Những thách thức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 85 - 92)

Việc bảo vệ đa dạng sinh học nói chung và việc phát triển DLST bền vững ở VQG Tràm Chim nói riêng đang phải đối mặt với những thách thức sau đây:

a) Tình trạng xâm nhập trái phép của người dân địa phương và cả gia súc vào vườn tuy không công khai ồ ạt nhưng cứ diễn ra từng ngày:

Theo kết quả điều tra dân số (2009) ở 05 xã và 01 thị trấn vùng đệm VQG có số dân 47.421 người. Do dân số đông đã và đang gây sức ép mạnh mẽ lên VQG trong công tác bảo vệ và duy trì sự đa dạng sinh học của vườn.

Trong các xã, thi trấn vùng đệm VQG có 03 xã: Phú Đức, Phú Hiệp và Phú Thành B có ảnh hưởng trực tiếp đến VQG. Vì các cụm, tuyến dân cư của ba xã này

gần như nằm liền kề với đê bao của VQG. Tổng số dân của 03 xã này lên đến con số 20.682 người (2009).

Theo kết quả điều tra xã hội học ở 05 xã và 01 thị trấn vùng đệm VQG cho thấy nghề nghiệp của người dân như sau:

Bảng 3.7. Tình trạng nghề nghiệp của người dân vùng đệm VQG

STT Nghề nghiệp (*) Số người trả lời Tỷ lệ (%)

1 Nghề nông truyền thống 24 30,0 2 Buôn bán nhỏ 11 13,8 3 Nghề thủ công 1 1,3 4 Đánh bắt thuỷ sản 25 31,3 5 Làm thuê 47 58,8 6 Nghề khác 14 17,5 (*) Một người có thể làm nhiều nghề

Nguồn: Tác giả điều tra mẫu người dân địa phương (Phụ lục 1)

Có thể nói rằng, phần lớn người dân vùng đệm VQG chủ yếu sinh sống bằng nghề làm thuê, làm mướn (58,8%), kế đến là nghề đánh bắt thuỷ sản (31,3%) và nghề nông truyền thống (30,0%), nghề thủ công chỉ chiếm 1,3%.

Theo số liệu của Ủy ban Nhân dân ở 05 xã và 01 thị trấn vùng đệm VQG, số hộ nghèo và cận nghèo ở đây còn chiếm tỷ lệ khá lớn. Năm 2009, toàn địa bàn có 441 hộ nghèo (chiếm tỷ lệ 3,66%) và 1.532 hộ cận nghèo (chiếm tỷ lệ 12,72%) trong tổng số 12.044 hộ.

Do đời sống khó khăn nên

người dân xâm nhập trái phép vào VQG để bắt cá, bắt ong, và thậm chí còn thả trâu,

Phơi cá trong mùa lũ vùng đệm Tràm Chim

bò vào để cho ăn. Những việc làm này ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo tồn đa dạng sinh học ở VQG nói chung và tài nguyên DLST ở VQG nói riêng.

Theo kết quả điều tra người dân địa phương ở 05 xã và 01 thị trấn vùng đệm VQG, họ cho biết tình trạng xâm nhập trái phép của người dân địa phương vào VQG để khai thác các loại tài nguyên như sau:

Bảng 3.8. Tình trạng khai thác các loại tài nguyên ở VQG từ người dân địa phương

STT Các loại tài nguyên bị khai thác (*) Số người Trả lời

Tỷ lệ (%)

1 Đốn tràm, thu lượm củi 18 22,5

2 Bắt chim, cò 13 16,3

3 Bắt cá 62 77,5

4 Bắt ong 54 67,5

(*) Một người có thể có nhiều câu trả lời

Nguồn: Tác giả điều tra mẫu người dân địa phương (Phụ lục 1)

Qua bảng số liệu điều tra người dân địa phương ở trên cho thấy tình trạng xâm nhập trái phép của người dân địa phương vào khai thác các loại tài nguyên ở VQG còn diễn ra. Loại tài nguyên bị khai thác nhiều nhất là cá (77,5%), kế đến là ong (67,5%). Việc bắt chim, cò, đốn tràm, thu lượm củi cũng có xảy ra nhưng ở mức độ thấp hơn.

