a) Vị trí địa lý và địa hình:
VQG Tràm Chim nằm trên địa phận huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp là một khu đất ngập nước, được xếp trong hệ thống rừng đặc dụng của Việt Nam. Nơi
đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là sếu đầu đỏ, một loài chim cực kỳ quý hiếm, có tên trong sách đỏ.
VQG Tràm Chim thuộc vùng trũng ngập sâu của Đồng Tháp Mười. Độ cao bình quân của VQG dao động trong khoảng từ 0,9m đến 2,3m so với mực nước biển bình quân.
Phân khu A1, có diện tích lớn nhất đồng thời cũng có địa hình thay đổi theo hướng thấp dần từ phía Đông Bắc sang phía Tây Nam. Phân khu A2, có cao trình mặt đất bình quân là 1,3m đến 1,4m. Phân khu A3 có cao trình mặt đất bình quân là 1,6m. Phân khu A4 có cao trình mặt đất bình quân dao động từ 1,3 đến 2,2m. Phân khu A5 có cao trình mặt đất bình quân dao động từ 1,3-1,5m.
b) Khí hậu - Thủy văn:
- Nhiệt độ: Khu vực Tràm Chim có nhiệt độ cao quanh năm và tương đối ít biến động, nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 27oC, nhiệt độ thấp hơn khoảng 1- 2oC vào cuối mùa khô (từ tháng 12 đến tháng 2) và tăng lên khoảng 1-2oC vào các tháng cuối mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6 ). Nhiệt độ cao nhất 37oC vào tháng 4 và thấp nhất là khoảng 16OC.
- Độ ẩm: Độ ẩm trung bình hàng năm duy trì trong khoảng 82-83%. Độ ẩm cao nhất có thể lên đến 100% và thấp nhất là 35-40%.
- Chế độ gió: Từ tháng 5 đến tháng 11, hướng gió thịnh hành ở vùng này là hướng Tây - Nam, tốc độ gió trung bình là 3m/s mang theo nhiều hơi nước và gây mưa. Từ tháng 12 đến tháng 4 có gió Đông – Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2m/s.
- Lượng mưa: Lượng mưa phân bố theo mùa rõ rệt, trung bình khoảng 1.650 mm/năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 11, hơn 90% lượng mưa tập trung vào khoảng thời gian này. Trong khi đó, tháng 1,2,3 lại là những tháng khô hạn nhất, thời tiết hầu như không có mưa. Số ngày mưa trung bình đo được tại VQG Tràm Chim khoảng 110-160 ngày/năm.
- Chế độ thủy văn: Khu vực Tràm Chim nằm trong vùng Đồng Tháp Mười, cách sông Tiền 25km về phía Tây và cách biên giới CamPuChia 40km về phía Bắc.
VQG Tràm Chim chịu ảnh hưởng thủy văn của vùng châu thổ sông Mêkong, nhận nguồn nước trực tiếp từ sông Mêkong thông qua hệ thống kinh thủy lợi (kênh Hồng Ngự - Long An, Đồng Tiến, An Hòa và Phú Hiệp) tràn vào nội đồng và bị ngập lũ hàng năm từ tháng 8 đến tháng 12.
+ Mạng lưới rạch tự nhiên trong khu vực VQG Tràm Chim và vùng lân cận khá dày, lưu lượng lưu thông lớn. Trong điều kiện không bị các đê bao ngăn cản thì VQG Tràm Chim được tiếp nước chủ yếu do các kênh tạo nguồn lớn từ sông Cửu Long như: kênh Hồng Ngự - Long An, Đồng Tiến, An Hòa, Phú Hiệp. Nguồn nước trực tiếp tới khu vực VQG Tràm Chim đi qua 2 tuyến dẫn nước chính là Đồng Tiến, An Hòa - Phú Hiệp. Ảnh hưởng của thủy triều biển Đông theo chế độ bán nhật triều và lớn nhất vào mùa kiệt (mùa khô). Tuy nhiên biên độ dao động mực nước lớn nhất cũng trong khoảng <0,5m. Biên độ này giảm dần tới khi đỉnh lũ xuất hiện.
+ Ngập lũ: Vùng ngập sâu trung bình ở vùng từ 2.5 đến 3m trong các năm lũ lớn (tương đương lũ 1996, 2000). Thời gian ngập từ 4 đến 5 tháng. Do mạng lưới kênh mương được phát triển và mở rộng nên thời gian ngập hiện nay là ngắn hơn khoảng 1 tháng so với trước đây.
+ Khu vực Tràm Chim nằm trong một vùng trũng nội địa với cao độ trung bình là 1m trên mực nước biển. Chế độ thủy văn là động lực chính kiểm soát hệ sinh thái của Đồng Tháp Mười nguyên thủy. Vào mùa mưa, nước từ sông Mêkong phía Campuchia tràn từ từ qua bờ và lượng mưa mùa tại chỗ sẽ tràn ngập vùng trũng với độ sâu của nước khoảng 2-3m.
+ Hàng năm, đỉnh lũ cao nhất nằm khoảng giữa tháng 9 và tháng 11. Nước lũ duy trì mực nước cao trong một thời kì kéo dài tới 7 tháng. Khi nước lũ rút thì khắp vùng trũng sẽ có mực nước thấp và các khoảng đất ngập nước sẽ khô dần khi bốc hơi và thực vật thoát hơi nước và sự rút nước tự nhiên xảy ra trong mùa khô.
c) Địa chất: Có 02 nhóm đất chính:
- Nhóm đất xám trên nền phù sa cổ.
Sinh kế trong cộng đồng vùng đệm VQG Tràm Chim