Nghiên cứu đặc điểm tổn thương giải phẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài (toàn văn + tóm tắt) (Trang 54 - 55)

* Tn thương khung chu

- Phân loại tính chất gãy kín-hở khung chậu theo Jones (2002) [trích 132] + Gãy kín khung chậu

+ Gãy hở khung chậu: chia ra 3 nhóm (nhóm 1: gãy hở, khung chậu vững; nhóm 2: gãy hở, khung chậu không vững, trực tràng không tổn thương; nhóm 3: gãy hở khung chậu vào trực tràng, khung chậu không vững).

- Phân loại tổn thương khung chậu theo Young và Burgess (1990) [35] + Loại gãy APC, kiểu lực ép trước sau;

+ Loại gãy LC, kiểu lực ép bên; + Loại gãy VS, kiểu lực xé dọc;

+ Loại gãy CM, loại kết hợp gãy cả 2 bên khung chậu (VS + VS hoặc VS + APC hoặc VS + LC).

- Đánh giá tổn thương cung chậu sau gồm: + Tổn thương khớp cùng chậu;

+ Gãy cánh xương cùng; + Gãy xương cánh chậu;

+ Tổn thương kết hợp (gãy xương, sai khớp cùng chậu). - Đánh giá tổn thương cung chậu trước gồm:

+ Doãng khớp mu;

+ Gãy cung chậu trước (một bên hoặc cả hai bên);

+ Tổn thương kết hợp (doãng khớp mu + gãy cung chậu trước ngành ngồi mu và chậu mu).

* Tình trng toàn thân và tn thương kết hp

- Tình trạng sốc

+ Chẩn đoán sốc chấn thương theo tiêu chuẩn của Nguyễn Thụ (2002) [21] Mạch ≥ 100 lần/ phút Huyết áp tối đa ≤ 90 mmHg

+ Chẩn đoán mức độ sốc theo tiêu chuẩn của: Halvorsen (1990) [trích 5]

Sốc nhẹ: BN khát, rét run, da nhợt, chi lạnh, tri giác bình thường, mạch 100 – 120 lần/ phút, huyết áp tối đa 80 – 90 mmHg, thở nhanh 20 – 24 chu kỳ/ phút.

Sốc vừa: BN lơ mơ hoặc kích động, da nhợt, chi lạnh. Mạch 120 – 140 lần/ phút, huyết áp tối đa 60 – 80 mmHg, thở nhanh 20 – 24 chu kỳ/ phút.

Sốc nặng: BN hôn mê hoặc kích động, mạch nhanh nhở khó bắt, huyết áp tụt (< 60 mmHg) hoặc không đo được, thở chậm, rối loạn nhịp thở hoặc ngừng thở,….

Căn cứ vào mức độ sốc của từng trường hợp cụ thể, đề ra biện pháp cấp cứu điều trị phù hợp, trước tiên phải nhằm cứu sống tính mạng BN.

- Tổn thương kết hợp

+ Tổn thương các cơ quan trong chậu hông: kiểm tra, chẩn đoán xác định tổn thương các cơ quan trong chậu hông: tiết niệu – sinh dục (bàng quang, âm đạo, niệu đạo..) trực tràng, mạch máu, thần kinh lớn.

+ Tổn thương các cơ quan khác: chấn thương sọ não, chấn thương ngực (gãy xương sườn, tràn máu, khí màng phổi…); chấn thương bụng (vỡ gan, lách, thận….)…

- Đánh giá mức độ nặng của BN

+ Tính điểm chấn thương rút gọn AIS (Abbreviated Injury Scale) của mỗi vùng cơ thể từ nhẹ đến nặng theo thang điểm từ 1 – 6.

+ Tính điểm ISS (Injury Severity Score) theo công thức của Baker (1972): bằng tổng bình phương điểm của 3 vùng có tổn thương nặng nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài (toàn văn + tóm tắt) (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)