* Điều trị sốc chấn thương
64/94 BN có sốc chấn thương (68,1%)
- 34 BN tình trạng sốc đã được điều trị ổn định ở tuyến trước. - 30 BN nhập viện trong tình trạng sốc
+ 14 BN được điều trị sốc ổn định trước khi tiến hành kỹ thuật
+ 16 BN chống sốc tích cực nhưng không hiệu quả, phải tiến hành vừa xử trí tổn thương vừa cấp cứu chống sốc:
. 06 BN phải mổ xử lý cầm máu từ vết thương gan và vỡ lách
. 10 BN đặt CĐN khung chậu cấp cứu để cầm máu, trong đó có 9 trường hợp huyết động ổn định sau khi đặt CĐN và 01 trường hợp gãy hở khung chậu, sau khi đặt CĐN và điều trị sốc tích cực nhưng không hiệu quả,
phải thắt 2 động mạch chậu trong bằng kỹ thuật nội soi, kết quả BN thoát sốc, ổn định (21).
* Xử trí chấn thương ngực
14 trường hợp có kết hợp chấn thương ngực, tất cả các trường hợp này đều có tràn máu màng phổi, phải xử lý đặt dẫn lưu màng phổi, phục hồi tình trạng hô hấp ổn định trước khi tiến hành đặt CĐN khung chậu.
* Nhóm BN tổn thương bụng và tiết niệu-sinh dục
- Tổn thương các tạng trong ổ bụng
+ 6 trường hợp có vỡ gan và lách phải mổ cấp cứu xử trí tổn thương ngay trong tình trạng đang sốc.
+ 04 trường hợp có tổn thương trực tràng (gãy hở nhóm III) phải làm hậu môn nhân tạo trên dòng đại tràng Sigma.
- Tổn thương tiết niệu sinh dục
+ Có 11 trường hợp tổn thương bàng quang: khâu phục hồi vết thương bàng quang, xử lý phúc mạc ô nhiễm, đặt dẫn lưu bàng quang trên xương mu; rút ống dẫn lưu theo quy trình sau khi BN đã thật sự ổn định.
+ 05 trường hợp có tổn thương niệu đạo: phải mở dẫn lưu bàng quang trên xương mu sau đó chuyên khoa tiết niệu tạo hình niệu đạo kỳ hai.
* Nhóm có gãy xương sai khớp khác
- Tổn thương gãy xương kín: cố định tạm thời để xử trí kỳ hai khi tình trạng toàn thân của BN ổn định.
- Gãy xương hở: cắt lọc vết thương, cố định tạm thời xương gãy ngay một thì hoặc xử trí xương gãy vào kỳ hai.
* Nhóm có vết thương phần mềm
- Có 29 trường hợp vết thương phần mềm vùng xung quanh khung chậu, trong đó:
+ 19/29 trường hợp có vết thương phần mềm và gãy hở khung chậu + 10 trường hợp vết thương phần mềm và gãy kín khung chậu. - Trong 23 trường hợp gãy hở khung chậu có:
+ Có 04 trường hợp thuộc loại gãy hở khung chậu nhóm 3 (ổ gãy thông với trực tràng).
- Điều trị
+ Có 09 trường hợp phải làm hậu môn nhân tạo đại tràng Sigma, được chỉ định cho 4 trường hợp gãy hở nhóm 3 (gãy hở vào trực tràng) và 05 BN tổn thương phần mềm lớn vùng tầng sinh môn, ô nhiễm nặng, nguy cơ nhiễm khuẩn cao.
+ 24 trường hợp có vết thương phần mềm vùng xung quanh khung chậu được cắt lọc, che phủ, thay băng chăm sóc vết thương, ghép da kỳ hai, kết quả đều ổn định.