Nguyên nhân người dân còn vào VQG để khai thác các loại tài nguyên trên được thể hiện qua bảng thống kê dưới đây:

Nhà ở vùng đệm Tràm Chim - Mùa Lũ 2012

Bảng 3.9. Nguyên nhân chính mà người dân địa phương còn tiếp tục khai thác tài nguyên ở VQG là do

STT Nguyên nhân Số người trả lời (*) Tỷ lệ %

1 Không được hưởng lợi từ du lịch 3 3,8

2 Sự quản lý không chặt chẽ ở VQG 6 7,5

3 Không muốn bảo vệ rừng 2 2,5

4 Để tăng thu nhập 30 37,5

5 Nghèo khổ 70 87,5

6 Không ủng hộ phát triển du lịch 0 0,0

7 Khác 6 7,5

(*) Một người có thể có nhiều câu trả lời

Nguồn: Tác giả điều tra mẫu người dân địa phương (Phụ lục 1)

Dựa vào kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân dẫn đến việc xâm nhập trái phép của người dân địa phương vào VQG Tràm Chim để khai thác các loại tài nguyên là do nghèo khổ (87,5%), để tăng thu nhập cải thiện đời sống sinh hoạt hàng ngày (37,5%), nguyên nhân khác và sự quản lý không chặt chẽ từ phía Ban quản lý VQG chiếm tỷ lệ bằng nhau là 7,5%, và điều đáng mừng là tất cả số người được phỏng vấn điều ủm hộ phát triển du lịch ở VQG Tràm Chim.

b) Tình trạng tranh chấp đất đai giữa người dân địa phương với VQG vẫn còn xảy ra:

Việc tranh chấp đất đai diễn ra ở VQG Tràm Chim trong những năm gần đây và cũng như hiện tại không chỉ giữa người dân địa phương với Ban quản lý VQG mà điều này còn xẩy ra giữa cả cán bộ lãnh đạo xã, huyện. Theo quyết định số 253/QĐ-TTg, ngày 29 tháng 12

năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ, VQG Tràm Chim có diện tích 7.588 ha. Nhưng trên thực tế, căn cứ vào kết quả đo đạc hồi cuối năm 2004 thì diện tích VQG chỉ còn 7.313ha. Người ta không biết tại sao mất đi 275 ha đất của VQG ? Qua điều tra thì phần đất bị mất thuộc tuyến thị trấn Tràm Chim, xã Phú Hiệp, tuyến Nam khu A1 và khu A3. Phần đất của VQG đã được một số cán bộ chính quyền địa phương hợp thức hóa bằng cách cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1 số cán bộ xã, huyện. Sau đó có một đợt rà soát lại và đo đạc cấp chủ quyền cho VQG cuối năm 2004, người ta đã cố tình bỏ ra ngoài phần diện tích đất bị mất này. Vì vậy, diện tích đất chính thức của VQG đến thời điểm hiện tại chỉ còn là 7.313 ha.

Gần đây UBND huyện Tam Nông còn đề nghị UBND Tỉnh làm quy hoạch định lấy luôn khu đất 46 ha đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt làm khu hành chính và dịch vụ du lịch của VQG.

Tình trạng tranh chấp đất đai giữa người dân địa phương với VQG cũng kéo dài dai dẳng ở khu A5 (khu phục hồi sinh thái), đồng thời là bãi năn, bãi ăn rộng lớn nơi mà loài Sếu đầu đỏ chọn làm bãi ăn chính. Đây là một sự tranh chấp giữa người với người và giữa “ người với Sếu”. Xét ở góc độ nào đó những sự xáo trộn như thế này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo tồn hệ sinh thái và loài chim quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng (Sếu đầu đỏ) do mất các bãi ăn. Các nhà môi trường đã cảnh báo một khi mất đất rừng thì Tràm Chim có khả năng mất hoàn toàn Sếu đầu đỏ.

Nếu tình trạng lấn chiếm đất rừng, can thiệp một cách thô bạo vào môi trường tự nhiên như thế này cứ để tiếp tục xảy ra thì đến một lúc nào đó diện tích VQG sẽ bị thu hẹp rất nhiều và sinh cảnh, môi trường sẽ bị biến đổi.

c) Tình trạng cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào vào những tháng mùa

khô

Đặc điểm khí hậu, thủy văn của vùng Đồng Tháp Mười nói chung, VQG Tràm Chim nói riêng diễn biến theo một quy luật nhất định. Hàng năm vào các tháng 5 đến tháng 11 hàng năm, nước mưa cộng với nước lũ đổ về từ thượng nguồn sông MeKong làm cho toàn vùng đất bị chìm ngập trong nước. Lúc này thực vật chịu nước trong vùng sinh sôi nảy nở rất nhanh. Nhưng chuyển sang các tháng 12

đến tháng 4 mưa không còn nữa và lượng nước bổ sung từ sông Tiền không còn được bao nhiêu làm cho mực nước ở VQG hạ xuống rất nhanh. Khi khô nước, các cánh đồng năn, lúa ma, rừng tràm, cỏ ống sẽ tích tụ những vật liệu dễ cháy nên chỉ cần một đốm lửa nhỏ là có thể tạo thành trận hỏa hoạn.

