Tràm Chim là một trong những VQG có nhiều lợi thế để phát triển DLST:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 114 - 115)

DLST:

Vì nơi đây còn lưu giữ được gần như nguyên vẹn hệ sinh thái đất ngập nước của vùng Đồng Tháp Mười cổ xưa nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Ngoài ra, những dân cư vùng đệm VQG có những nét sinh hoạt, văn hoá mang đậm sắc thái văn hoá của cư dân vùng lũ. Một khi đánh giá được một cách toàn diện thực trạng phát triển du lịch của VQGTC trong thời gian qua, phân tích những đóng góp tích cực của du lịch cho kinh tế - xã hội trong vùng, nhất là trong việc tạo ra việc làm, tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư địa phương, thì DLST sẽ trở thành nhân tố tích cực góp phần xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, những ảnh hưởng tiêu cực của việc phát triển du lịch lên môi trường, xã hội và kinh tế cũng được nêu lên và phân tích. Bằng những phương pháp cụ thể, tính bền vững của phát triển du lịch ở VQGTC đã được đánh giá, qua đó chúng ta có thể nhìn nhận được rằng, nếu không có những giải pháp hữu hiệu thì sự "bùng nổ" của du lịch ở đây trong thời gian qua sẽ gây ra những thảm hoạ đối với VQG trong tương lai.

- Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức:

Trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức, kết quả quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Đồng Tháp, các định hướng phát triển du lịch ở VQG Tràm Chim được đưa ra bao gồm:

- Xây dựng các sản phẩm du lịch để phù hợp với nhu cầu của thị trường khách. Các sản phẩm du lịch ở đây không chỉ phải đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn, mang đậm tính của vùng đất ngập nước mà còn phải thân thiện với môi trường, góp phần tích cực vào công tác bảo tồn các giá trị của Vườn.

- Phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch nhằm lôi kéo khách đến VQG và kéo dài thời gian lưu trú trong vườn.

- Mở thêm các tuyến, điểm du lịch mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch và giảm sức ép lên các tuyến, điểm du lịch hiện tại.

- Tăng cường hoạt động giáo dục, diễn giải về môi trường cho du khách và người dân địa phương để hình thành ý thức tôn trọng và giữ gìn thiên nhiên của họ.

- Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào một số hoạt động du lịch nhằm giải quyết việc làm và giúp ổn định đời sống cho người dân địa phương đặc biệt là nhóm hộ nghèo phụ thuộc nhiều vào tài nguyên thiên nhiên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 114 - 115)