất bại và tỉ lệ tử vong càng cao. Chậm trễ CTM ( khoảng 8% bệnh nhân ở ICU ) đ−ợc định nghĩa là thở máy trên 2 tuần mà không có các yếu tố ngoài hô hấp gây cản trở sự CTM [9], [29], [48].
Quá trình CTM chiếm khoảng 40-50% tổng thời gian thở máy. Thở máy kéo dài quá mức làm tăng nguy cơ biến chứng nhiễm trùng, chủ yếu là viêm phổi.
Trong nghiên cứu của Coplin W.M. [23] và Pilcher D.V. [52], ở các bệnh nhân chậm trễ CTM ( thở máy khoảng 20 ngày tr−ớc khi đ−ợc tiến hành CTM ) thấy 38% CTM thành công, 35% cần thở máy tại nhà và tỉ lệ tử vong là 27% ( so với 12% ở các bệnh nhân không chậm trễ CTM ).
Các nguyên nhân gây thở máy kéo dài nh−: Viêm phổi liên quan đến thở máy ( VAP ), chấn th−ơng áp lực, giải quyết tình trạng co thắt phế quản không triệt để, lạm dụng thuốc an thần, các bệnh lý kèm theo ( suy tim, suy thận, béo phì...) [29].
1.5.2. Chỉ số thở nhanh nông ( RSBI )
RSBI là tỉ số giữa tần số thở tự nhiên trong 1 phút ( f ) và thể tích thở tự nhiên trung bình của 1 lần thở ( Vt ), là chỉ số đánh giá hiệu suất thông khí, đo bằng phế dung kế Drager hoặc hệ máy thở Evita.
Trong nghiên cứu của Frutos F. [33] và Scheinhorn D.J. [55], thấy rằng RSBI càng cao thì tỉ lệ CTM thất bại và đặt lại nội khí quản càng cao ( 19% với RSBI > 75 nhịp/phút/lít ). Theo tác giả Nguyễn Văn Tín [11], Meade M. [42] và Yang K.L. [67], thấy RSBI ≤ 105 nhịp/phút/lít có giá trị dự đoán CTM và rút nội khí quản thành công với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.