Tiến hành các dự án du lịch sinh thái dựa trên cơ sở cộng đồng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 109 - 111)

Các nhóm cộng đồng sống ven các khu bảo tồn nghiêm ngặt đang trở nên cần thiết như một nguồn năng lực tiếm năng trong việc cung cấp các dịch vụ cho các hoạt động du lịch sinh thái - từ việc cung cấp các sản phẩm thủ công đến các dịch vụ hướng dẫn du nhập văn hóa địa phương.

Tuy nhiên vấn đề xây dựng mối quan hệ tốt lâu dài giữa cộng đồng địa phương và các cơ sở trung tâm du lịch VQG vẫn còn là thách thức lớn nhất. VQGTC và trung tâm du lịch sẽ phải đối mặt với hàng loạt các mong đợi hơi nhiều từ cộng đồng, và đang ở trong quá trình học hỏi làm thế nào để có được những mối quan hệ thích hợp với cộng đồng khi phải chia sẻ những lợi ích từ các dịch vụ môi trường .

VQG và Trung tâm du lịch cần phải có cái nhìn thiện cảm mềm mỏng và chịu đựng trước những nhu cầu đòi hỏi của người dân địa phương chịu trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên của mình. Vấn đề rất khó khăn hiện nay là làm sao cho cộng đồng địa phương giữ được những cam kết của mình khi tham gia vào các chương trình DLST có trách nhiệm và chia sẻ vì lợi ích lâu dài.

Mục tiêu của các chương trình DLST dựa vào cộng đồng là không làm phá vỡ nền văn hóa đầy màu sắc dân tộc của người dân địa phương mà còn cung cấp những giá trị về mặt kinh tế. Trong mối quan hệ này thì những kinh nghiệm của người dân bản địa chung sống trong hệ sinh thái tự nhiên sẽ làm cơ sở cho mối quan hệ lâu dài với chương trình DLST. Lợi nhuận của du lịch cần được dùng vào các mục tiêu bảo tồn, và hỗ trợ cho cộng đồng địa phương có khả năng duy trì cuộc sống theo lối truyền thống của họ. Khi những người trong cộng đồng được đi đào tạo và lúc quay trơ lại địa phương họ sẽ là những người trung gian hỗ trợ tích cực cho các chương trình DLST.

Sự tham gia của các cộng đồng địa phương vào quy hoạch và quản lý các hoạt động của du lịch theo truyền thống tại vùng đệm VQGTC như hiện nay là rất

yếu, là khâu yếu nhất trong quá trình phát triển từ du lịch tự nhiên sang du lịch sinh thái. Các cộng đồng địa phương và bản xứ đặc biệt là những người dân tộc Khơme được tham gia vào du lịch tự nhiên thường chỉ là một nguồn lao động rẻ, hay một đối tượng đầy màu sắc được quan tâm trong các hành trình của các chuyến du lịch do yêu cầu của khách.

Các cộng đồng địa phương vùng ven VQG thường nhận được những lợi ích kinh tế không đáng kể và có ít hoặc không có vai trò trong qui hoạch và quản lý điều hành mà họ chỉ là một bộ phận ăn theo. Trong các điều kiện đó, du lịch sinh thái sẽ không mang ý nghĩa là khuyến khích các cộng đồng địa phương bảo tồn tài nguyên của họ và cũng không làm củng cố các giá trị văn hoá đầy màu sắc của các địa phương trong tỉnh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 109 - 111)