Hiện trạng các tuyến du lịch

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 72 - 74)

Hiện nay Vườn quốc gia Tràm Chim đã xây dựng và đưa vào khai thác phục vụ khách du lịch ở một số tuyến du lịch cụ thể như sau:

Tuyến 1: Trung tâm DVDLST&GDMT. Tổng chiều dài tuyến 12 km, thời gian chạy tắc ráng toàn tuyến 1h 30’. Theo tuyến này, du khách có dịp tham quan cảnh quan hệ sinh thái đất ngập nước với sinh cảnh chủ yếu là trảng cỏ và rừng tràm (trung niên và thành thục) với nhiều loài

chim nước như: Điêng điểng, cò, diệc, …, trong phạm vi bảo vệ nghiêm ngặt của Vườn Quốc gia Tràm Chim.

Tuyến 2: Trung tâm DVDLST&GDMT VQG - trạm C4 - kênh Mười Nhẹ - kênh Cùng - trạm C1- xã Phú Hiệp - Trung tâm DVDLST&GDMT. Với tổng chiều dài là 27 km, thời gian chạy tắc ráng là 2h45’. Theo tuyến này, du khách sẽ được tham quan hầu như tất cả các sinh cảnh tiêu biểu

cho hệ sinh thái đất ngập nước Đồng Tháp Mười và có cơ hội quan sát các loài chim nước của VQG Tràm Chim, đặc biệt có thể quan sát được sếu đầu đỏ (nếu vào thời điểm sếu vào VQG) tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt A1 của VQG.

Tuyến 3: Trung tâm DVDLST&GDMT VQG - C4 - kênh Mười Nhẹ - Đài quan sát số 3 – về kênh 10 Nhẹ - Trạm Phú Đức 2 - Trung tâm DVDLST&GDMT VQG, chiều dài toàn tuyến 25 km, với thời gian chạy tắc ráng là 3h00. Theo tuyến này, về cơ bản du khách sẽ được tham quan hầu hết các kiểu sinh cảnh tiêu biểu cho vùng Đồng

Tháp Mười và quan sát nhiều loài chim nước trong phạm vi phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của VQG.

Tuyến 4: Trung tâm DVDLST&GDMT VQG - trạm C4 - xã Phú Thọ - xã Phú Thành B - xã Phú Hiệp - Trung tâm DVDLST&GDMT VQG. Tổng chiều dài của toàn tuyến là 28,5 km, thời gian chạy tắc ráng là 3h00. Theo tuyến này, du khách cũng có cơ hội tham quan hầu hết các kiểu sinh thái cảnh đất ngập nước tiêu biểu của Đồng Tháp Mười và quan sát các

loài chim nước có trong VQG tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt A1.

Nhìn chung tất cả các tuyến du lịch trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt VQG (khu A1) đều có cảnh quan gần giống như nhau. Khi tham quan bất kỳ tuyến nào du khách cũng đều có dịp thấy được rừng tràm, năn, cỏ ống, cỏ mồm, cồng cộc, le le,…Khi tham quan du khách bắt buộc phải ngồi trên tắc ráng (võ lãi) chạy dọc theo các con kênh len lõi trong VQG, sau đó lên nhà nghỉ chân giữa rừng hoặc chòi quan sát để ngấm cảnh, chụp ảnh, cũng có thể câu cá, ăn uống, vệ sinh. Khi các hoạt động

-- -

diễn ra xong xuôi du khách lại tiếp tục xuống tắc ráng để tham quan đoạn đường còn lại và trở về nơi xuất phát ban đầu.

Nói chung các hoạt động tham quan của VQGTC mang tính thụ động nhiều hơn do điều kiện địa hình ngập nước (vào mùa mưa), vào mùa khô du khách có thể đi bộ xuyên qua các cánh rừng nhưng hiện tại chưa có tuyến đường dành cho đi bộ vì lo ngại ảnh hưởng đến công tác bảo tồn của VQG. Tình trạng này không chỉ ở VQGTC mà ngay ở VQG U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang và khu du lịch sinh thái Giáo Giồng ở huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp cũng như vậy.

Du lịch thụ động thật sự không hấp dẫn đối với khách du lịch sinh thái và kể cả khách du lịch thích phiêu lưu, mạo hiểm. Cho nên, ở mức độ nào đó, VQGTC chưa đủ khả năng để thu hút những khách gắn liền với loại hình phát triển của chính nó, trong khi đây là đối tượng có khả năng chi trả cao, biết trân trọng và bảo vệ môi trường, đồng thời không ngần ngại đóng góp cho những hoạt động bảo tồn.

DLST hấp dẫn ở chỗ du khách tự mình khám phá, trải nghiệm trong thế giới tự nhiên để nâng cao hiểu biết và thỏa mãn tính khám phá, tìm tòi. Tuy nhiên, trong điều kiện VQGTC hiện nay việc thỏa mãn tối đa nhu cầu của du khách là không thể vì hệ sinh thái của Vườn rất nhạy cảm, chỉ cần một sơ xuất nhỏ trong việc dùng lửa của du khách cũng đủ để thiêu cháy hàng trăm hecta rừng tràm, đó là chưa kể đến những tác động tiêu cực khác về mặt sinh thái.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)