Tỷ lệ sốc chấn thương, điểm ISS và vấn đề truyền máu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài (toàn văn + tóm tắt) (Trang 110 - 113)

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ sốc chấn thương gặp 64/94 trường hợp (68,1%). BN thường nhập viện cấp cứu trong bệnh cảnh đa chấn thương, nổi bật là tình trạng sốc, người bệnh nằm im, thở nhanh nông, da xanh, niêm mạc nhợt, chân tay lạnh, trán lấm tấm mồ hôi, mạch nhanh nhỏ >110 lần/phút, hoặc mạch ngoại vi không bắt được tùy theo mức độ sốc.

Kết quả bảng 3.12 cho thấy, cả bốn loại gãy APC, VS, LC và CM đều có bệnh cảnh sốc chấn thương, nhưng loại gãy APC gặp biến chứng này nhiều hơn cả (33/43 BN - 76,7%), đây là loại gãy làm tăng thể tích chậu hông nhiều nhất so với 2 loại gãy cùng nhóm còn lại (VS và CM). Chúng tôi chia các bệnh nhân sốc thành 3 mức độ nặng, vừa và nhẹ theo phân loại của Halvorsen (1990) và Nguyễn Thụ (2002) [trích 5], trong 64 trường hợp sốc chấn thương thì tỷ lệ sốc nặng và vừa chiếm gần một nửa (42,3%).

Lượng máu phải truyền trung bình cho một BN là 6,6 ± 3,1 đơn vị. Trong số 94 BN, có 13 trường hợp không phải truyền máu. Trường hợp truyền nhiều máu nhất là 33 đơn vị (4) và ít nhất là 1 đơn vị.

Bảng 4.1. So sánh tỷ lệ BN có sốc và lượng máu phải truyền trung bình/1 BN.

Tác giả Số(n) BN Điểm ISS Tỷ(%) lệ sốc truyLượền ng máu (đ.vị/BN)

McMurtry (1980) [trích 155] 79 34 48,1 9,22 Young & Burgess (1990) [35] 210 25,8 15 5,9 Nghiên cứu (2005) [22] 38 25 44,74 4,55

Nhóm nghiên cứu 94 26,4±7,2 68,1 6,6 ± 3,1

Như vậy, tỷ lệ sốc trong nhóm nghiên cứu của Young & Burgess thấp hơn nhiều so với nghiên cứu của chúng tôi (15%), do tác giả chỉ thống kê tình trạng sốc tại thời điểm BN nhập viện. Nghiên cứu của Mc Murtry và hai nghiên cứu của chúng tôi ở thời điểm 2005 và nghiên cứu này đều có tỷ lệ sốc chấn thương cao hơn, do chúng tôi thống kê tình trạng sốc từ khi BN bị chấn thương.

Lượng máu truyền cho mỗi trường hợp, thống kê của McMurtry là cao hơn hẳn ba nhóm còn lại (9,22 đơn vị/BN). Nói chung, đối với chấn thương gãy khung chậu không vững đều có tỷ lệ sốc cao >40% và lượng máu phải truyền trong cấp cứu điều trị là khá lớn (trung bình >4,55 đơn vị/BN).

Bảng 4.2. So sánh lượng máu truyền với phân loại gãy khung chậu

Tác giả ISS APC LC VS CM Trung bình

Young & Burgess

(1990) [35] 25,8 14,8 3,6 9,2 8,5 5,9

Phạm Đăng Ninh

(2005) [22] 25 5,07 3,39 4 5,75 4,55

Nghiên cứu của chúng tôi và của Young & Burgess có lượng máu truyền rất khác nhau. Nhóm của Young & Burgess phải truyền lượng máu rất lớn, đặc biệt loại gãy APC (14,8 đơn vị/BN). Tuy nhiên, có một điểm chung là các loại gãy khung chậu làm tăng thể tích chậu hông (APC, CM, VS) có lượng máu phải truyền nhiều hơn loại gãy thu hẹp thể tích chậu hông (LC), đặc biệt với hai loại gãy APC và CM.

Như vậy, giống như quan điểm của Lin (2010) [83] và Manson (2010) [89], loại gãy khung chậu làm tăng thể tích chậu hông (APC, CM, VS) có tỷ lệ sốc chấn thương cao hơn (84,4% với 40%) và trong điều trị, lượng máu truyền cũng nhiều hơn loại gãy LC - làm hẹp thể tích chậu hông.

Chúng tôi nhận thấy, khung chậu là xương xốp lớn nhất của cơ thể, khi gãy khung chậu sẽ chảy rất nhiều máu, nhất là các trường hợp gãy khung chậu ở nhiều vị trí, có di lệch (loại CM) và các trường hợp tổn thương các mạch máu trong chậu hông. Thêm vào đó, là tình trạng có nhiều tổn thương kết hợp nên khối lượng máu mất lớn hơn nhiều so với tổn thương một cơ quan.

Năm 2006, Dyer tổng hợp từ các nghiên cứu về tổn thương giải phẫu vị trí chảy máu trong gãy khung chậu, đặc biệt là thông báo của Huittinen và Slatis vào năm 1973 đã nghiên cứu 27 trường hợp tử vong do gãy khung chậu bằng chụp XQ khung chậu tử thi, tác giả nhận thấy thuốc cản quang rò rỉ quanh ổ tổn thương là 23/27 tử thi, tất cả đều ở vùng cung chậu sau, chảy máu ở một bên cung chậu gặp 17 trường hợp, hai bên 6 trường hợp và 15 tử thi có từ 2 điểm chảy máu trở lên. Qua nghiên cứu này tác giả đã rút ra 3 nhận xét quan trọng:

- Tổn thương thực tế của xương và các mạch máu luôn luôn lớn hơn kết quả thấy được trên XQ.

- Nguồn chảy máu nhiều nhất trong các ổ gãy xương của khung chậu là từ ổ gãy xương cùng ở cung chậu sau, mặc dù có thể đường gãy chỉ là rất nhỏ.

Tác giả đi đến kết luận, việc nắn chỉnh di lệch, phục hồi đúng vị trí giải phẫu là biện pháp tối ưu giúp kiểm soát các mất máu nghiêm trọng trong gãy khung chậu [52].

Đến nay, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng lượng máu mất nhiều hay ít có liên quan tới các loại gãy làm tăng thể tích khung chậu: kiểu APC, VS, CM. Theo Young và Burgess (1990) [35], Moss (1996) [98], Tile (2003) [150], Yoon (2004) [159], Stover (2006) [139], White (2009) [162] và nghiên cứu của chúng tôi năm 2005, khi đánh giá về điều trị gãy khung chậu không vững đều có chung nhận xét: gãy khung chậu loại APC có tình trạng toàn thân nặng nhất trong các loại gãy khung chậu, tỷ lệ sốc cao, tổng điểm ISS cao hơn và trong điều trị thì lượng máu truyền bổ sung thường nhiều hơn so với các loại gãy còn lại.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của chúng tôi thì trong những giờ đầu khi sốc chấn thương, nếu xét nghiệm máu cấp cứu thường thấy kết quả về số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, tỷ lệ Hematocrite giảm chưa đáng kể, mặc dù biểu hiện lâm sàng tình trạng sốc đã rất rõ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu điều trị gãy khung chậu không vững bằng khung cố định ngoài (toàn văn + tóm tắt) (Trang 110 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(169 trang)