Những cơ hộ

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 84 - 85)

Việc phát triển DLST ở VQG Tràm Chim đang đứng trước nhiều cơ hội mà nếu biết tận dụng khai thác đúng cách sẽ thúc đẩy du lịch Tràm Chim ngày một phát triển hơn cụ thể như sau:

a) Cầu du lịch quốc tế và nội địa ngày một tăng:

Du lịch Việt Nam nói chung, du lịch Đồng Tháp và VQG Tràm Chim nói riêng hiện đang đứng trước cơ hội to lớn khi cầu du lịch trên thế giới và trong nước đang ngày một tăng. Theo thống kê của Tổng cục

Du lịch Việt Nam, số lương cầu du lịch Việt Nam trong hai năm 2008, 2009 như sau:

- Năm 2008, tổng lượng cầu du lịch của Việt nam là 25.000.000 lượt khách, trong đó lượng cầu quốc tế là 4.200.000 lượt khách và lượng cầu nội địa là 20.800.000 lượt khách.

-Năm 2009, tổng lượng cầu du lịch Việt nam là 28.800.000 lượt khách, trong đó lượng cầu quốc tế là 3.800.000 lượt khách và lượng cầu nội địa là 25.000.000 lượt khách.

Rõ ràng qua số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch về lượng cầu du lịch Việt Nam thời gian 2008, 2009 như trên cho thấy cầu quốc tế có xu hướng giảm (10%) và cầu nội địa không ngừng gia tăng. Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể thì số

lượng khách du lịch không ngừng tăng. Đây là điểm đáng mừng cho du lịch Việt Nam nói chung và du lịch VQG Tràm Chim nói riêng.

VQG Tràm Chim nằm khá gần trung tâm gửi khách lớn nhất của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ là Thành phố Hồ Chí Minh nên có lợi thế rất lớn trong việc thu hút khách đến tham quan cả quốc tế và nội địa. Nếu VQG Tràm Chim biết tổ chức tốt và xây dựng được những sản phẩm du lịch phù hợp thì sẽ là cơ hội lớn để phát huy được những lợi thế về du lịch của mình để trở thành điểm đến du lịch lý tưởng của khách du lịch.

b) VQG Tràm Chim được sự quan tâm hỗ trợ đặc biệt của nhiều tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ:

Là khu vực có hệ sinh thái đất ngập nước điển hình của vùng Đồng Tháp Mười nằm trong lưu vực sông Mekong, nơi cư trú của nhiều loài chim nước trong đó có nhiều loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu. Vì vậy, VQG Tràm Chim được sự quan tâm, hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế và phi chính phủ trong việc bảo tồn các giá trị sinh thái, trong đó có đa dạng sinh học. Những tổ chức quốc tế tiểu biểu đã và sẽ tiếp tục có sự hỗ trợ cho VQG Tràm Chim là Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF), quỹ Quốc tế Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên (WMF), Hội sếu quốc tế (ICF),v.v [8].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)