ĐÁNH GIÁ NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG TRÀM CHIM

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 80 - 81)

THỨC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở VQG TRÀM CHIM 3.2.1. Những điểm mạnh

VQG Tràm Chim có tiềm năng DLST rất lớn do nơi đây còn lưu giữ lại được hệ sinh thái đất ngập nước tiêu biểu cho vùng Đồng Tháp Mười xa xưa. Với cảnh quan môi trường còn tương đối hoang sơ, là nơi tồn tại của 05 quần xã thực vật chính: quần xã Sen, quần xã Lúa ma, quần xã Năn, quần xã cỏ Ống, quần xã Mồm mốc và quần xã rừng Tràm. Đồng thời, đây là nơi kiếm ăn, cư trú, sinh sống của nhiều loài chim nước trong đó có một số loài chim đặc hữu, quý hiếm có nguy cơ

Gỡ lưới bắt cá nhỏ mùa lũ VQG Tràm Chim

tuyệt chủng trên phạm vi toàn cầu mà tiêu biểu là sếu đầu đỏ, giang sen, ngan cánh trắng, ô tác, v.v. Chính sự phong phú và đa dạng về số lượng loài động thực vật đã tạo nên tính đặc sắc về tài nguyên du lịch của VQG, đây là yếu tố có sức hấp dẫn lớn đối với du khách trong và ngoài nước.

Từ khi loài sếu đầu đỏ tái phát hiện và được các nhà khoa học khẳng định Tràm Chim là nơi cư trú kiếm ăn hàng năm của loài sếu, Tràm Chim trở nên nổi tiếng hơn và từ đó tạo lập được hình ảnh đặc trưng rất riêng biệt của mình không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn cả trên thế giới. Bất cứ ai đến Tràm Chim đều biết nơi đây có loài sếu đầu đỏ sinh sống. Tuy nhiên, hình ảnh này càng trở nên đậm nét, hấp dẫn hơn khi có sự góp phần của nhiều loài chim quý hiếm khác cư trú trong Vườn và một số loài thực vật đặc hữu, tiểu biểu là loài lúa ma (Oryza rufipogon) và cỏ năn, sen. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để giới thiệu, quảng bá về hình ảnh VQG mà nhiều điểm du lịch khác ở tỉnh Đồng Tháp nói riêng và vùng Đồng bằng sông Cửu Long không sao có được.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 80 - 81)