Cải thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất phù hợp với du lịch sinh thá

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 92 - 97)

Việc mở rộng khai thác các tuyến, điểm tham quan mới trong phạm vi VQG nhằm mục đích phân tán sự tập trung du khách tại một số tuyến, điểm đã được khai thác. Điều này không những làm đa dạng thêm sản phẩm, dịch vụ cho VQG mà còn hạn chế những tác động tiêu cực vào môi trường. Vì vậy yêu cầu cải thiện kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật là điều không thể thiếu. Tuy nhiên, việc tăng cường các cơ sở này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, quy hoạch thận trọng, tôn trọng các quy tắc của DLST nếu không sẽ ảnh hưởng đến công tác bảo tồn của VQG.

a) Cải thiện kết cấu hạ tầng:

- Hiện tại đường đê bao quanh khu A1 của VQG còn một số đoạn chưa được rải nhựa nên chưa thật tiện lợi trong phục vụ du khách tham quan bằng ô tô. Vì vậy, sắp tới cần nâng cấp để hoàn thiện tuyến đường này.

- Trong tương lai sẽ mở rộng hoạt động du lịch sang khu A2 mà đặc biệt có trang bị thêm xe đạp địa hình để du khách tự chạy tham quan. Cho nên cần phải duy tuy sửa chữa tuyến đường đê bao này để tiện cho việc đi lại cả mùa khô lẫn mùa mưa cho du khách.

b) Cải thiện cơ sở vật chất kỹ thuật:

Căn cứ vào thực trạng cũng như nhu cầu về cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch phù hợp với các định hướng phát triển DLST ở VQG Tràm Chim, Luận văn kiến nghị một số vấn đề cụ thể như sau:

- Xây dựng các nơi ăn uống, mua sắm, lưu trú, giải trí ở khu C (khu dịch vụ hành chính) của VQG nhằm giảm sức ép lên các khu bảo vệ.

- Bến thuyền ở trung tâm du lịch cần phải xây dựng lại để tiện cho du khách xuống thuyền đi tham quan.

- Nhà nghĩ chân giữa rừng ở khu A1 nên lợp bằng vật liệu mát mẻ hơn nhưng phải phù hợp với cảnh quan sinh thái.

Kinh nghiệm rút ra từ các quốc gia phát triển DLST hiệu quả trong việc cải thiện, tăng cường các cơ sở vật chất, dịch vụ cho DLST cần được quy hoạch, thiết kế ở quy mô nhỏ và cần đảm bảo các yêu cầu sau [12]:

- Tránh làm ảnh hưởng đến môi trường và không làm thay đổi cảnh quan địa phương ở phương diện lớn.

- Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính từ các tổ chức, song song sử dụng nguồn lực địa phương trong việc xây dựng, quản lý và tổ chức thực hiện.

- Hạn chế sử dụng các nguồn tài nguyên gây ảnh hưởng đến môi trường như củi đốt, vận động việc sử dụng các nhiên liệu thay thế khác. Đề cao, khuyến khích việc sử dụng các thiết bị tiết kiệm nhiêu liệu như thiết bị dùng năng lượng mặt trời. - Nhất thiết phải có sự tính toán, thiết kế các phương tiện xử lý chất thải hợp lý, tránh ô nhiễm môi trường, chẳng hạn áp dụng công nghệ tái chế rác thải thành phân bón hoặc biogas, xử lý nước thải hợp vệ sinh.

c) Quy hoạch các tiểu khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng và loài của VQG:

Trong điều kiện có thể cần xây dựng các tiểu khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng và loài:

Các tiểu khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng và loài luôn luôn đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ phạm vi bảo tồn. Các tiểu khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng và loài trong VQG không

VQG Tràm chim vào buồi hoàng hôn

chỉ cung cấp nơi trú ngụ cho các loài sinh vật quý hiếm, đại diện mà còn đóng một vai trò quan trọng thay đổi nền tảng kinh tế xã hội của các cộng đồng và dân tộc địa phương trong vùng đệm. Việc quy hoạch phát triển các tiểu khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng và loài sẽ làm tăng nguồn lợi du lịch của địa phương. Nguồn thu từ tiểu khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng và loài và người dân sống xung quanh khu bảo tồn thường trở thành một bộ phận quan trọng của cộng đồng địa phương.

