ở Việt Nam
a) Tiềm năng du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam
Theo số liệu thống kê, đến năm 2008 ở Việt Nam có 30 VQG [32]. Các VQG phân bố tương đối đồng đều trên phạm vi cả nước và hầu hết nằm trong các vùng sinh thái điển hình.
Nhờ vào các điều kiện thuận lợi về tài nguyên phong phú và thiên nhiên đa dạng cảnh quan đã tạo cho các VQG ở Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển DLST [12], [15]:
Phần lớn các VQG toạ lạc ở vị trí không quá xa các tuyến đường giao thông chính ,trung tâm đô thị. Ngày nay với sự đa dạng về các loại phương tiện đi lại làm cho việc tiếp cận các địa bàn này khá thuận lợi cho du khách.
Mỗi VQG đều có hệ sinh thái đa dạng cùng với các loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm như: sao la, mang lớn, tê giác, voi, hổ, trầm hương, cẩm thị kim giao, thuỷ tùng, v.v.
Hầu hết các VQG có cảnh quan thiên nhiên đẹp có khả năng hấp dẫn khách du lịch nội địa và Quốc tế. Bên cạnh đó, ở nhiều VQG còn có các di tích lịch sử văn hoá, các yếu tố văn hoá bản địa đặc sắc. Tất cả các điều kiện đó góp phần tạo nên sự hấp dẫn và lôi cuốn du khách đến các VQG vì mục đích du lịch.
b) Hoạt động du lịch sinh thái ở các Vườn quốc gia Việt Nam
Thị trường khách DLST ở Việt Nam bao gồm nhiều thị phần nhưng chung một mục đích là có nhu cầu tới các vùng thiên nhiên [9].
Số lượng khách DLST ở Việt Nam trong những năm gần đây có sự gia tăng nhanh. Nếu coi khách du lịch đến các điểm du lịch có ưu thế nổi trội về môi trường tự nhiên là khách DLST thì con số này ước chiếm khoảng gần 50% tổng lượng khách du lịch nội địa và trên 30% tổng lượng khách du lịch quốc tế [9].
Khách du lịch nội địa là sinh viên, học sinh, cán bộ nghiên cứu. Thông thường các hành trình được thực hiện do các trường học tổ chức cho các đoàn sinh viên, học sinh hoặc các đơn vị khác tổ chức cho nhân viên thông qua công ty điều hành tour [9]. Khách du lịch nội địa đi du lịch dựa vào thiên nhiên nhiều hơn là DLST. Khách thường có số ngày lưu trú trung bình từ 1 đến 3 ngày. Tại các VQG khách chỉ sử dụng các cơ sở lưu trú loại trung bình như nhà sàn và chi cho lưu trú từ 40.000 đồng đến 120.000 đồng/ngày. Khách tới các VQG đóng góp mức vé vào cửa từ 5.000 đồng đến 10.000 đồng [9].
Nhìn chung, sự phát triển DLST ở các VQG Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn sau:
Thuận lợi:
- Nhu cầu mong muốn trở về thiên nhiên ngày càng trở nên bức bách. Do đó, DLST đang được Nhà nước đặc biệt quan tâm, đầu tư nhằm mục đích vừa thúc đẩy phát triển ngành du lịch, vừa để bảo vệ hệ sinh thái và phát triển bền vững.
` - Nước ta có nhiều VQG có vị trí thuận lợi, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú, đặc trưng, là nơi tập trung các loài động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ thế giới.
- Việc tiếp tục nâng cấp các KBTTN thành các VQG của Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DLST.
Khó khăn:[2],[12]:
- Các VQG vẫn bị tác động mạnh bởi các hoạt động khai thác lâm sản, săn bắn,v.v, của dân cư đang sống trong phạm vi vùng đệm.
- Việc thiết lập các VQG dẫn đến việc thay đổi nơi cư trú và điều kiện sản xuất của dân cư sống trong VQG, trong khi họ chưa được cung cấp đủ điều kiện để thay thế phương thức sống vốn dựa vào rừng.
- Trình độ nhận thức chưa cao về giá trị của môi trường tự nhiên và lợi ích lâu dài trong việc bảo vệ môi trường của người dân địa phương cũng như của đa số khách tham quan gây khó khăn trong việc nâng cao chất lượng môi trường du lịch cũng như công tác bảo tồn.
- Thiếu đội ngũ cán bộ điều hành, quản lí và nghiệp vụ được đào tạo chính qui về DLST để đáp ứng yêu cầu trong việc đảm bảo vận hành du lịch hoà hợp với công tác bảo tồn thiên nhiên và cộng đồng địa phương.
- Các dịch vụ du lịch như thông tin du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo yêu cầu của DLST còn hạn chế và chưa đồng bộ.
- Thu nhập của cán bộ, nhân viên phục vụ du lịch, nhân viên bảo vệ và chăm sóc rừng còn thấp.
- Người dân sống ở gần VQG có trình độ dân trí thấp, lại nghèo nàn lạc hậu gây ra không ít khó khăn cho việc bảo vệ rừng và phát triển DLST.
- Lực lượng kiểm lâm còn ít so với diện tích rừng quá lớn ở các khu DLST hiện nay.
Cảnh quan đặc trưng - VQG Tràm Chim
Chương 2