Nghĩa của điểm ISS trong tiên lượng và điều trị gãy khung chậu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài (toàn văn + tóm tắt) (Trang 113 - 114)

Gãy khung chậu không vững thường có tổn thương kết hợp cơ quan khác trong bệnh cảnh đa chấn thương. Vấn đề đặt ra là ngay từ lúc cấp cứu ban đầu phải đánh giá được mức độ nặng của từng BN. Bảng điểm ISS lượng giá độ nặng của BN chấn thương nói chung và chấn thương có gãy khung chậu nói riêng giúp thầy thuốc đánh giá được độ nặng của chấn thương gãy khung chậu, xác định thái độ trong xử trí cấp cứu, điều trị phù hợp cho từng BN, và đánh giá được kết quả của quá trình điều trị và làm cơ sở để so sánh kết quả điều trị giữa các BN và các nhóm BN với nhau.

Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi tính điểm ISS theo cách tính của Baker (1974) và thang điểm AIS của Hiệp hội an toàn giao thông Mỹ năm

1998 [trích 5]. Với BN chỉ có 1 tổn thương gãy khung chậu không vững thì điểm AIS của chấn thương xương khớp tối thiểu là 4, vậy điểm ISS của BN này tối thiểu là 42 =16 điểm.

Trên thế giới, bảng điểm ISS được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về chấn thương nói chung và gãy khung chậu nói riêng. Ở Việt nam, Nguyễn Công Minh (2005), Nguyễn Trường Giang (2007) và một số tác giả khác cũng đã vận dụng cách tính theo bảng điểm ISS để lượng giá mức độ nặng của BN đa chấn thương [5], [9].

Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy điểm ISS của BN gãy khung chậu không có sự khác biệt giữa các loại gãy, nhưng tương quan tỷ lệ thuận có ý nghĩa thống kê với các tiêu chí như số lượng BN có sốc (điểm ISS càng cao thì tỷ lệ sốc gặp càng nhiều), lượng máu truyền cho mỗi BN, các BN có điểm ISS > 30 đều phải truyền máu và tương quan tỷ lệ ở mức độ trung bình với r = 6,44 và p < 0,01.

4.2. ĐIỀU TRỊ GÃY KHUNG CHẬU KHÔNG VỮNG BẰNG KHUNG CỐ ĐỊNH NGOÀI

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài (toàn văn + tóm tắt) (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)