Tuy nhiên, các ảnh hưởng do phát triển kinh tế của vùng đệm có thể tác động mất cân xứng đến tiểu khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng và loài có thể dẫn tới sự mâu thuẩn đối với vườn quốc gia. Các hành động liên quan đến tiểu khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng và loài có thể bị đảo ngược vì các ảnh hưởng này. Do đó cần chú ý đến sức chứa trong VQG Tràm Chim.

d) Xây dựng các tuyến du lịch kết hợp tổng hợp các nội dung văn hóa bản địa và du lịch cảnh quan thiên nhiên:

Không nên coi du lịch sinh thái VQGTC là một ngành du lịch chỉ biết dựa vào tài nguyên thiên nhiên, dựa vào các loài chim, hay cây rừng tràm trong VQGTC. Vì cái cách làm này có thể đem đến kết quả là tài nguyên VQGTC sẽ bị khai thác cạn kiệt. Những hoạt động du lịch theo kiểu khai thác này không thuộc loại hoạt động thân thiện với môi trường hoặc không làm lợi cho người dân địa phương. Do đó, du lịch sinh thái VQGTC chỉ nên được sử dụng để bảo vệ môi trường thiên nhiên, hoặc với một điều kiện đi kèm là loại hình du lịch thực sự khuyến khích bảo vệ và giúp xã hội phát triển bền vững.

Hiện nay hệ thống thông tin của VQGTC vẫn còn thiếu số liệu thống kê tài nguyên và đa dạng sinh học đáng tin cậy. Do đó việc đánh giá ảnh hưởng của du lịch sinh thái đến vùng bảo vệ thiên nhiên hay tác động đến sự biến động của ĐDSH vẫn rất khó khăn. Do đó để xác định các loại hình kinh doanh của DLST nào phù hợp cho VQGTC vẫn là một thách thức lớn: kích cỡ, địa điểm, đặc tính và thiếu hẳn sự liên kết giữa các nhà doanh nghiệp tư nhân và của Trung tâm DLST VQG . Tuy nhiên có thể đưa ra một số loại hình ưu tiên mà dễ thu hút được du khách đến trong VQGTC như là một cách thức kết hợp giữa du lịch Sinh thái với du lịch văn hóa với

các hình thức đi du lịch quan sát chim, khám phá sông nước, bơi thuyền trên sông, thể thao đi xe đạp trong bờ kênh ven rừng để cải thiện sức khỏe,…

Hiện nay có một khó khăn rất lớn là cộng đồng địa phương trong vùng và trong các làng xã nơi có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đã không được tham gia hoặc rất hạn chế được tham gia vào các tour du lịch sinh thái như mong đợi. Cần phải có nhiều nổ lực hơn nữa ở tất cả các bộ phận để giúp cho người nông dân địa phương có đủ kỹ năng cùng tham gia, cùng được hòa nhập với các hoạt động du lịch sinh thái. Nếu vậy cần có nhiều chương trình đào tạo tại cộng đồng và đầu tư nhiều vào vấn đề này. Ai sẽ làm DLST cùng với các cơ quan chức năng trong VQG và trong tỉnh? Ðiều rất đáng khích lệ là VQGTC cần quan tâm đến thiết kế và phát triển các khu nghỉ sinh thái trong Vườn. Tuy nhiên cần hướng dẫn các khu nghỉ này có các điều kiện vật chất phục vụ cho du lịch sinh thái với sự tham gia chặt chẽ của cộng đồng địa phương.

e) Hệ thống dịch vụ địa phương:

Liên kết với khách sạn, nhà nghỉ tại địa phương theo mùa du lịch cao điểm, các loại nhà nghỉ cỡ nhỏ và các quán trọ dưới 10 phòng: Cần bố trí hệ thống khách sạn nhỏ khắp các vùng đệm và trung tâm huyện Tam Nông hoặc hệ thống nhà khách do Nhà nước quản lý.