Trong các tháng mùa khô, mỗi ngày có rất nhiều nhóm đối tượng vào VQG, từ cán bộ Hạt kiểm lâm, cán bộ hướng dẫn du lịch, du khách cho đến người dân địa phương. Nhưng ở đây đáng lo hơn cả là việc xâm nhập trái phép của người dân địa phương vào VQG để bắt cá, bắt ong và chỉ cần một sự sơ xuất nhỏ của họ là có thể dẫn đến cháy rừng.

Mặc dù biết nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào và đã có sự chuẩn bị để đối phó với giặc lửa từ phía Ban quản lý VQG nhưng trong những năm gần đây tình trạng cháy rừng vẫn còn xảy ra thường xuyên.

d) Nạn xâm hại của cây mai

dương ngày một gia tăng:

Cây mai dương hay còn được dân gian thường gọi là cây mắt mèo, trinh nữ nâu, mắc cở Mỹ,…có tên khoa học là Mimosa pigra. Loài cây này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ nhưng hiện nay đã có mặt

Cây Mai dương xâm nhiễm ở vùng lõi VQG Tràm Chim

Nguồn: VQG Tràm Chim

Rừng tràm bị cháy Rừng tràm sau khi cháy

Nguồn: VQG Tràm Chim Nguồn: VQG Tràm Chim

tại hầu hết các nước nhiệt đới. Tại VQG Tràm Chim, hiện cây mai dương đang bao phủ một diện tích rộng lớn với khoảng gần 1.000 ha (năm 2010), chiếm khoảng 13,7%/ tổng diện tích của Vườn. Cây tái sinh chủ yếu bằng hạt và có thể phát tán bằng nhiều phương tiện: theo động vật, con người, gió và nước. Nơi nào cây mai dương sinh sống khó có một loại cây cỏ nào khác có thể cạnh tranh được.

Theo nghiên cứu của một số nhà khoa học ở Việt Nam, cây mai dương xuất hiện ở VQG Tràm Chim vào khoảng năm 1984 – 1985, chúng phân tán theo dòng nước chảy từ sông MeKong đến [33].

Cây mai dương có đặc tính sinh trưởng rất nhanh. Sau 6 tháng tuổi sẽ ra hoa, kết trái. Trái cây mai dương khi chín sẽ nứt ra thành từng đốt, mỗi đốt của nó chứa một hạt. Bao phủ ngoài hạt là những lớp lông dày và cứng như gai nhỏ khiến nó rất dễ bám vào quần áo, dầy dép hoặc máy móc. Đặc biệt những đốt chứa những hạt này lại có thể nổi và trôi theo dòng nước. Khi bám vào một nơi đất ẩm, gặp điều kiện thuận lợi hạt sẽ nảy mầm thành cây con. Các đốt chứa hạt có thể sống trong đất ẩm 7 năm. Trong những nơi đất khô ráo có thể tồn tại khoảng 20 năm [33].

Cây mai dương càng phát triển kéo theo sự nghèo nàn rồi đi đến xóa sổ một số loài cây cỏ khác trong VQG. Cây mai dương mọc ở đâu thì hệ thực vật ở đó sẽ bị tiêu diệt. Điều này không chỉ làm giảm số lượng các loài thực vật bản địa mà còn làm giảm cả số lượng các loài động vật, đặc biệt là các loài động vật sống nhờ vào nguồn thức ăn từ cây cỏ thực vật, trong đó Sếu đầu đỏ là một trường hợp điển hình.

Một khi sự đa dạng sinh học ở VQG Tràm Chim không còn nữa,sự vắng bóng của nhiều quần xã thực vật cùng với nhiều loài chim quý hiếm, trong đó có Sếu đầu đỏ cũng biến mất thì giá trị của VQG tràm chim chẳng còn gì nữa. Lúc đó không những không bảo tồn được hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng lụt kín Đồng Tháp Mười thành một mẫu chuẩn quốc gia về hệ sinh thái đất ngập nước mà còn đánh mất luôn cơ hội phát triển DLST ở đây.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)