Kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 42 - 44)

a) Dân số, dân cư, dân tộc và tôn giáo:

Năm 2009, dân số huyện Tam Nông là 104.932 người. Trong đó, 47.412 người sống các ấp thuộc 5 xã và 1 thị trấn xung quanh Vườn VQG Tràm chim. Tỉ lệ tăng dân số là 2,18%

so với tỉ lệ trung bình của tỉnh là 1,93%, phần lớn là tăng dân số cơ học. Mật độ dân số bình quân từ 88 người/km2 (ở xã Phú Thành B) đến 808 người/km2 (Ở thị trấn Tràm Chim).

Bảng 2.2. Đơn vị hành chính - Dân số phân theo xã, thị trấn vùng đệm VQG Tràm Chim (năm 2009) Stt Tên xã, thị trấn Số ấp Diện tích tự nhiên (Km2) Số hộ (hộ) Số dân (người) Mật độ dân số (Ng/Km2) 1 TT.Tràm chim 5 12,30 2.604 9.934 808 2 Xã Phú Đức 3 51,70 2.001 8.002 155 3 Xã Phú Hiệp 4 50,70 2.102 8.120 160 4 Xã Phú Thành B 4 51,60 1.085 4.560 88 5 Xã Phú Thọ 5 63,60 2.651 10.929 172 6 Xã Tân Công Sính 4 77,40 1.601 5.867 76 Tổng cộng 25 12.044 47.412

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Tam Nông năm 2009

Phần lớn dân cư sống ở Tam Nông là người Kinh. Các dân tộc khác là người Việt gốc Hoa và người Khmer.

b) Đời sống dân cư:

Nhìn chung, điều kiện sống của các cộng đồng địa phương quanh VQG Tràm chim còn khá nghèo. Phần lớn các hộ dân trong vùng đều sống bằng nghề trồng lúa trong mùa khô, săn bắt cá và động vật hoang dã trong mùa lũ. Sinh kế chính của người dân địa phương dựa vào 3 nguồn tài nguyên chính như sau: đất đai (canh tác nông nghiệp, chủ yếu là làm lúa), tài nguyên thiên nhiên (đánh cá, săn bắt động vật hoang dã; khai thác và chế biến gỗ; thu hái lâm sản ngoài gỗ) và nguồn nhân lực (làm thuê, buôn bán nhỏ, dịch vụ).

Hái bông súng trong khu vực VQGTC Dâng lưới đánh bắt cá trong VQGTC

Thu lượm củi tràm trong VQGTC Sinh kế của người dân vùng đệm VQGTC

Các hoạt động đánh cá và săn bắt là những hoạt động có nhiều gia đình tham gia. Tuy nhiên, do sự suy giảm nguồn tài nguyên thiên nhiên nên thu nhập từ tài nguyên đất ngày càng trở nên quan trọng. Trồng lúa vẫn là nguồn thu chính trong

Ảnh : Tác giả Ảnh : Tác giả

Đường giao thông bị phá sau mùa lũ 2012

các nguồn thu dựa vào tài nguyên đất đai. Việc thâm canh tăng vụ (hai vụ một năm) trong vùng đã làm tăng nguy cơ đối với nông dân do yêu cầu phải đầu tư nhiều hơn cho phân bón, thuốc trừ sâu, nhiên liệu và lao động. Trong những năm gần đây, một số nông dân đã đầu tư trồng tràm với chu kỳ kinh doanh từ 6-7 năm. Tuy nhiên, phương thức sản xuất này không thích hợp với các hộ nghèo, hộ không có đất hoặc ít đất do đòi hỏi phải đầu tư lớn, chu kỳ kinh doanh dài.

c) Cơ sở hạ tầng:

- Phần lớn cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội như trường học, bệnh xá, đều tập trung ở Thị trấn Tràm Chim, nơi có mật độ dân số cao. Các xã Tân Công Sính, Phú Thành B, Phú Hiệp được xem là vùng sâu vùng xa, khó khăn với cơ sở hạ tầng yếu kém .

- Trong mùa lũ, giao thông trên bộ rất khó khăn do phần lớn đường sá tại địa phương đều không được trải nhựa, trơn trượt. Phương tiện giao thông chính trong mùa lũ là xuồng nhỏ. Trong mùa khô, mức nước cạn ở các kênh rạch làm hạn chế việc vận chuyển bằng đường thuỷ trong vùng đệm của Tràm Chim. Lưới điện cao thế đã được mở rộng tới tất cả các xã vùng đệm VQG Tràm Chim. Tuy nhiên, phần lớn các hộ nghèo đều khó có khả năng mắc điện lưới vì chi phí quá cao.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)