Phát triển một số dịch vụ tư nhân địa phương người sở hữu tàu thuyền có chất lượng cao, tiệm ăn các loại tại nhà dân. Những doanh nghiệp địa phương trong huyện, tỉnh với cơ chế hoạt động quy mô nhỏ sẽ tạo ra nhiều việc làm và có tác động kinh tế tích cực đến DLST của VQGTC.

Các doanh nghiệp du lịch trong địa phương sẽ có trách nhiệm chính với khách hàng trong các chuyến tham quan, họ đảm bảo cho du khách có được một chuyến du lịch có chất lượng cao và thu được những kinh nghiệm về giáo dục thỏa mãn các tiêu chuẩn về du lịch sinh thái. Các doanh nghiệp du lịch trong địa phương thường rất chú ý đến việc tạo ra một đội ngũ hướng dẫn viên tốt có trình độ để bảo đảm giữ được thị trường từ các khách hàng nước ngoài.

Các doanh nghiệp du lịch trong nước cùng tham gia và liên kết với Trung tâm du lịch của VQG thường có một hệ thống khách sạn tiện lợi nhưng mộc mạc, trong đó du khách sẽ có được những hiểu biết thực tế tốt hơn về nông thôn và được nhìn thấy cảnh quan thiên nhiên và các động vật hoang dại trong VQGTC, trong khi vẫn đáp ứng được những tiêu chuẩn về sự bền vững của môi trường.

f) Xây dựng các khu nhà nghỉ sinh thái:

Thay thế những khách sạn nhà nghỉ không thân thiện với môi trường bằng các khu nhà nghỉ sinh thái cùng với các khu ăn nghỉ sinh thái là một vấn đề quan trọng hiện nay trong chương trình DLST VQGTC.

Tuy nhiên vấn đề này rất ít người quan tâm đến mặc dù vai trò của nó là rất quan trọng. Các khu ăn nghỉ sinh thái sẽ đáp ứng được nhu cầu về loại nhà nghỉ thân thiện với môi trường tạo ra một thế hệ mới các loại nhà nghỉ và khách sạn cho khách du lịch sinh thái. Các khu ăn nghỉ sinh thái sẽ tạo ra một nguồn thu nhập thường xuyên để bảo toàn tài chính, tạo ra những cơ hội về công ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa phương trong các khu vực nhạy cảm về sinh thái, khuyến khích phát triển các mô hình kiến trúc tác động thấp nhất đến môi trường, và giáo dục cho mọi người về vai trò giữ cân bằng của các hệ sinh thái.

Xây dựng các nhà nghỉ sinh thái nhỏ mang tính gia đình cũng rất phù hợp với thị hiếu ngày nay. Ngày nay du khách thường có xu hướng tham quan thiên nhiên kết hợp với tìm hiểu văn hóa bản địa trong các hộ gia đình. Cần phải có một cái nhìn mới và có mối quan hệ rất cá nhân tốt với cộng đồng địa phương..

Những loại nhà nghỉ gia đình này được xây dựng ít có tác động tiêu cực cho cảnh quan tự nhiên. Hoạt động của các nhà nghỉ này giảm tối thiểu việc sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo; Đảm bảo cho du khách sống hài hòa với môi trường thiên nhiên mà họ đang cố gắng bảo vệ thông qua các buổi họp giao lưu văn hóa và tìm hiểu những giá trị bản địa. Các khu nhà nghỉ gia đình được xây dựng bằng các vật liệu trong địa phương như tre nứa, lá cọ, lá dừa nước, lá thốt nốt …. Là các nguồn tài nguyên địa phương đang phục hồi được lấy cẩn thận từ các nguồn nguyên liệu xung quanh nhà nơi cư trú.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)