Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 103 - 104)

Muốn đạt được mục tiêu chiến lược phát triển du lịch bền vững từ góc độ sinh thái môi trường, trong đó, DLST được xem như một công cụ bảo tồn hữu hiệu, nhất thiết phải có giải pháp thuộc về cơ cấu chính sách.

- Cơ chế chính sách của nhà nước, của cấp quản lý VQG là Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Ủy ban Nhân Dân tỉnh Đồng Tháp về việc khai thác các tiềm năng DLST ở VQG: Điều này nên được ban hành và phổ biến đến Ban Quản Lý VQG thông qua các thông tư về vấn đề này để VQG thực hiện có cơ sở pháp lý [12].

- Cơ chế chính sách về thuế: Trong đó có sự ưu tiên miễn giảm thuế, không thu thuế có giới hạn nhằm thay đổi cơ cấu đầu tư vào VQG nơi còn hoang sơ, đặc biệt DLST chưa được khai thác hoặc mới khai thác ở mức độ hạn chế; các hình thức kinh doanh du lịch mới có khả năng tăng thời gian lưu trú của khách, tăng vốn đầu tư, hấp dẫn với cộng đồng dân cư [8].

- Cơ chế chính sách về đầu tư: Cần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, người dân địa phương được trực tiếp hoặc phối hợp cùng khai thác, đầu tư, kinh doanh du lịch. Cần có chính sách khuyến khích đảm bảo an toàn

về vốn cho người đầu tư và đơn giản hóa thủ tục hành chính để thu hút được cá nhà đầu tư [8].

- Cơ chế chính sách đảm bảo sự đóng góp tích cực của hoạt động du lịch đối với công tác bảo tồn: Đảm bảo sự cân đối giữa phát triển và bảo tồn thông qua chính sách khuyến khích/bắt buộc các tổ chức, cá nhân kinh doanh hợp pháp du lịch ở khu vực VQG Tràm Chim có trách nhiệm đóng góp vật chất cho công tác bảo tồn. Tỷ lệ đóng góp linh hoạt phụ thuộc vào tính chất khinh doanh, giai đoạn phát triển

của hoạt động kinh doanh, v.v. [8].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 103 - 104)