Các hoạt động văn hóa xã hội đặc trưng của địa phương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 58 - 61)

a) Hò Đồng Tháp:

Nét văn hoá đặc biệt VQG Tràm Chim ở đây chính là Ca dao, hò... vùng Đồng Tháp Mười. Cũng như mọi miền văn nghệ dân gian khác của Đồng bằng Sông cửu Long, , ca dao, hò... vùng Đồng Tháp Mười nhằm mô tả, ca ngợi các đặc điểm của thiên nhiên, nói lên tình cảm con người đối với nó cùng các mối quan hệ xã hội trên vùng đất mới - qua đó thấy cả một khung cảnh tự nhiên hoang dã của Đồng Tháp Mười mấy trăm năm trước. Với cảnh quan sông nước hiền hoà, đồng ruộng sông dài, ca dao, dân ca Đồng Tháp Mười không có những giai điệu đồn dập, mạnh mẽ: mà thường đầm thắm, dịu dàng. Tình yêu cũng rất thực tế, bộc trực, ít rào đón, mộng mơ, thường chơn chất, lạc quan...

Điệu hò mang tên “Đồng Tháp” hiện nay vẫn chưa bị mai một, nó chẳng những đi vào nhiều nhóm ca nhạc tài tử ở đồng bằng sông Cửu Long mà còn cả trên

sân khấu cải lương Nam Bộ và còn được bảo quản trong lòng của những nông dân 60, 70 tuổi vùng Tam Nông, Tràm Chim, Hồng ngự ngày nay.

“Hò Đồng Tháp” xuất hiện vào khoảng năm 1950 trong vùng tạm chiếm, được báo chí và các tổ chức quần chúng bán công khai hoặc công khai của ta xem như là phương tiện hữu hiệu nhằm đề cao tinh thần chống ngoại xâm.

Hàng năm vào mùa nước rút cũng là mùa thu hoạch lúa, mùa tát đìa bắt cá ở Đồng Tháp Mười. Lúc ấy vùng đệm Tràm chim tập trung nhiều lao động làm mướn; gặt lúa, tát đìa, bắt cá, làm mắm... tiếng hò vì thế cũng ngân vang được phổ biến nhiều nơi.

Hò ở vùng Đồng Tháp Mười có thể chia ra bốn tiểu loại như các điệu hò Nam Bộ: Hò sông nước: có hò chèo ghe, hò mái đoản, hò mái trường, hò mái nhì, hò khoan. Hò trên cạn: gồm có hò cấy, hò xay lúa, hò đối đáp, hò cống chùa, hò lẻ, hò truyện, hò tuồng, hò quốc sự... Hò trên cạn kết hợp với hò trên sông nước: Hò đồng, hò chèo ghe ở vàm Tân Hương. Hò lễ nghi: hò đưa linh, hò đám cưới.

Với cảnh quan động ruộng mênh mông, rừng tràm chạy xa tít tắp tận chân trời, sông rạch chằn chịt uốn lượn quanh co, xóm làng hiền hoà ẩn hiện trong rặng tre xanh ven sông. Hình ảnh chiếc ghe bồng bềnh theo con nước lớn, nước ròng, với tiếng sóng vỗ rập rềnh mạn ghe. Tuỳ theo mùa, trên đồng khi cày cấy, gặt hái, tát đìa làm cá, làm mắm, khi thì thả lưới giăng câu, kéo vó, đặt lờ... là nơi cất giọng hò cấy, hò đồng, hò khoan.

b) Đơn ca tài tử: Bên cạnh những điệu hò Đồng Tháp thì Đờn Ca Tài Tử là

hoạt động văn hóa dân gian đặc trưng của vùng đất sông nước miệt vườn Miền Tây Nam Bộ nói chung và vùng sông nước Tam Nông Tràm Chim nói riêng.

Đờn ca tài tử (ĐCTT) là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Tây Nam bộ. Đó là nghệ thuật của đàn và ca, do người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam bộ hát ca sau những giờ lao động. Có thể nói, dòng chảy hơn 100 năm của loại hình này đến nay vẫn còn sức sống rất mãnh liệt.

ĐCTT Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam đã hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.

Hiện nay, ĐCTT ở vùng Đồng Tháp Tràm Chim phát triển rất mạnh. Nó trở thành một nếp sinh hoạt văn hóa của người dân đồng bằng sông nước giữa nhịp sống văn minh đang rộn rịp.

Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nên các nhóm nhạc tài tử hợp lại với nhau thành các câu lạc bộ (CLB) ĐCTT mang tính bán chuyên nghiệp. Mỗi CLB ĐCTT tập hợp khoảng 5 người, từ nhỏ đến lớn, phụ nữ, thanh niên đều góp mặt. Có người đang làm văn công của xã, có người học lóm của hàng xóm rồi sẵn máu ca ngâm….

ĐCTT Nam bộ trên đất Tam Nông Tràm Chim vừa là món ăn tinh thần thường nhật của người dân bản địa, vừa là đặc sản địa phương thết đãi du khách có dịp viếng thăm.

c) Hát ru Nam bộ: là một văn hóa truyền thống của miệt vườn sông nước

như Tràm Chim. : Dù chưa xác định rõ thời gian nhưng ai cũng cảm nhận được rằng hát ru ra đời từ rất sớm, ngay từ khi vốn ngôn ngữ nói phát triển tương đối hoàn chỉnh và kho tàng ca dao được hình thành. Hát ru được những người mẹ trong vùng sử dụng như 1 loại hình ngôn ngữ đặc biệt nói về phát triển con người , đã dùng ngôn ngữ mẫu tử để giao tiếp với nhau trong sinh hoạt hàng ngày, trong lao động cũng như trong việc thể hiện các cung bậc tình cảm, cảm xúc… Hát ru hay hát ru con, ở Tây Nam Bộ thường gọi là hát đưa em hay hát ầu ơ. Đó là những bài hát ngắn thường dựa vào những câu, những bài ca dao có sẵn, người hát tự thêm những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi, tuỳ theo điệu hát của mỗi địa phương, có khi cũng tuỳ theo tâm trạng của người hát.

d) Văn hóa Khơ me: Hằng năm, cứ đến trung tuần tháng tư dương lịch, đồng

bào Khmer ở trong vùng đệm Tràm Chim, cũng như ở khắp nơi Nam bộ tổ chức lễ Chol Chnam Thmay, còn gọi là “lễ vào năm mới”, “Lễ chịu tuổi”, ngày Tết của người Khmer.

Tết Chol Chnam Thmay được cử hành trong vòng ba, bốn ngày. Cứ ba năm Tết ba ngày là một năm nhuận Tết bốn ngày. Hiện nay, ngày đầu của năm bình thường được tính chính xác hơn là ngày 13 tháng 4 dương lịch, còn năm nhuận vào ngày 14 tháng 4 dương lịch.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp góp phần phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Vườn quốc gia Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)